hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

[FREE] Top 9 Form Mẫu Đánh Giá Ứng Viên Sau Phỏng Vấn Chi Tiết

Alehub Solution 28 Tháng Sáu, 2024
4.5
(2)

Việc sử dụng form mẫu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên khách quan và hiệu quả hơn. Qua đó đưa ra được quyết định tuyển dụng phù hợp nhất. Trong bài viết hôm nay, Alehub sẽ chia sẻ đến bạn về nội dung và tiêu chí bản đánh giá ứng viên, kèm theo đó là 9 form mẫu đánh giá chi tiết.

1. Nội Dung Cơ Bản Trong Biểu Mẫu Đánh Giá Ứng Viên Phỏng Vấn

Nội Dung Cơ Bản Trong Biểu Mẫu Đánh Giá Ứng Viên Phỏng Vấn

Nội Dung Cơ Bản Trong Biểu Mẫu Đánh Giá Ứng Viên Phỏng Vấn

Form đánh giá ứng viên sau phỏng vấn là một công cụ quan trọng, giúp nhà tuyển dụng ghi chép lại thông tin và đánh giá năng lực, phẩm chất của ứng viên một cách chi tiết và khách quan nhất. Vậy thì một mẫu form đánh giá ứng viên thường sẽ có những nội dung gì? Cùng tìm hiểu trong phần dưới đây nhé!

Thông tin cơ bản của ứng viên

Mục thông tin cơ bản của ứng viên trên bản đánh giá sẽ bao gồm các nội dung:

  • Họ và tên
  • Thông tin liên hệ: email, số điện thoại, địa chỉ…
  • Vị trí ứng tuyển
  • Phòng ban ứng tuyển
  • Ngày phỏng vấn
  • Tên người phỏng vấn

Các câu hỏi đánh giá học vấn và kinh nghiệm làm việc

Phần này sẽ bao gồm các câu hỏi liên quan đến trình độ học vấn, chuyên ngành đào tạo, kinh nghiệm làm việc, thành tựu đạt được… của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi và chấm điểm cho ứng viên dựa trên câu trả lời của họ.

Các câu hỏi đánh giá kỹ năng

Kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm là một trong những yếu tố quan trọng, giúp đánh giá năng lực thực sự cũng như dự đoán trước hiệu quả công việc của ứng viên. 

  • Kỹ năng chuyên môn liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ, với vị trí nhân viên sales, các kỹ năng chuyên môn bao gồm: kiến thức về sản phẩm/ dịch vụ, kỹ năng tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng, kỹ năng đàm phán và chốt sale…
  • Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, khả năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,…
  • Khả năng ngoại ngữ

Các câu hỏi đánh giá phẩm chất

Bên cạnh trình độ, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng năng mềm, các nhà tuyển dụng cũng cần tìm hiểu thêm về tính cách và phẩm chất của ứng viên. Điều này sẽ giúp đánh giá mức độ trung thực và đáng tin cậy của ứng viên, cũng như độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của họ. Đây là một yếu tố quan trọng để xem xét xem liệu ứng viên có khả năng hợp tác lâu dài với doanh nghiệp hay không.

Nhận xét và đánh giá chung

Dựa trên câu trả lời và điểm của các mục bên trên, ở mục này nhà tuyển dụng sẽ tiến hành tóm tắt lại những điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên. Qua đó đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển.

Kết quả tuyển dụng

Mục này sẽ bao gồm phần tổng kết, đánh giá tổng thể ứng viên và quyết định tuyển dụng của người đánh giá (tuyển dụng, lưu vào hồ sơ dự tuyển hoặc loại bỏ).

>> Xem thêm: Cách Viết Thư Thông Báo Kết Quả Phỏng Vấn Kèm Mẫu FREE

2. Top 9 Form Mẫu Đánh Giá Ứng Viên Sau Phỏng Vấn

Top 9 Form Mẫu Đánh Giá Ứng Viên Sau Phỏng Vấn

Top 9 Form Mẫu Đánh Giá Ứng Viên Sau Phỏng Vấn

2.1. Form đánh giá phỏng vấn chung

Form đánh giá phỏng vấn cơ bản

Mẫu form đánh giá phỏng vấn cơ bản đã có sẵn các nội dung cần thiết cho việc đánh giá ứng viên, từ năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc đến phẩm chất cá nhân. Nhà tuyển dụng có thể in và sử dụng trực tiếp hoặc sửa lại nội dung cho phù hợp với yêu cầu và tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp.

Form đánh giá phỏng vấn cơ bản

Link tải Mẫu Form đánh giá phỏng vấn cơ bản

Mẫu bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn theo thang điểm

Việc sử dụng mẫu đánh giá theo thang điểm sẽ giúp nhà tuyển dụng đưa ra được những đánh giá, nhận xét khách quan và công tâm hơn. Ngoài ra, mẫu form này cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng đưa ra tổng kết và đánh giá tổng thể về ứng viên dễ dàng hơn.

Mẫu bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn theo thang điểm

Link tải Mẫu bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn theo thang điểm

2.2. Mẫu form đánh giá ứng viên theo cấp bậc

Mẫu đánh giá sau phỏng vấn vị trí nhân viên

Đối với vị trí nhân viên, các tiêu chí và câu hỏi phỏng vấn thường sẽ không quá khó và phức tạp. Dưới đây là một mẫu đánh giá dành cho vị trí nhân viên thường: 

Mẫu đánh giá sau phỏng vấn vị trí nhân viên

Link tải Mẫu đánh giá sau phỏng vấn vị trí nhân viên

Bản đánh giá sau phỏng vấn vị trí quản lý cấp trung

Mẫu phiếu đánh giá dành cho vị trí quản lý cấp trung sẽ tập trung nhiều hơn vào một số kỹ năng như: kỹ năng quản lý, kỹ năng xây dựng kế hoạch… Cụ thể:

Bản đánh giá sau phỏng vấn vị trí quản lý cấp trung

Link tải Bản đánh giá sau phỏng vấn vị trí quản lý cấp trung

Phiếu đánh giá sau phỏng vấn vị trí quản lý cấp cao 

Đối với vị trí quản lý cấp cao, mẫu phiếu đánh giá sẽ có thêm các câu hỏi nhằm đánh giá khả năng lãnh đạo, quản lý chiến lược và xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh.

Phiếu đánh giá sau phỏng vấn vị trí quản lý cấp cao

Link tải Phiếu đánh giá sau phỏng vấn vị trí quản lý cấp cao

2.2. Form đánh giá ứng viên theo ngành nghề

Mẫu form đánh giá ứng viên phòng Nhân sự

Mẫu form đánh giá ứng viên phòng Nhân sự sẽ tập trung đánh giá các kỹ năng cần có của một nhân viên Nhân sự. Ví dụ như kỹ năng tìm kiếm và đào tạo ứng viên, khả năng quản lý tuyển dụng, quản lý chính sách phúc lợi…

Mẫu form đánh giá ứng viên phòng Nhân sự

Link tải Mẫu form đánh giá ứng viên phòng Nhân sự

Mẫu form đánh giá ứng viên phòng Kế toán

Tương tự với mẫu đánh giá ứng viên Nhân sự, form đánh giá ứng viên phòng Kế toán sẽ đánh giá kỹ năng kiểm toán, quản lý tài chính… và một số kỹ năng khác liên quan đến nghiệp vụ kế toán.

Mẫu form đánh giá ứng viên phòng Kế toán

Link tải Mẫu form đánh giá ứng viên phòng Kế toán

Mẫu form đánh giá ứng viên phòng Marketing

Mẫu phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn của phòng Marketing sẽ tập trung đánh giá các yếu tố như: khả năng xây dựng kế hoạch Marketing, xây dựng chiến lược truyền thông, phân tích và đánh giá thị trường… cùng một số kỹ năng khác có liên quan đến nghiệp vụ.

Mẫu form đánh giá ứng viên phòng Marketing

Link tải Mẫu form đánh giá ứng viên phòng Marketing

Mẫu form đánh giá ứng viên Sales

Mẫu form đánh giá ứng viên phòng Sales thường có các đầu mục đánh giá khả các kỹ năng cần có của một nhân viên Sales, ví dụ như kỹ năng bán hàng, kỹ năng nghiên cứu thị trường, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống…

Mẫu form đánh giá ứng viên Sales

Link tải Mẫu form đánh giá ứng viên Sales

3. Tiêu Chí Đánh Giá Ứng Viên Khi Phỏng Vấn

Tiêu Chí Đánh Giá Ứng Viên Khi Phỏng Vấn

Tiêu Chí Đánh Giá Ứng Viên Khi Phỏng Vấn

Kiến thức và kỹ năng chuyên môn

Việc đánh giá kiến thức và kỹ năng chuyên môn giúp nhà tuyển dụng đảm bảo ứng viên đáp ứng đủ khả năng và kiến thức để có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Tiêu chí này thường sẽ được đánh giá thông qua các câu hỏi phỏng vấn, bài kiểm tra năng lực hoặc yêu cầu ứng viên trình bày về kinh nghiệm làm việc trước đây.

Kinh nghiệm làm việc

Nắm rõ được kinh nghiệm làm việc có thể đánh giá được chính xác khả năng cũng như tiềm năng của ứng viên cho vị trí công việc. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi về trải nghiệm làm việc và câu hỏi tình huống trong quá trình phỏng vấn để đánh giá tiêu chí này.

Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm được coi là một trợ thủ đắc lực, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ứng viên thích ứng với môi trường làm việc mới và phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp. Đồng thời, việc sở hữu các kỹ năng mềm sẽ nâng cao tỷ lệ thành công trong công việc, đặc biệt đối với các công việc cần phải giao tiếp nhiều như Sales, PR – Truyền thông.

Thông thường, để đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng các câu hỏi phỏng vấn tình huống hoặc quan sát cách ứng viên giao tiếp và tương tác trong buổi phỏng vấn.

Phẩm chất cá nhân

Tính cách và phẩm chất cá nhân sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới và khả năng hòa hợp với đồng nghiệp xung quanh. Một cá nhân nếu có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt, nhưng tính cách và phẩm chất không phù hợp thì rất khó có thể đồng hành lâu dài với doanh nghiệp.

Để đánh giá tiêu chí này, nhà tuyển dụng sẽ dùng đến các câu hỏi phỏng vấn hành vi hoặc quan sát cách ứng viên ứng xử trong buổi phỏng vấn.

Độ phù hợp với văn hóa công ty

Tương tự với phẩm chất cá nhân, tiêu chí này sẽ đánh giá liệu ứng viên có thể hòa nhập và làm việc hiệu quả với các đồng nghiệp hay không. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tiêu chí này thông qua các câu hỏi phỏng vấn về giá trị và niềm tin của ứng viên, hoặc quan sát cách ứng viên tương tác với các nhân viên khác trong công ty.

Mong muốn của ứng viên đối với vị trí tuyển dụng

Tiêu chí này sẽ gồm 3 yếu tố sau:

  • Kỳ vọng của ứng viên về vị trí công việc
  • Khả năng đàm phán lương bổng và phúc lợi
  • Kế hoạch phát triển nghề nghiệp của ứng viên

Mục đích của việc đánh giá các tiêu chí này là để đảm bảo ứng viên và doanh nghiệp có thể tìm được tiếng nói chung về định hướng nghề nghiệp cũng như lương thưởng, phúc lợi của ứng viên. Đây cũng là tiêu chí giúp xác định liệu ứng viên có thể làm việc lâu dài tại doanh nghiệp hay không.

Trên đây là toàn bộ nội dung về form mẫu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn mà Alehub muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những nội dung có trong bài có thể hỗ trợ bạn phần nào trong việc xây dựng một mẫu đánh giá sau phỏng vấn hiệu quả và phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.

Đánh giá bài đăng này?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Số vote: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận