hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

7 Mẫu KPI Cho Nhân Viên Sales (Kèm Link Tải FREE)

Alehub Solution 20 Tháng mười một, 2024
4.4
(5)

Thiết lập KPI là cách để doanh nghiệp có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ Sales. Vậy làm thế nào để tạo ra được một mẫu KPI cho nhân viên Sales hiệu quả, phù hợp cho doanh nghiệp? Tham khảo 7 mẫu KPI được thiết kế dành riêng cho đội ngũ Sales trong bài viết này cùng Alehub nhé!

1. Cách Tính KPI Cho Nhân Viên Sales

Cách Tính KPI Cho Nhân Viên Sales

Cách Tính KPI Cho Nhân Viên Sales

KPI của Sales thường sẽ được tính dựa trên các mục tiêu kinh doanh cụ thể và các yếu tố có thể đo lường được. Tùy thuộc vào từng chỉ số cụ thể sẽ có cách tính khác nhau. Tuy nhiên, quy trình tính KPI chung cho nhân viên Sales thường bao gồm 5 bước sau:

1.1. Bước 1: Xác định các chỉ số KPI quan trọng

Các KPI được lựa chọn cần phải liên quan trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh và có thể đo lường được. Ví dụ:

  • Doanh số bán hàng: Tổng doanh thu hoặc số lượng sản phẩm bán được.
  • Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng thực sự.
  • Giá trị đơn hàng trung bình: Trung bình doanh thu trên mỗi giao dịch.
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng: Số khách hàng quay lại mua hàng.

1.2. Bước 2: Đặt mục tiêu cụ thể

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ áp dụng mục tiêu SMART khi tiến hành xác định và đặt KPI. Trong đó:

  • S – Specific (Cụ thể): KPPI phải rõ ràng, không mơ hồ.
  • M – Measurable (Đo lường được): KPI có các số liệu cụ thể, dễ dàng theo dõi.
  • A – Achievable (Có thể đạt được): KPI phù hợp với tiềm lực, tài nguyên sẵn có và tình hình phát triển của thị trường.
  • R – Relevant (Có liên quan): Các KPI phù hợp với công việc và trách nhiệm của nhân viên Sales.
  • T – Time-bound (Có thời hạn): Xác định rõ thời hạn đạt được các KPI (theo tuần, tháng hoặc quý).

1.3. Bước 3: Xây dựng công thức tính KPI

Trong quá trình xây dựng công thức tính KPI, cần phải đảm bảo công thức được đưa ra có sự rõ ràng, đơn giản và minh bạch. Một số công thức tính KPI phổ biến có thể kể đến như:

  • Công thức tính KPI Doanh số bán hàng:

Doanh số bán hàng = (Doanh số đạt được/Doanh số mục tiêu) x 100

  • Công thức tính KPI Tỷ lệ chuyển đổi:

Tỷ lệ chuyển đổi (%) = (Số khách hàng đã mua/Số khách hàng tiềm năng) x 100

1.4. Bước 4: Tính tổng điểm KPI

Trong trường hợp có nhiều chỉ số KPI, hãy gán trọng số cho từng chỉ số dựa trên mức độ quan trọng của chúng.

Ví dụ: 

  • Doanh số bán hàng: 50%
  • Tỷ lệ chuyển đổi: 30%
  • Số lượng khách hàng mới: 20%

=> Công thức tổng điểm KPI:

Tổng điểm KPI = (KPI Doanh số x 50%) + (KPI Tỷ lệ chuyển đổi x 30%) + (KPI Số lượng khách hàng mới x 20%)

1.5. Bước 5: Đánh giá hiệu suất và điều chỉnh

Khi đến thời hạn cần đạt được KPI, hãy tiến hành so sánh điểm KPI thực tế với KPI mục tiêu. Nếu KPI không đạt, cần phải nhanh chóng xác định nguyên nhân và cải thiện chiến lược bán hàng. 

Bên cạnh đó, hãy tạo các báo cáo định kỳ (theo tuần, tháng, quý). Đây là cơ sở để doanh nghiệp theo dõi hiệu suất làm việc, đưa ra đánh giá và thực hiện trao đổi với nhân viên khi cần thiết.

2. 7 Mẫu KPI Cho Nhân Viên Sales Thường Gặp

7 Mẫu KPI Cho Nhân Viên Sales Thường Gặp

7 Mẫu KPI Cho Nhân Viên Sales Thường Gặp

2.1. Mẫu KPI cho nhân viên Sales theo cấp bậc

Mẫu KPI chung cho vị trí nhân viên Sales

Tùy vào mục tiêu kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn các chỉ số KPI sao cho phù hợp. Tuy nhiên, mẫu KPI phổ biến của Sales sẽ bao gồm các chỉ số quan trọng như Doanh số bán hàng, Tỷ lệ chuyển đổi và Số lượng khách hàng mới.

Dưới đây là một mẫu KPI chung cho vị trí nhân viên Sales:

KPI NHÂN VIÊN SALES

>> Tải file PDF Mẫu KPI của Nhân viên Sales

Mẫu KPI cho nhân viên Sales Admin

Nhiệm vụ chính của Sales Admin đó là hỗ trợ đội ngũ Sales trong hoạt động bán hàng, quản lý dữ liệu và là cầu nối giữa phòng Sales, khách hàng và các phòng ban khác.

Dưới đây là một mẫu KPI được thiết kế dành riêng cho vị trí Sales Admin.

KPI SALES ADMIN

>> Tải file PDF Mẫu KPI cho Nhân viên Sales Admin

Mẫu KPI cho vị trí Sales Executive

Tìm kiếm và phát triển khách hàng, tư vấn, bán hàng và quản lý mối quan hệ với khách hàng là những nhiệm vụ chính của một Sales Executive. Do đó, KPI của họ cũng sẽ bao gồm các chỉ số liên quan đến những nhiệm vụ này.

Dưới đây là một mẫu KPI dành cho vị trí Sales Executive:

KPI SALES EXECUTIVE

>> Tải file PDF Mẫu KPI của Sales Executive

Mẫu KPI cho vị trí Trưởng nhóm Sales

Trưởng nhóm Sales hay Trưởng nhóm Kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt đội ngũ, đảm bảo họ làm việc hiệu quả để đạt được mục tiêu doanh số. 

Để đánh giá hiệu quả của vị trí này, doanh nghiệp thường lựa chọn các tiêu chí liên quan đến quản lý đội ngũ và doanh số bán hàng. Ví dụ:

KPI TRƯỞNG NHÓM SALES

>> Tải Mẫu KPI vị trí Trưởng nhóm Sales

Mẫu KPI của vị trí Sales Manager

Sales Manager hay Trưởng phòng Kinh doanh là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc phát triển đội ngũ bán hàng, cải thiện chất lượng dịch vụ, đảm bảo đạt được mục tiêu doanh số. 

Dưới đây là một mẫu KPI được thiết kế dựa trên các đầu việc chính của một Sales Manager:

KPI SALES MANAGER

>> Tải file PDF Mẫu KPI của Sales Manager

2.2. Mẫu KPI cho nhân viên Sales theo phòng ban

Mẫu KPI phòng Sales – Marketing

Phòng Sales và phòng Marketing có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hiệu suất hoạt động của Marketing có thể ảnh hưởng đến công việc của Sales. Ngược lại, hiệu quả công việc của Sales cũng gây ảnh hưởng lớn đến KPI của Marketing.

Dưới đây là một mẫu KPI chung của phòng Sales – Marketing được trình bày dưới dạng sheet:

KPI PHÒNG SALES – MARKETING

>> Tải file PDF Mẫu KPI Phòng Sales – Marketing

Mẫu KPI phòng Kinh doanh

Bên cạnh KPI riêng cho từng người, thường sẽ có thêm KPI chung cho cả phòng Kinh doanh. Hiệu suất làm việc của từng người trong đội ngũ Sales vừa ảnh hưởng đến KPI của cá nhân họ, lại cũng ảnh hưởng đến KPI của cả phòng.

Dưới đây là một bảng mẫu KPI cơ bản của phòng Kinh doanh:

KPI PHÒNG KINH DOANH

>> Tải file PDF Mẫu KPI của Phòng Kinh doanh

3. 7 Chỉ Số KPI Phổ Biến Nhất Của Nhân Viên Sales

Chỉ Số KPI Phổ Biến Nhất Của Nhân Viên Sales

Chỉ Số KPI Phổ Biến Nhất Của Nhân Viên Sales

3.1. Tăng trưởng Doanh thu hàng tháng

Chỉ số tăng trưởng doanh thu hàng tháng cho biết doanh thu của công ty tăng hay giảm so với tháng trước hoặc so với cùng kỳ năm trước. 

Công thức tính chỉ số chỉ số tăng trưởng doanh thu hàng tháng:

Tăng trưởng doanh thu (%) = [(Doanh thu tháng hiện tại – Doanh thu tháng trước) / Doanh thu tháng trước] x 100%

3.2. Tỷ suất Lợi nhuận trung bình

Tỷ suất lợi nhuận trung bình cho biết phần trăm lợi nhuận mà doanh nghiệp thu lại được trên tổng doanh thu. Chỉ số này phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời và tiềm năng tài chính của doanh nghiệp.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trung bình:

Tỷ suất lợi nhuận trung bình = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu) x 100%

3.3. Số lượng đơn hàng hàng tháng

Số lượng đơn hàng hàng tháng là tổng số lượng đơn hàng mà doanh nghiệp đã bán được trong một tháng. Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động bán hàng của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, cũng là cơ sở để đặt mục tiêu tăng trưởng doanh số cho các tháng tiếp theo.

3.4. Tỷ lệ đạt Mục tiêu bán hàng 

Tỷ lệ đạt mục tiêu bán hàng cho biết phần trăm nhân viên đạt hoặc vượt mục tiêu, chỉ tiêu được giao. Đây là một chỉ số quan trọng, giúp đánh giá hiệu quả làm việc cũng như tiềm năng của đội ngũ nhân viên Sales.

Công thức tính tỷ lệ đạt mục tiêu bán hàng:

Tỷ lệ đạt mục tiêu = (Số nhân viên đạt mục tiêu / Tổng số nhân viên) x 100%

3.5. Tỷ lệ chốt đơn hàng

Tỷ lệ chốt đơn hàng thể hiện phần trăm khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách thực tế. Chỉ số này phản ánh hiệu quả của quá trình bán hàng, giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ thành công của các chiến lược kinh doanh.

Công thức tính tỷ lệ chốt đơn hàng:

Tỷ lệ chốt đơn = (Số đơn thành công / Tổng số khách hàng tiếp cận) x 100%

3.6. Giá trị đơn hàng trung bình

Giá trị đơn hàng trung bình là số tiền trung bình mà khách hàng đã bỏ ra cho mỗi lần mua hàng. Công thức tính chỉ số này khá đơn giản:

Giá trị đơn hàng trung bình = Tổng doanh thu / Tổng số đơn hàng bán ra

3.7. Tổng số cuộc gọi/email hàng tháng

Tổng số cuộc gọi/email hàng tháng là tổng số lần khách hàng liên hệ với doanh nghiệp thông qua điện thoại hoặc gửi email trong một tháng. Chỉ số này giúp đo lường mức độ tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đồng thời, cho thấy mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

4. Có Nên Cá Nhân Hóa KPI Cho Nhân Viên Sales Không?

Có Nên Cá Nhân Hóa KPI Cho Nhân Viên Sales Không?

Có Nên Cá Nhân Hóa KPI Cho Nhân Viên Sales Không?

Cá nhân hóa KPI cho nhân viên Sales là một chiến lược giúp tận dụng tối đa tiềm năng của từng cá nhân. Tuy nhiên, việc cá nhân hóa KPI cũng có thể mang lại một số rắc rối không đáng có.

4.1. Lợi ích của việc cá nhân hóa KPI

  • Tối ưu hóa năng lực cá nhân: Mỗi Sales có kỹ năng, kinh nghiệm và phong cách làm việc khác nhau. Việc cá nhân hóa KPI sẽ giúp tận dụng tối đa thế mạnh của từng người.
  • Tăng động lực làm việc: Khi KPI được thiết lập phù hợp với năng lực và mục tiêu cá nhân, nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng và có động lực để đạt được những mục tiêu đó.
  • Cải thiện hiệu suất chung: Khi từng cá nhân đều được phát huy tối đa khả năng, hiệu suất chung của cả đội ngũ Sales cũng được nâng cao.

4.2. Hạn chế của việc cá nhân hóa KPI

  • Khó khăn trong quản lý: Thiết kế KPI riêng cho từng người sẽ tốn thời gian và nguồn lực hơn, cũng như cần có hệ thống đo lường và theo dõi chặt chẽ để tránh nhầm lẫn, mất cân bằng trong đánh giá.
  • Thiếu công bằng: Nhân viên có thể cảm thấy bị đối xử không công bằng, đặc biệt khi có sự khác biệt lớn giữa các mục tiêu.
  • Mất cân đối trong năng lực: Việc tập trung vào một số điểm mạnh có thể làm lơ là những kỹ năng quan trọng khác mà nhân viên cần cải thiện.

4.3. Khi nào nên cá nhân hóa KPI?

Doanh nghiệp chỉ nên cá nhân hóa KPI khi:

  • Năng lực không đồng đều: Nhân viên Sales có sự khác biệt rõ rệt về kinh nghiệm, kỹ năng và vị trí công tác.
  • Mục tiêu linh hoạt: Khi doanh nghiệp muốn đạt mục tiêu toàn diện thông qua việc tối ưu từng mảng cụ thể của đội Sales.
  • Có hệ thống quản lý hiệu quả: Doanh nghiệp sử dụng phần mềm CRM hoặc công cụ KPI giúp theo dõi và đánh giá chính xác.

5. Cần Lưu Ý Những Gì Khi Tạo Mẫu KPI Cho Nhân Viên Sales?

Cần Lưu Ý Những Gì Khi Tạo Mẫu KPI Cho Nhân Viên Sales?

Cần Lưu Ý Những Gì Khi Tạo Mẫu KPI Cho Nhân Viên Sales?

Để đảm bảo xây dựng được mẫu KPI vừa hiệu quả, vừa thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ Sales, doanh nghiệp cần chú ý:

  • Bám sát mục tiêu kinh doanh: KPI phải bám sát mục tiêu kinh doanh tổng thể, hỗ trợ trực tiếp đến việc đạt được doanh thu, phát triển khách hàng mới hoặc tăng cường sự hài lòng của khách hàng.
  • Đặt KPI theo mục tiêu SMART: KPI phải có tính cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp với công việc và có thời hạn thực hiện.
  • Đảm bảo tính minh bạch, công bằng: Mẫu KPI cần được công khai và giải thích rõ ràng cho toàn bộ nhân viên, có bằng chứng số liệu rõ ràng, cụ thể.
  • Tạo động lực qua phần thưởng: Gắn KPI với chính sách khen thưởng hoặc hoa hồng để nhân viên có thêm động lực.
  • Điều chỉnh linh hoạt khi cần: Linh hoạt điều chỉnh KPI để phù hợp với tình hình thị trường hoặc chiến lược mới.
  • Đào tạo và hỗ trợ nhân viên: Tổ chức training và cung cấp công cụ cần thiết để nhân viên có thể đạt được KPI.

Thiết lập mẫu KPI cho nhân viên Sales là một việc cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến động lực cũng như hiệu quả làm việc của đội ngũ Sales. Hy vọng rằng qua những chia sẻ vừa rồi của Alehub, doanh nghiệp đã nắm được cách thiết lập KPI cho nhân viên Sales sao cho phù hợp, minh bạch và hiệu quả nhất.

Đánh giá bài đăng này?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 4.4 / 5. Số vote: 5

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận