[FREE PDF] 5 Mẫu Đánh Giá Nhân Viên Kinh Doanh Chuẩn Nhất
Xây dựng mẫu đánh giá nhân viên kinh doanh là một việc quan trọng để đánh giá năng lực, hiệu suất làm việc và đưa ra định hướng phát triển phù hợp. Trong bài viết này, Alehub sẽ chia sẻ đến bạn X mẫu đánh giá năng lực nhân viên kinh doanh kèm link tải miễn phí và gợi ý về các tiêu chí, cách thực hiện để đưa ra đánh giá chuẩn chỉnh nhất.
1. Tiêu Chí Cần Có Trong Mẫu Đánh Giá Nhân Viên Kinh Doanh
Một mẫu đánh giá đội ngũ kinh doanh hiệu quả cần đảm bảo đánh giá được toàn diện năng lực, có dẫn chứng cụ thể cả về số liệu và chất lượng công việc. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng mà doanh nghiệp nên cân nhắc khi xây dựng bảng đánh giá nhân viên kinh doanh:
Kết quả công việc
- Doanh số: Tổng doanh thu đạt được trong kỳ, doanh thu so với mục tiêu, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu.
- Khách hàng: Số lượng khách hàng mới, tỷ lệ giữ chân khách hàng, giá trị trung bình mỗi giao dịch.
- Sản phẩm/dịch vụ: Số lượng sản phẩm/dịch vụ bán được, tỷ lệ khách hàng mua thêm sản phẩm/dịch vụ.
- Chi phí: Chi phí bán hàng trên mỗi đơn hàng, hiệu quả sử dụng ngân sách marketing.
Quy trình làm việc
- Quản lý khách hàng: Khả năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng, khả năng xử lý khiếu nại, khả năng tìm kiếm khách hàng.
- Kế hoạch: Khả năng lập kế hoạch bán hàng, khả năng thực hiện kế hoạch.
- Báo cáo: Chất lượng báo cáo công việc, tính chính xác và kịp thời của báo cáo.
Kỹ năng làm việc
- Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng thuyết trình, đàm phán tốt.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Khả năng tìm ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh, khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Phối hợp tốt với đồng nghiệp để đạt được mục tiêu chung.
- Tinh thần học hỏi: Khả năng tiếp thu kiến thức mới, sự chủ động trong việc học hỏi và nâng cao năng lực.
Phẩm chất, thái độ
- Sự chủ động: Khả năng làm việc độc lập và chủ động, tinh thần tự giác cao.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn.
- Tính kỷ luật: Tuân thủ quy định của công ty và đội nhóm.
Đánh giá cá nhân và mục tiêu phát triển
- Mức độ hài lòng: Nhân viên kinh doanh tự đánh giá về mức độ hài lòng với công việc.
- Mục tiêu phát triển cá nhân: Nhân viên kinh doanh đưa ra định hướng và kế hoạch phát triển bản thân.
- Đề xuất cải thiện: Nhân viên kinh doanh đưa ra các đề xuất để công ty hỗ trợ tốt hơn trong công việc.
Ý kiến của cấp quản lý
- Đánh giá chung: Đưa ra đánh giá về sự tiến bộ, thế mạnh và những điểm cần cải thiện.
- Đề xuất: Đưa ra đề xuất khen thưởng, thăng chức hoặc cần đào tạo thêm.
2. 5 Mẫu Đánh Giá Nhân Viên Kinh Doanh Chuẩn Nhất Cho Doanh Nghiệp
Bảng đánh giá Nhân viên Kinh doanh chung
Mẫu Đánh Giá Nhân Viên Kinh Doanh Chung
>> Tải Mẫu Bảng đánh giá Nhân viên Kinh doanh chung
Mẫu đánh giá Thử việc Nhân viên Kinh doanh
Mẫu Đánh Giá Nhân Viên Thử Việc
>> Tải Mẫu đánh giá Thử việc của Nhân viên Kinh doanh
Mẫu bảng đánh giá Nhân viên Kinh doanh theo Quý
Mẫu Đánh Giá Quý Phòng Kinh Doanh
>> Tải Bảng đánh giá Nhân viên Kinh doanh theo Quý
Bảng đánh giá Năng lực Nhân viên Kinh doanh theo KPI
Mẫu Đánh Giá KPI Nhân Viên Kinh Doanh
>> Tải Bảng đánh giá Nhân viên Kinh doanh theo KPI
Mẫu đánh giá Năng lực Nhân viên Bán hàng
Mẫu Đánh Giá Nhân Viên Bán Hàng
>> Tải Mẫu đánh giá Nhân viên Bán hàng
3. Cách Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên Kinh Doanh Hiệu Quả
Đánh giá năng lực nhân viên kinh doanh cần thực hiện một cách toàn diện, xem xét trên nhiều khía cạnh để đảm bảo tính khách quan. Dưới đây là một số phương pháp đánh giá hiệu quả mà doanh nghiệp có thể sử dụng:
Đánh giá dựa trên số liệu thực tế
Đây là phương pháp đánh giá sử dụng các báo cáo về doanh số, số lượng khách hàng và hiệu quả chốt đơn để đo lường hiệu quả làm việc. Phương pháp này có ưu điểm là có sự khách quan (do kết quả được thể hiện dưới dạng số liệu), dễ dàng đo lường và tập trung vào kết quả.
Một vài chỉ số thường dùng có thể kể đến như:
- Doanh số trung bình
- Số lượng khách hàng mới
- Tỷ lệ chốt đơn
- Giá trị đơn hàng trung bình
- Tỷ lệ giữ chân khách hàng
Đánh giá dựa trên quan sát thực tế
Đánh giá qua cách nhân viên tương tác với khách hàng, đồng nghiệp và quản lý. Đồng thời, theo dõi các tình huống thực tế như thuyết trình bán hàng và xử lý khiếu nại. Cách này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được toàn diện hơn về năng lực và hiểu rõ hơn về cách làm việc của nhân viên.
Phỏng vấn đánh giá
Đây là phương pháp phỏng vấn trực tiếp với nhân viên để lắng nghe quan điểm của họ về công việc. Đồng thời, yêu cầu họ tự đánh giá về thành tích và những điểm cần cải thiện của bản thân. Với cách này, doanh nghiệp có thể đưa ra đánh giá sâu hơn về kỹ năng mềm, tư duy và kinh nghiệm của nhân viên kinh doanh.
Test đánh giá
Tổ chức các bài kiểm tra định kỳ để đánh giá kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình. Trong đó, đưa ra các tình huống giả định để kiểm tra khả năng xử lý tình huống của họ. Thông qua phương pháp này, doanh nghiệp sẽ nắm được khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế của đội ngũ kinh doanh.
4. Cần Lưu Ý Những Gì Khi Sử Dụng Mẫu Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên Kinh Doanh?
Để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả khi áp dụng các mẫu bảng đánh giá năng lực của đội ngũ kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý một số điểm sau:
- Xác định rõ mục tiêu đánh giá: Để lựa chọn mẫu đánh giá phù hợp, hãy làm rõ mục tiêu của việc đánh giá là gì.
Ví dụ: Đánh giá hiệu suất; xác định điểm mạnh, điểm yếu; đề xuất tăng lương…
- Đảm bảo tính khách quan: Các tiêu chí phải rõ ràng, cụ thể, sử dụng thang điểm chuẩn để đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá.
- Đảm bảo tính công bằng: Áp dụng mẫu đánh giá cho toàn bộ nhân viên trong cùng một vị trí, tránh để những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
- Đánh giá định kỳ: Nên thực hiện đánh giá nhân viên định kỳ để theo dõi sự tiến bộ và kịp thời điều chỉnh.
- Phản hồi kịp thời: Cung cấp phản hồi cụ thể sau đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu và những kỳ vọng trong tương lai, tạo cơ hội để nhân viên cải thiện bản thân.
- Tạo cơ hội phát triển: Xây dựng kế hoạch phát triển cho nhân viên dựa trên kết quả đánh giá, trong đó cung cấp các khóa đào tạo để nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết.
Có thể thấy, việc đánh giá năng lực nhân viên kinh doanh là một quá trình quan trọng để đánh giá hiệu suất làm việc, xác định thế mạnh, hạn chế và đưa ra được hướng phát triển phù hợp. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của Alehub về các mẫu đánh giá nhân viên kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác, toàn diện hơn về năng lực của nhân viên.
Alehub mang đến cho doanh nghiệp 3 giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động cung ứng nhân sự và đào tạo phòng kinh doanh
Dịch vụ Telesale thuê ngoài (online, onsite, theo call, theo cam kết)
Tuyển dụng phòng kinh doanh (cung cấp CV ứng viên, headhunt, tư vấn tuyển dụng)
Cam kết 1 đổi 1, 100% chất lượng cuộc gọi, đúng deadline, add on dịch vụ, hoàn phí nếu không thực hiện đúng cam kết!
Hỗ trợ hơn 400 khách hàng, 1000+ doanh nghiệp, thương hiệu lớn như Karma Academy, Onschool, Genie Group,…, cùng 3000+ nhân sự được đào tạo kết nối.
Hotline: 098 154 9988
Email: admin@ezsale.vn
Địa chỉ:
– Hà Nội: Tòa Housing, Số 299 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
– TP.HCM: Số 88, Quốc lộ 13, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
– Đà Nẵng: Số 167 Phan Châu Trinh, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng