8 Cách Đánh Giá Ứng Viên Sau Phỏng Vấn, Mẫu Bảng FREE
Một doanh nghiệp có thể chọn được ứng cử viên phù hợp nhất hay không phụ thuộc vào cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn của họ. Trong bài viết hôm nay, Alehub sẽ hướng dẫn bạn đọc các cách đánh giá ứng viên cũng như đưa ra một số gợi ý về mẫu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn thông dụng nhất.
Cách Đánh Giá Ứng Viên Sau Phỏng Vấn Toàn Diện
Nhà tuyển dụng muốn chọn được người tài thì bắt buộc phải có cho riêng mình cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn hiệu quả. Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá ứng viên cần có mà Alehub đã tổng hợp lại:
Cách 1. Đánh giá ứng viên dựa trên Năng Lực
Kinh nghiệm làm việc
Đây là tiêu chí đánh giá ứng viên sau phỏng vấn được ưu tiên hàng đầu trong quá trình tuyển dụng. Bởi đối với những người đã có kinh nghiệm, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí cần bỏ ra cho việc đào tạo ban đầu.
Tùy vào tính chất và khối lượng công việc, doanh nghiệp có thể đưa ra yêu cầu về một số yếu tố dưới đây:
- Thời gian làm việc ở vị trí tương tự (bao nhiêu năm làm việc?, từng làm việc ở những vị trí nào?, mức độ trách nhiệm ra sao?)
- Lĩnh vực làm việc trước đó (đã từng làm việc trong ngành nghề nào?, có hiểu biết gì về thị trường và đối thủ cạnh tranh?)
- Thành tích đã đạt được trước đây (thành tích đạt được là gì?, bằng cấp, chứng chỉ có được, nhận xét từ quản lý cũ?)
- …
Ngoài ra, HR và người phỏng vấn cũng có thể tham khảo thêm một số cách đánh giá kinh nghiệm làm việc khác như:
- Đặt câu hỏi về những dự án mà ứng viên đã tham gia: Ứng viên đã đóng góp gì cho dự án? Ứng viên đã học được gì từ dự án?
- Yêu cầu ứng viên cung cấp portfolio (hồ sơ năng lực): Portfolio sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng thực tế của ứng viên.
- Kiểm tra CV (sơ yếu lý lịch) của ứng viên: CV sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng của ứng viên.
Kiến thức chuyên môn
Bên cạnh kinh nghiệm làm việc, kiến thức chuyên môn cũng là một yếu tố cần được cân nhắc cẩn thận khi đánh giá ứng viên sau phỏng vấn. Bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách ứng viên xử lý công việc sau này, đặc biệt đối với các vị trí như IT, Kế toán…
Để nắm được rõ hơn về lượng kiến thức của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đưa ra các câu hỏi về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình phỏng vấn. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng có thể yêu cầu ứng viên làm bài test nhỏ để có đánh giá chính xác hơn.
Để đánh giá kiến thức chuyên môn của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể tham khảo một số cách sau:
- Hỏi về kinh nghiệm làm việc: Hỏi ứng viên về những kinh nghiệm làm việc trước đây trong lĩnh vực liên quan đến vị trí ứng tuyển.
- Đặt câu hỏi chuyên môn: Hỏi ứng viên về những kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí ứng tuyển.
- Giao cho ứng viên một bài tập thực tế: Quan sát cách ứng viên thực hiện bài tập và đánh giá khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng có thể tham khảo một số yếu tố khác như:
- Bằng cấp, chứng chỉ: Ứng viên có những bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn nào liên quan đến vị trí ứng tuyển hay không?
- Khả năng học hỏi: Ứng viên có ham học hỏi và tiếp thu kiến thức mới hay không?
- Sự đam mê: Ứng viên có đam mê với lĩnh vực mà họ đang ứng tuyển hay không?
Kỹ năng
Một ứng viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn tốt, nhưng lại thiếu đi các kỹ năng cần thiết sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả công việc.
Kỹ năng có thể được chia thành hai loại chính: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng
là những kỹ năng cụ thể, có thể đo lường được và có thể học được thông qua đào tạo hoặc kinh nghiệm. Ví dụ về kỹ năng cứng bao gồm:
- Khả năng sử dụng phần mềm máy tính: Microsoft Office, Adobe Photoshop, v.v.
- Khả năng lập trình: Java, Python, C++, v.v.
- Khả năng nói ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, v.v.
- Kiến thức về một lĩnh vực cụ thể: Kế toán, marketing, kỹ thuật, v.v.
Kỹ năng mềm
là những kỹ năng cá nhân và xã hội giúp bạn hòa nhập với môi trường làm việc và giao tiếp hiệu quả với người khác. Ví dụ về kỹ năng mềm bao gồm:
- Giao tiếp: Khả năng diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng, súc tích và dễ hiểu.
- Làm việc nhóm: Khả năng hợp tác với người khác để đạt được mục tiêu chung.
- Giải quyết vấn đề: Khả năng xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.
- Quản lý thời gian: Khả năng sắp xếp và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
- Lãnh đạo: Khả năng truyền cảm hứng và thúc đẩy người khác làm việc hiệu quả.
Mức độ quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm sẽ phụ thuộc vào vị trí công việc cụ thể. Tuy nhiên, nói chung, cả hai loại kỹ năng đều quan trọng để thành công trong môi trường làm việc ngày nay.
Ví dụ như ở vị trí nhân viên Telesales sẽ cần có kỹ năng xử lý giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán…
Tìm hiểu ngay:
Các Câu Hỏi Phỏng Vấn và Cách Trả Lời đánh giá cao 2024
Cách 2. Đánh giá ứng viên dựa trên Thái Độ sau phỏng vấn
Thái độ là một yếu tố quan trọng không kém kinh nghiệm và năng lực khi đánh giá ứng viên sau phỏng vấn. Bởi thái độ sẽ ảnh hưởng đến cách ứng viên hòa nhập với môi trường làm việc, phối hợp với đồng nghiệp và hoàn thành tốt công việc được giao.
Cách trả lời phỏng vấn
Cách trả lời phỏng vấn của ứng viên sẽ phần nào nói lên được tính cách và thái độ của họ đối với vị trí công việc đang ứng tuyển. Đặc biệt, hãy quan sát và chú ý đến khả năng lắng nghe của họ. Bởi một ứng viên biết lắng nghe sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn và nhanh chóng hoàn thiện bản thân.
- Ứng viên có trả lời câu hỏi một cách trung thực, rõ ràng và súc tích hay không?
- Có thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp trong giao tiếp hay không?
- Ứng viên có sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển và công ty hay không?
Nhà tuyển dụng có thể tham khảo những cách dưới đây để đánh giá thái độ ứng viên trong buổi phỏng vấn:
- Đặt câu hỏi về những tình huống cụ thể trong công việc: Ứng viên sẽ xử lý tình huống như thế nào? Ứng viên sẽ học hỏi được gì từ tình huống đó?
- Yêu cầu ứng viên tham gia các bài test đánh giá tính cách: Các bài test này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về tính cách và xu hướng hành vi của ứng viên.
- Tham khảo ý kiến của những người đã từng phỏng vấn ứng viên: Ý kiến của những người khác sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn khách quan hơn về thái độ của ứng viên.
Tinh thần làm việc
Xem xét tinh thần làm việc cũng là một cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn mà nhà tuyển dụng nên chú ý. Để kiểm tra yếu tố này, nhà tuyển dụng có thể đưa ra các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng có thể liên hệ với công ty trước đây của ứng viên để có cái nhìn khách quan hơn.
- Ứng viên có sự ham học hỏi, cầu tiến hay không?
- Thể hiện sự trách nhiệm, kỷ luật hay không?
- Có thể hiện khả năng làm việc độc lập và theo nhóm hay không?
Cách 3. Đánh giá ứng viên dựa trên Tố Chất
Tố chất của ứng viên sẽ ảnh hưởng đến cách họ làm việc, giao tiếp và hòa nhập với môi trường làm việc
Sự chính trực, trung thực
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hy vọng rằng nhân viên của mình sẽ có sự chính trực, trung thực. Bởi điều này sẽ giúp họ an tâm hơn khi giao việc cho những nhân viên luôn cam kết làm việc đúng cách và dám đứng ra chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Những nhân viên chính trực, trung thực sẽ luôn hành động đúng đắn, giữ lời hứa, tôn trọng luật pháp và đạo đức, và luôn đặt lợi ích chung lên hàng đầu.
Cách đánh giá sự chính trực, trung thực của ứng viên:
- Đặt câu hỏi về những tình huống cụ thể: Hỏi ứng viên về cách họ đã xử lý những tình huống đạo đức khó khăn trong quá khứ.
- Kiểm tra lý lịch: Tìm kiếm thông tin về các hành vi vi phạm đạo đức hoặc pháp luật của ứng viên trong quá khứ.
- Tham khảo ý kiến của những người đã từng làm việc với ứng viên: Hỏi những người khác về tính cách và đạo đức của ứng viên.
Tư duy phản biện
Một ứng viên có tư duy phản biện tốt có khả năng phân tích và chỉ rõ vấn đề, đồng thời đưa ra những ý tưởng giải quyết vấn đề hiệu quả. Đây là tố chất cực kỳ cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng hi vọng ở nhân viên của mình.
HR hãy đách đánh giá tư duy phản biện của ứng viên với 3 cách dưới đây:
- Đặt câu hỏi về những vấn đề phức tạp: Hỏi ứng viên về cách họ sẽ phân tích và giải quyết một vấn đề cụ thể.
- Yêu cầu ứng viên trình bày ý kiến về một chủ đề gây tranh cãi: Đánh giá khả năng lập luận và bảo vệ quan điểm của ứng viên.
- Giao cho ứng viên một bài tập thực tế: Quan sát cách ứng viên thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận.
Xử lý tình huống và giải quyết vấn đề
Trong quá trình làm việc, không thể tránh khỏi những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và quyết đoán để có thể nhanh chóng ứng phó các tình huống đó. Chính vì vậy, các nhà tuyển dụng nên chú ý kiểm tra khả năng linh hoạt trong xử lý tình huống và giải quyết vấn đề khi phỏng vấn ứng viên.
Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề của ứng viên được đánh giá bằng cách:
- Đặt câu hỏi về những tình huống cụ thể: Hỏi ứng viên về cách họ đã xử lý những vấn đề khó khăn trong quá khứ.
- Yêu cầu ứng viên đưa ra giải pháp cho một vấn đề giả định: Đánh giá khả năng phân tích vấn đề, tư duy sáng tạo và đưa ra giải pháp hiệu quả của ứng viên.
- Giao cho ứng viên một bài tập thực tế: Quan sát cách ứng viên thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận.
Bằng cách tuyển dụng những nhân viên có kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề tốt, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu rủi ro và tạo dựng lợi thế cạnh tranh.
7+ Mẫu Bảng Đánh Giá Ứng Viên Sau Phỏng Vấn Thông Dụng Nhất
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về hình thức cũng như nội dung thường có trong mẫu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn, Alehub đã tổng hợp lại một số mẫu bảng đánh giá thường gặp:
1. Mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn Cơ Bản
Đây là mẫu đánh giá ứng viên theo thang điểm. Theo đó, nhà tuyển dụng sẽ chấm điểm từng tiêu chí, sau đó sẽ tổng hợp lại số điểm và dựa vào đó để lựa chọn ứng viên ưu tú nhất.
Mẫu Đánh Giá Ứng Viên Sau Phỏng Vấn cơ bản
Tải file PDF Mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn Cơ Bản
2. Phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn theo Phòng Ban
Bảng đánh giá ứng viên phòng nhân sự
Để làm việc tại phòng nhân sự, ứng viên phải có kỹ năng tuyển dụng, khả năng quản lý chính sách, phúc lợi và đôi khi là các kiến thức về truyền thông nội bộ. Dưới đây là một mẫu phiếu đánh giá sau phỏng vấn cụ thể của vị trí Nhân sự:
Phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn theo Phòng Ban
Tải file PDF Phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn Phòng nhân sự
Bảng đánh giá ứng viên phòng Marketing
Thông thường, mẫu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn của vị trí Marketing sẽ tập trung xem xét về kỹ năng xây dựng kế hoạch và chiến lược Marketing, kỹ năng phân tích, đánh giá thị trường… Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của mỗi công ty sẽ có những tiêu chí khác nhau.
Dưới đây là mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn vị trí Marketing thường dùng nhất:
Mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn Phòng Marketing
Tải file PDF Mẫu bảng đánh giá ứng viên Phòng Marketing
Bảng đánh giá ứng viên phòng Kế toán
Đối với vị trí kế toán, mẫu phiếu đánh giá năng lực sẽ bao gồm các tiêu chí như kỹ năng kế toán – kiểm toán, phân tích số liệu, quản lý tài chính… Ví dụ như sau:
Mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn Phòng Kế Toán
Tải file PDF Mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn Phòng Kế toán
Bảng đánh giá ứng viên phòng Kinh doanh
Ứng viên phòng kinh doanh thường phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết phục và đàm phán… Do đó, phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn của vị trí này sẽ có các tiêu chí sau:
Phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn theo Phòng Kinh doanh
Tải file PDF Mẫu bảng đánh giá ứng viên Phòng Kinh doanh
3. Mẫu đánh giá ứng viên khi phỏng vấn theo Vị Trí Cấp Bậc
Mẫu đánh giá dành cho nhân viên thường
Mẫu Đánh Giá Ứng Viên Sau Phỏng Vấn cơ bản
Tải file PDF Mẫu đánh giá ứng viên khi phỏng vấn đối với nhân viên thường
Mẫu đánh giá dành cho Quản lý cấp cao
Phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn Quản lý cấp cao
Tải file PDF Mẫu đánh giá ứng viên khi phỏng vấn đối với Quản lý cấp cao
Tại Sao Nên Sử Dụng Phiếu Đánh Giá Ứng Viên Sau Phỏng Vấn?
1. Đảm bảo đánh giá công bằng, minh bạch
Việc sử dụng chung một bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn cho tất cả các ứng viên sẽ đảm bảo được tính công bằng, minh bạch trong quá trình đánh giá. Các ứng viên đều sẽ được đánh giá như nhau, tránh xảy ra trường hợp thiên vị, “đi cửa sau”.
2. Tối ưu hiệu quả hoạt động tuyển dụng
Phương pháp đánh giá ứng viên trong tuyển dụng bằng cách sử dụng mẫu đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả hoạt động tuyển dụng. Với các tiêu chí có trong mẫu phiếu đánh giá, nhà tuyển dụng sẽ phân tích các thông tin cần thiết như học vấn, trình độ, năng lực, kinh nghiệm… Từ đó có được cái nhìn khách quan và chính xác hơn, đảm bảo có thể lựa chọn được ứng viên xuất sắc nhất.
Bên cạnh đó, việc sử dụng chung một mẫu đánh giá còn có thể giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian, công sức khi đánh giá và lựa chọn ứng viên.
4 Phương Pháp Đánh Giá Trong Tuyển Dụng
Việc sử dụng chung một bảng đánh giá ứng viên phỏng vấn cho tất cả các ứng viên sẽ đảm bảo được tính công bằng, minh bạch trong quá trình đánh giá. Các ứng viên đều sẽ được đánh giá như nhau, tránh xảy ra trường hợp thiên vị, “đi cửa sau”.Dưới đây là phương pháp đánh giá ứng viên sau phỏng vấn toàn diện và hiệu quả, được nhiều nha tuyển dụng áp dụng để tuyển được những ứng viên thực sự chất lượng. Cùng đọc ngay nhé!
Phương pháp 1: Đánh giá dựa trên hồ sơ ứng tuyển – CV
Trong giai đoạn này, việc xác minh thông tin trong hồ sơ giúp đảm bảo tính chính xác của những thông tin mà ứng viên đã cung cấp. Đồng thời, đánh giá kinh nghiệm làm việc, bằng cấp và chứng chỉ cung cấp cái nhìn sâu hơn về nền tảng kiến thức và kinh nghiệm của ứng viên. Việc đánh giá kỹ năng mềm thông qua các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện cũng rất quan trọng để hiểu rõ hơn về tính cầu tiến và khả năng tương tác xã hội của ứng viên.
Phương pháp 2: Trong phỏng vấn
Sau giai đoạn đánh giá hồ sơ, phần phỏng vấn là bước quan trọng tiếp theo. Trong phỏng vấn, nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và tố chất của ứng viên. Qua đây, họ cũng quan sát thái độ, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể của ứng viên để hiểu thêm về sự tự tin, tập trung và khả năng tương tác của họ. Đánh giá khả năng giao tiếp và thuyết trình trong phần phỏng vấn cung cấp cái nhìn về khả năng truyền đạt ý tưởng và tương tác với đồng nghiệp.
Phương pháp 3: Kiểm tra thực tế
Nhà tuyển dụng có thể giao cho ứng viên thực hiện một bài tập hoặc dự án liên quan đến vị trí ứng tuyển. Điều này giúp đánh giá khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng của ứng viên vào công việc thực tế. Đồng thời, việc này cũng cho phép đánh giá khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện của ứng viên trong một môi trường làm việc thực tế.
Phương pháp 4: Tham khảo ý kiến
Cuối cùng, tham khảo ý kiến từ các nguồn khác nhau là bước quan trọng để đảm bảo tính chính xác và toàn diện của quyết định. Tham khảo ý kiến của những người đã từng phỏng vấn ứng viên cung cấp cái nhìn từ góc độ của người ngoài. Ý kiến từ những người đã từng làm việc với ứng viên có thể cho thấy khả năng làm việc nhóm và thích ứng với môi trường làm việc, từ đó giúp đưa ra quyết định cuối cùng về việc chọn lựa ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc.
Như vậy, qua bài viết vừa rồi, Alehub đã cùng bạn đọc tìm hiểu về cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn kèm theo một số mẫu đánh giá thông dụng. Hi vọng những thông tin trên có thể hỗ trợ các nhà tuyển dụng nhanh chóng lựa chọn được ứng viên tiềm năng nhất.
Alehub mang đến cho doanh nghiệp 3 giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động cung ứng nhân sự và đào tạo phòng kinh doanh
Dịch vụ Telesale thuê ngoài (online, onsite, theo call, theo cam kết)
Tuyển dụng phòng kinh doanh (cung cấp CV ứng viên, headhunt, tư vấn tuyển dụng)
Cam kết 1 đổi 1, 100% chất lượng cuộc gọi, đúng deadline, add on dịch vụ, hoàn phí nếu không thực hiện đúng cam kết!
Hỗ trợ hơn 400 khách hàng, 1000+ doanh nghiệp, thương hiệu lớn như Karma Academy, Onschool, Genie Group,…, cùng 3000+ nhân sự được đào tạo kết nối.
Hotline: 098 154 9988
Email: admin@ezsale.vn
Địa chỉ:
– Hà Nội: Tòa Housing, Số 299 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
– TP.HCM: Số 157 đường Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
– Hải Phòng: Số 1/10B Lê Hồng Phong, Quận Hải An, TP.Hải Phòng
– Đà Nẵng: Số 167 Phan Châu Trinh, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng