hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

Bảng Mô Tả Công Việc Giám Đốc Kinh Doanh Mới Nhất 2024

Alehub Solution 4 Tháng Sáu, 2024
4.5
(4)

Mô tả công việc Giám đốc Kinh doanh là một nội dung quan trọng trong JD tuyển dụng cho vị trí này. Phần mô tả công việc càng chi tiết, chính xác và rõ ràng càng thể hiện được sự uy tín và chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, Alehub sẽ chia sẻ đến bạn nội dung chi tiết về mô tả công việc Giám đốc phát triển Kinh doanh, kèm theo mẫu JD và một số yếu tố cần lưu ý khi tuyển dụng vị trí này.

1. Mô Tả Công Việc Giám Đốc Kinh Doanh Chi Tiết

Mô Tả Công Việc Giám Đốc Kinh Doanh Chi Tiết

Mô Tả Công Việc Giám Đốc Kinh Doanh Chi Tiết

Giám đốc Kinh doanh (Chief Customer Officer – CCO) là vị trí cốt cán trong doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thành công của một doanh nghiệp, đặc biệt trong các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh. Dưới đây là chi tiết nội dung mô tả công việc của Giám đốc Kinh doanh:

1.1. Lãnh đạo và quản lý

Một trong những nhiệm vụ chính của CCO đó chính là lãnh đạo và quản lý bộ phận kinh doanh, đảm bảo đội ngũ nhân viên kinh doanh luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Cụ thể:

  • Lãnh đạo bộ phận kinh doanh: Với tư cách là người đứng đầu bộ phận kinh doanh, CCO chịu trách nhiệm định hướng, tổ chức và quản lý hiệu quả hoạt động của đội ngũ nhân viên kinh doanh.
  • Phân công công việc: CCO là người phân chia công việc cho nhân viên dựa trên năng lực của từng người, đảm bảo mỗi cá nhân có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
  • Giám sát, theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc: Giám đốc Kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi tiến trình thực hiện công việc, đồng thời đưa ra đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Dựa vào đó để đề xuất các biện pháp khen thưởng hoặc kỷ luật phù hợp.
  • Tạo động lực, truyền cảm hứng: CCO có trách nhiệm tạo động lực và truyền cảm hứng nhằm khuyến khích tinh thần làm việc hăng say, sáng tạo của nhân viên.

1.2. Phát triển kế hoạch kinh doanh

Bên cạnh việc lãnh đạo và quản lý, Giám đốc Kinh doanh còn chịu trách nhiệm nghiên cứu và hoạch định chiến lược kinh doanh, đảm bảo mang lại lợi nhuận và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Xây dựng chiến lược kinh doanh: Giám đốc Kinh doanh là người đưa ra đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu và định hướng chung của doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu thị trường và đối thủ: CCO đảm nhiệm việc nghiên cứu và phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh để xác định cơ hội tiềm năng, xu hướng thị trường cũng như nắm bắt được động thái và chiến lược kinh doanh của đối thủ.
  • Lập kế hoạch kinh doanh: CCO chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, trong đó bao gồm việc vạch ra các mục tiêu cụ thể, thời hạn thực hiện và nguồn lực cần thiết.
  • Đánh giá hiệu quả chiến lược: Trong và sau quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh, CCO sẽ là người theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện và đưa ra những điều chỉnh khi cần thiết.

1.3. Thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận

Với cương vị là Giám đốc Kinh doanh, họ sẽ là đối tượng chịu trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các nhiệm vụ chính mà họ cần thực hiện bao gồm:

  • Đề xuất định hướng nhằm tăng doanh số bán hàng: Đưa ra các biện pháp nhằm thu hút khách hàng, qua đó tăng doanh số bán hàng và mở rộng thị trường.
  • Tham gia nghiên cứu, phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới: Tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu và xu hướng của thị trường.
  • Quản lý giá cả: Đề xuất chiến lược giá cả hợp lý, đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Kiểm soát chi phí hoạt động, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lực: Theo dõi sát sao và kiểm soát chi phí hoạt động, đảm bảo số tiền bỏ ra là hợp lý và hiệu quả.

1.4. Xây dựng mối quan hệ

CCO đảm nhiệm nhiệm vụ mở rộng mạng lưới và duy trì quan hệ với khách hàng và đối tác, đảm bảo mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Mở rộng mạng lưới cho doanh nghiệp: CCO chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác, nhà phân phối tiềm năng.
  • Cầu nối truyền đạt thông tin: CCO sẽ là người đứng ra đàm phán và truyền đạt thông tin tới các bên liên quan, đảm bảo thông tin được truyền tải chính xác, rõ ràng.
  • Xử lý khiếu nại: CCO tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ một cách chuyên nghiệp, đảm bảo không để lại ấn tượng xấu trong mắt khách hàng.
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu: CCO góp phần xây dựng và nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

1.5. Khác

Bên cạnh các công việc chuyên môn như trên, Giám đốc Kinh doanh có thể đảm nhận một số đầu việc khác như:

  • Nghiên cứu thị trường: xác định và tìm kiếm thị trường mới nhằm mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
  • Quản trị rủi ro: Lên danh sách các rủi ro và khủng hoảng tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình vận hành kế hoạch kinh doanh, đồng thời đề xuất phương án giải quyết.
  • Xây dựng chiến lược Marketing: CCO tham gia vào quá trình phân tích và đưa ra hướng phát triển cho các chiến dịch Marketing, đảm bảo thu hút được khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện tại hiệu quả.

>> Xem thêm:

Bảng Mô Tả Công Việc Sale Admin Chi Tiết HR Không Nên Bỏ Lỡ

Mô Tả Công Việc Trợ Lý Kinh Doanh Mới Nhất 2024 Kèm Mẫu JD

[A-Z] Mô Tả Công Việc Nhân Viên Sales Chi Tiết Kèm Mẫu JD Free

2. Mẫu JD Giám Đốc Kinh Doanh Chuyên Nghiệp

Giám đốc Kinh doanh là vị trí cốt cán, không thể thiếu trong doanh nghiệp. Do đó, khi lên nội dung cho JD tuyển dụng cho vị trí này, nhà tuyển dụng cần phải đảm bảo được sự chỉn chu, thể hiện được sự uy tín và chuyên nghiệp của doanh nghiệp. 

Dưới đây là một mẫu JD Giám đốc Kinh doanh tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu JD Tuyển dụng Giám Đốc Kinh Doanh.docx

Link tải PDF Mẫu JD Tuyển dụng Giám đốc Kinh doanh

3. Điều Kiện Để Trở Thành Giám Đốc Kinh Doanh

Điều Kiện Để Trở Thành Giám Đốc Kinh Doanh

Điều Kiện Để Trở Thành Giám Đốc Kinh Doanh

3.1. Kỹ năng

Để lên được vị trí Giám đốc Kinh doanh, họ cần phải là những người có kỹ năng xã hội và kỹ năng chuyên môn cực kỳ tốt. Trong đó bao gồm:

  • Kỹ năng lãnh đạo: Một CCO cần có khả năng lãnh đạo, tổ chức, điều phối và quản lý hiệu quả hoạt động của đội ngũ nhân viên kinh doanh. Đồng thời biết cách truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả, tận tâm.
  • Kỹ năng phân tích thị trường và đánh giá chiến lược: Khả năng thu thập, phân tích dữ liệu thị trường để tìm ra các cơ hội tiềm năng, qua đó phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp với định hướng của doanh nghiệp. Ngoài ra, biết cách đánh giá hiệu quả chiến lược và đưa ra được hướng điều chỉnh khi cần.
  • Kỹ năng đàm phán: CCO sẽ phải thường xuyên giao tiếp và đàm phán với khách hàng, đối tác. Do đó, họ cần có khả năng đàm phán và thuyết trình tốt để có thể truyền đạt thông tin hiệu quả, đồng thời thuyết phục người nghe đồng ý với ý kiến hoặc đề xuất của mình.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ: Là khả năng sử dụng thành thạo các công cụ tin học văn phòng, phần mềm quản lý bán hàng và các công nghệ hỗ trợ kinh doanh khác nhằm tối ưu hiệu quả và năng suất công việc.

3.2. Kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá xem liệu ứng viên có đủ năng lực để trở thành Giám đốc Kinh doanh hay không. Theo đó, một Giám đốc Kinh doanh thường sẽ phải đáp ứng các tiêu chí như: 

  • Có kiến thức căn bản về kinh doanh và quản trị: Nắm vững các nguyên tắc kinh doanh cơ bản như kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quản trị doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp, marketing… và nắm rõ cấu trúc và cách vận hành của một doanh nghiệp.
  • Có hiểu biết/ kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: Có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, bao gồm sản phẩm/ dịch vụ, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường…
  • Kiến thức về pháp luật cơ bản: Nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh như luật thương mại, luật lao động, luật thuế… cũng như các thủ tục pháp lý liên quan như thành lập doanh nghiệp, ký kết hợp đồng…

3.3. Kinh nghiệm

CCO là vị trí nằm trong bộ máy lãnh đạo của công ty, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu về kinh nghiệm cho vị trí này thường khá cao:

  • Ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh.
  • Kinh nghiệm quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh, marketing hoặc các bộ phận liên quan.
  • Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường, mở rộng khách hàng vf tăng doanh số bán hàng.
  • Kinh nghiệm đàm phán và ký hợp đồng với khách hàng, đối tác và nhà phân phối.

4. Mức Lương Trung Bình Của Giám Đốc Kinh Doanh

Mức Lương Trung Bình Của Giám Đốc Kinh Doanh

Mức Lương Trung Bình Của Giám Đốc Kinh Doanh

Theo trang web tuyển dụng JobsGO, mức lương trung bình của Giám đốc kinh doanh tại Việt Nam rơi vào khoảng 34.8 triệu đồng/ tháng. Trong đó, khoảng lương phổ biến từ 23 – 50 triệu đồng/ tháng. 

Cũng giống như các vị trí khác, mức lương của CCO sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, kinh nghiệm và năng lực làm việc… Bên cạnh đó, CCO cũng sẽ có thêm thu nhập từ thưởng KPI hoặc phần trăm hoa hồng từ những hợp đồng thành công.

Ngoài mức lương cơ bản và hoa hồng, Giám đốc Kinh doanh được hưởng các chế độ phúc lợi khác theo quy định pháp luật và quy định của công ty. Có thể kể đến như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, trợ cấp ăn uống, xăng xe…

5. Câu Hỏi Tuyển Dụng Vị Trí Giám Đốc Kinh Doanh Phổ Biến

Câu Hỏi Tuyển Dụng Vị Trí Giám Đốc Kinh Doanh Phổ Biến

Câu Hỏi Tuyển Dụng Vị Trí Giám Đốc Kinh Doanh Phổ Biến

Đối với vị trí cốt cán như Giám đốc Kinh doanh, các câu hỏi phỏng vấn hiển nhiên sẽ phức tạp hơn so với vị trí nhân viên thông thường. Trong đó, nhà tuyển dụng thường sẽ ưu tiên đưa ra các câu hỏi nhằm tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn.

Một số câu hỏi phỏng vấn vị trí Giám đốc Kinh doanh phổ biến có thể kể đến như:

  • Bạn đã sử dụng những chiến lược nào để làm tăng sự hài lòng và thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng?
  • Bạn đánh giá sự thành công của các chiến lược kinh doanh của mình theo những tiêu chí nào?
  • Hãy đưa ra một ví dụ về thời điểm mà bạn phải đối mặt với tình huống khó khăn (Ví dụ: khách hàng khiếu nại với lời lẽ khó nghe) và cách bạn giải quyết tình huống đó.
  • Bạn sẽ xử lý thế nào trong trường hợp sản phẩm/ dịch vụ của bạn không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng?
  • Hãy kể về thời điểm bạn phải đưa ra quyết định có lợi nhất cho khách hàng, kể cả khi quyết định đó không mang lại lợi ích cho công ty?
  • Theo bạn, giám đốc kinh doanh đóng vai trò gì trong việc định hình chiến lược tổng thể của một công ty?
  • Bạn cân nhắc đến những yếu tố nào khi tìm kiếm đối tác cho công ty?
  • Bạn quan tâm đến điều gì khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh?
  • Hãy kể về thời điểm bạn phải cân bằng giữa yêu cầu của khách hàng với những hạn chế về tài chính của công ty.
  • Bạn sẽ làm gì nếu chính sách của công ty tác động tiêu cực đến sự hài lòng của khách hàng?

Alehub – Giải Pháp Hiệu Quả Cho Vấn Đề Tuyển Dụng Nhân Sự Phòng Kinh Doanh

Dịch vụ tuyển dụng nhân sự phòng kinh doanh - Alehub

Dịch vụ tuyển dụng nhân sự phòng kinh doanh – Alehub

Alehub Tuyển dụng là một trong ba dịch vụ chính mà Alehub cung cấp, giúp hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến vấn đề nhân sự phòng kinh doanh. Các lợi ích mà Alehub Tuyển dụng có thể mang lại bao gồm:

  • Cung cấp đủ CV trong vòng 14 ngày
  • Ứng viên được phỏng vấn trước với Alehub, đảm bảo năng lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp
  • Dịch vụ bảo hành 1 đổi 1 nếu ứng viên không phù hợp hoặc nghỉ ngang

Điền thông tin vào form dưới đây để nhận tư vấn miễn phí ngay hôm nay!

    Như vậy, qua bài viết vừa rồi, Alehub đã cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về nội dung mô tả công việc Giám đốc Kinh doanh. Hi vọng với những chia sẻ trên, các nhà tuyển dụng đã nắm rõ được vai trò và nhiệm vụ của CCO trong doanh nghiệp, qua đó xây dựng được JD tuyển dụng chuyên nghiệp, chi tiết nhất.

    Đánh giá bài đăng này?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

    Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Số vote: 4

    Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận