hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

Bộ 20+ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh UPDATE

Alehub Solution 11 Tháng tư, 2024
4.5
(2)

Việc có sẵn list câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh sẽ giúp nhà tuyển dụng chủ động hơn trong quá trình phỏng vấn ứng viên, cũng như ứng viên có thể chuẩn bj trước những câu trả lời cần thiết. Trong bài viết hôm nay, Alehub sẽ chia sẻ đến hơn 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh và cách trả lời cùng một số kỹ năng, lưu ý khi phỏng vấn.

Mục lục bài viết

Câu Hỏi 1: Bạn Đã Từng Có Kinh Nghiệm Ở Vị Trí Tương Tự Chưa? 

Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh giúp đánh giá năng lực và mức độ thành thật của ứng viên. Thông qua câu hỏi này, bạn sẽ xác định được ứng viên đã từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nào, và liệu kinh nghiệm đó có giúp ích được gì cho vị trí mà ứng viên đang ứng tuyển hay không.

Để đánh giá ứng viên thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể chú ý những điều sau:

  • Đối với ứng viên đã có kinh nghiệm: Giới thiệu sơ qua về công việc trước đó và sản phẩm mà họ từng thực hiện tư vấn. Trong đó đề cập đến đối tượng khách hàng mục tiêu và thành tích mà ứng viên đã đạt được
  • Đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm: Họ có những kỹ năng gì có thể áp dụng vào công việc này

Ví dụ về cách trả lời:

“Trước khi apply cho vị trí này, tôi đã từng có một thời gian làm sale bảo hiểm tại công ty X. Sản phẩm mà tôi phụ trách khi đó là bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm liên kết chung. Đây là hai dòng sản phẩm tích hợp, trong đó khách hàng sẽ vừa có thể đầu tư tích lũy tài sản thông qua việc nhận lãi suất, vừa có thể bảo vệ sức khỏe trong trường hợp phát sinh.

Trong quá trình tư vấn sản phẩm này, tôi đã từng gặp khá nhiều khó khăn bởi có nhiều khách hàng không hiểu rõ về các quyền lợi mà họ sẽ nhận được khi mua bảo hiểm. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã tập trung lập một bảng minh họa mô tả các quyền lợi để khách hàng có thể hiểu rõ ràng và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ kiên nhẫn giải thích chi tiết các điều khoản và sẵn sàng giải đáp thắc mắc của khách hàng mọi lúc. Nhờ đó, chỉ tiêu hợp đồng tháng đó của team tôi đã vượt khoảng 20% và đạt được sự công nhận từ lãnh đạo công ty.

Tôi tin rằng với những kinh nghiệm và kỹ năng mình có được trong thời gian làm việc ở vị trí trước đây có thể hỗ trợ rất nhiều cho vị trí mà quý công ty đang tuyển dụng.”

Câu Hỏi 2: Tại Sao Bạn Lựa Chọn Công Việc Này?

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên của mình có thật sự nghiêm túc và đam mê công việc này không, hay chỉ vì “không biết làm gì nên mới đi làm sale”.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tìm được những ứng viên tài năng, có dự định phát triển lâu dài với công ty. Do đó, với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ nắm được liệu định hướng công việc của ứng viên có phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển hay không. 

Để đánh giá câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể chú ý đến một số chi tiết sau:

  • Ứng viên có hiểu rõ về bản chất và tính chất của công việc này hay không
  • Ứng viên có những kỹ năng gì và những kỹ năng đó có thể hỗ trợ cho công việc như thế nào
  • Lý do tại sao ứng viên lại lựa chọn ứng tuyển vào công ty (danh tiếng, văn hóa, phúc lợi, lĩnh vực phát triển hay lộ trình thăng tiến…)

Ví dụ về cách trả lời:

“Cá nhân tôi là một người rất thích những công việc có sự thử thách và thú vị. Với vị trí nhân viên kinh doanh, tôi sẽ phải gặp gỡ và tiếp cận rất nhiều khách hàng, mỗi khách hàng lại có tính cách và sở thích khác nhau. Do đó, để có thể thuyết phục họ thử trải nghiệm sản phẩm, tôi sẽ cần tiếp cận và tư vấn cho họ theo nhiều cách khác nhau, tùy vào đặc điểm tính cách và nhu cầu của họ.

Bên cạnh đó, việc hàng ngày phải tiếp xúc với đa dạng khách hàng với nghề nghiệp, lĩnh vực khác nhau đã giúp tôi hiểu thêm về những khó khăn mà mỗi ngành nghề đang gặp phải. Qua đó nắm được bức tranh toàn cảnh về thị trường.

Hơn hết, tôi cũng khá hài lòng với mức thu nhập của nhân viên kinh doanh, bởi đây được coi là một nghề nghiệp có thu nhập không giới hạn. Càng làm tốt, càng thuyết phục được nhiều khách hàng ký hợp đồng thì thu nhập càng cao. Đây cũng là một động lực để tôi nỗ lực học hỏi để tiến bộ hơn mỗi ngày.”

Câu Hỏi 3: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Câu hỏi này năm trong bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ sử dụng khi phỏng vấn ứng viên. Thông qua nó, nhà tuyển dụng sẽ biết được liệu ứng viên có hiểu rõ khả năng của chính mình hay không, và họ có kế hoạch gì để khắc phục điểm thiếu hụt của mình. Đồng thời, đây cũng là cách để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với các tiêu chí của công ty.

Để đánh giá câu trả lời của ứng viên cho câu hỏi này, nhà tuyển dụng nên chú ý hai chi tiết sau:

  • Điểm mạnh của họ là gì, điểm mạnh đó có giúp ích được gì cho vị trí công việc đang ứng tuyển không?
  • Điểm yếu của họ là gì, liệu điểm yếu đó có ảnh hưởng đến công việc không, ứng viên đã có phương án khắc phục hay chưa?

Ví dụ về cách trả lời:

“Thế mạnh lớn nhất của tôi chính là kỹ năng thuyết phục, đàm phán và lắng nghe người khác. Đây chính là vũ khí tôi đã sử dụng trong quá trình làm việc tại vị trí công việc trước đây và quả thực nó đã giúp tôi rất nhiều.

Về mặt hạn chế, tôi nghĩ thiếu sót lớn nhất của bản thân đó là kỹ năng làm việc nhóm chưa tốt. Cũng chính vì điều này mà tôi đã từng phải đối mặt với khá nhiều khó khăn khi làm việc, gây ảnh hưởng đến kết quả sau cùng của cả team. Hiện tại, tôi đang cố gắng trau dồi kỹ năng này bằng cách tích cực hơn trong việc trao đổi công việc, lắng nghe và tiếp nhận ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để tối ưu hiệu quả công việc.”

Câu Hỏi 4: Bạn Đã Tìm Hiểu Về Sản Phẩm Của Công Ty Chưa? Đưa Ra Đánh Giá Của Bản Thân Về Ưu Điểm, Nhược Điểm Và Tiềm Năng Của Sản Phẩm

Câu hỏi này sẽ giúp bạn đánh giá về sự chuẩn bị và mức độ quan tâm của ứng viên trước khi phỏng vấn. Nếu ứng viên dành thời gian tìm hiểu về công ty trước khi đến phỏng vấn, điều này chứng tỏ họ thật sự nghiêm túc với công việc này. Ngược lại, nếu họ chưa có sự chuẩn bị trước khi đến phỏng vấn thì chứng tỏ họ chưa thật sự muốn có được công việc này.

Ngoài ra, thông qua đánh giá của ứng viên về sản phẩm, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được kỹ năng phân tích, khả năng tư duy và phản biện của họ. Một câu trả lời hoàn hảo phải đề cập rõ ràng, mạch lạc và chính xác về ưu điểm, nhược điểm, tiềm năng và thách thức của sản phẩm, đồng thời đưa ra được những đề xuất để cải tiến sản phẩm. Ví dụ về cách trả lời:

“Trước khi ứng tuyển, tôi đã dành thời gian để tìm hiểu về dịch vụ mà quý công ty cung cấp. Cá nhân tôi đánh giá rất cao các dịch vụ mà phía công ty đang phát triển và cung cấp, trong đó tôi ấn tượng nhất là Công cụ tìm kiếm Khách hàng và hệ thống CRM. Bởi chúng thật sự hữu ích đối với các doanh nghiệp đang thiếu kênh tiếp cận khách hàng mục tiêu, chưa có quy trình khai thác và quản lý khách hàng hiệu quả. Đặc biệt là trong thời điểm các doanh nghiệp đang cạnh tranh gay gắt để tiếp cận khách hàng như hiện nay.” 

Câu Hỏi 5: Theo Bạn, Đối Tượng Khách Hàng Mục Tiêu Của Chúng Tôi Là Ai?

Thông qua câu hỏi này, bạn có thể đánh giá được trình độ chuyên môn, kiến thức về ngành hàng và thị trường của ứng viên. Đồng thời kiểm tra xem liệu ứng viên hiểu về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn đến đâu. 

Một câu trả lời hoàn hảo sẽ có đầy đủ các nội dung về chân dung khách hàng, phân khúc khách hàng, hướng tiếp cận phù hợp… Trong đó, câu trả lời phải thể hiện được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Ví dụ như sau:

“Trước khi ứng tuyển vào vị trí này, tôi đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu về đối tượng khách hàng mục tiêu của quý công ty. Theo đó thì đối với dịch vụ cho thuê Telesale và cung ứng Sale của bên mình, đối tượng khách hàng mục tiêu chính là các chủ doanh nghiệp, HR, trưởng phòng bán hàng… của các doanh nghiệp.

Đặc biệt là tại các doanh nghiệp mới khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp chuẩn bị triển khai dự án mới… có nhu cầu tăng nhân sự Sale. Theo tôi biết thì hiện tại quý công ty đang triển khai tiếp cận đến các đối tượng khách hàng mục tiêu chủ yếu thông qua việc chạy quảng cáo trực tuyến và sử dụng dịch vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng EZSale.”

Câu Hỏi 6: Bạn Sẽ Tư Vấn Như Thế Nào Để Có Thể Thuyết Phục Khách Hàng Thử Trải Nghiệm Sản Phẩm?

Đây là một câu hỏi tình huống nhằm kiểm tra kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và năng lực kinh doanh của ứng viên. Một ứng viên tiềm năng sẽ biết cách tư vấn để khách hàng thấy được sản phẩm có thể giải quyết vấn đề gì của họ, chứ không chỉ nói về lợi ích của sản phẩm. 

Dưới đây là câu trả lời tiêu chuẩn cho câu hỏi này:

“Để thuyết phục khách hàng thử trải nghiệm sản phẩm, trước hết tôi sẽ tìm hiểu rõ về nhu cầu và vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Dựa trên cơ sở đó, cung cấp những thông tin về giá trị và lợi ích của sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu đó như thế nào. Để tăng tính thuyết phục, tôi sẽ đưa ra những số liệu và minh chứng cụ thể. 

Bên cạnh đó, trong quá trình tư vấn, tôi sẽ cố gắng tạo ra một môi trường tương tác thoải mái với khách hàng, tập trung lắng nghe chia sẻ của khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ. Tôi tin rằng, để thuyết phục khách hàng trải nghiệm sản phẩm, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì việc xây dựng quan hệ với khách hàng cũng rất quan trọng.”

Alehub mang đến cho doanh nghiệp giải pháp tối ưu nhất cho Dịch Vụ Telesale Thuê Ngoài với:

  • Telesale làm việc online: kinh nghiệm trên 06 tháng, Test năng lực trước khi nhận job, báo cáo kết quả bằng hệ thống quản lý CRM
  • Gói cho thuê nhân sự: đào tạo, test năng lực hàng tháng, On job ngay chỉ trong 07 ngày, đảm bảo chất lượng cuộc gọi, 1 đổi 1
  • Cho thuê nhân sự tại nhiều vị trí: Telesale, Telemarketing, Sale admin, Presale, Sale,… với kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực, ngành nghề.

Cam kết: Bảo hành 1 đổi 1, 100% đúng kịch bản, đạt đúng KPI

Liên hệ Alehub để được tư vấn miễn phí ngay!

    Dịch vụ Telesale thuê ngoài - Alehub

    Dịch vụ Telesale thuê ngoài – Alehub

    Câu Hỏi 7: Trong Trường Hợp Khách Hàng Từ Chối Hoặc Đưa Ra Phản Hồi Không Tốt Về Sản Phẩm, Bạn Sẽ Làm Gì?

    Câu hỏi này nằm trong list các câu hỏi khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường thấy nhất. Bởi đây là tình huống mà hầu như bất cứ nhân viên kinh doanh nào cũng có thể gặp phải trong quá trình làm việc của mình. Câu trả lời của ứng viên sẽ giúp bạn đánh giá sự linh hoạt, khả năng đánh giá và giải quyết xung đột khi đối mặt với những tình huống không mong muốn.

    Để đánh giá câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng nên chú ý đến quy trình xử lý tình huống của họ. Từ việc tìm hiểu, phân tích lý do khách hàng có thái độ không tốt với sản phẩm hoặc sự tư vấn của họ, đến việc giải thích, thuyết phục khách hàng để họ hiểu hơn về những lợi thế và hạn chế của sản phẩm. Đồng thời cách họ tự rút kinh nghiệm và tìm ra hướng giải quyết nếu gặp tình huống này trong tương lai.

    Ví dụ về cách trả lời như sau:

    “Tôi nghĩ rằng đối với một nhân viên kinh doanh, việc phải đối mặt với sự từ chối và phản hồi tiêu cực từ khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Tại vị trí công việc trước đây, tôi đã từng xử lý các tình huống tương tự. Để giải quyết vấn đề này, trước hết tôi sẽ cố gắng giữ bình tĩnh và kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của khách hàng để tìm ra nguyên nhân khiến họ không hài lòng. Nếu như vấn đề xuất phát từ chính sản phẩm hoặc do tôi chưa tư vấn đúng cách, tôi sẽ nhận trách nhiệm và xin lỗi họ. Còn nếu vấn đề nảy sinh từ sự thiếu kết nối giữa hai bên, tôi sẽ cố gắng giải thích để khách hàng hiểu và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Ví dụ như tặng voucher giảm giá, tặng quà, nâng cấp dịch vụ miễn phí…

    Sau khi giải quyết vấn đề, tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và thực hiện chăm sóc khách hàng thường xuyên để đảm bảo họ đã thực sự hài lòng. Đối với những khách hàng đồng ý với cách giải quyết nhưng từ chối tiếp tục sử dụng sản phẩm, tôi vẫn sẽ giữ quan hệ để có thể gửi đến họ thông tin của những sản phẩm mới sau này. Ngoài ra, tôi cũng sẽ tự rút ra bài học cho bản thân để đảm bảo sau này sẽ không xảy ra tình trạng tương tự.”

    Câu Hỏi 8: Trong Quá Trình Làm Việc Của Mình Trước Đây, Bạn Đã Gặp Phải Những Thất Bại Nào? Bạn Có Rút Ra Được Điều Gì Từ Những Thất Bại Đó Không?

    Một nhân viên ưu tú là người khi gặp phải thất bại sẽ tự đi tìm nguyên nhân, qua đó rút ra bài học để không lặp lại sai lầm đó nữa. Đặc biệt với vị trí nhân viên kinh doanh, việc gặp phải những tình huống bất ngờ (khách hàng khiếu nại với lời lẽ khó nghe, khách hàng chặn số…) là điều không thể tránh được. 

    Đây là một trong những câu hỏi khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được khả năng tự đánh giá bản thân của ứng viên, đặc biệt là khi đối mặt với những thất bại khi làm việc. Việc tự rút ra bài học kinh nghiệm sau những thất bại là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển về mặt cá nhân cũng như chuyên môn của ứng viên. 

    Bên cạnh đó, bạn còn có thể đánh giá được sự trung thực của ứng viên qua câu hỏi này.

    Dưới đây là một câu trả lời tiêu chuẩn cho câu hỏi này:

    “Trong quá trình làm việc trước đây, đã từng có lần kế hoạch kinh doanh mà tôi đề ra đã không đạt được hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên thay vì tự trách bản thân hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, tôi đã ngồi lại với team để review lại xem lý do tại sao dẫn đến thất bại này và cùng nhau rút ra bài học kinh nghiệm. Nhờ vậy, tôi đã nhận ra được tầm quan trọng của việc lên kế hoạch kinh doanh cẩn thận và nên có sẵn các phương án dự trù rủi ro.

    Bên cạnh đó, cũng nhờ thất bại này mà tôi đã hiểu thêm về vai trò của việc quản lý thời gian và cân đối ngân sách khi triển khai kế hoạch kinh doanh. Đồng thời, cần quản lý và theo dõi sát sao từng giai đoạn của kế hoạch thật cẩn thận để có thể nhanh chóng đưa ra phương án xử lý nếu có vấn đề xảy ra.”

    Top 20+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Bán Hàng Phổ Biến

    Câu Hỏi 9: Tại Vị Trí Công Việc Trước Đây, Bạn Đã Xây Dựng Và Duy Trì Mối Quan Hệ Với Khách Hàng Như Thế Nào?

    Việc xây dựng và duy trì quan hệ với khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong kinh doanh. Bởi đây là yếu tố giúp doanh nghiệp duy trì và gia tăng doanh thu, đặc biệt đối với các ngành có tính chất đặc thù, ít khách hàng tiềm năng. 

    Để đánh giá câu trả lời của ứng viên cho câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể chú ý đến hai yếu tố sau:

    • Cách họ tiếp cận và xây dựng quan hệ với khách hàng
    • Cách họ duy trì mối quan hệ với khách hàng (thực hiện chăm sóc khách hàng định kỳ, cung cấp thông tin về các ưu đãi, chương trình khuyến mãi, tặng voucher…)

    Ví dụ về cách trả lời:

    “Tiếp cận, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng là một trong những nhiệm vụ chính của tôi ở vị trí công việc cũ. Để làm được điều này, tôi thường xuyên theo dõi trải nghiệm khách hàng, giữ liên lạc và thực hiện chăm sóc khách hàng định kỳ. Nhờ đó, tôi có thể nhanh chóng hỗ trợ khách hàng khi họ gặp vấn đề và gửi thông tin về các ưu đãi và chương trình khuyến mãi. Bên cạnh đó, đối với những khách hàng thân thiết hoặc khách hàng tiềm năng có khả năng trở thành khách hàng trung thành, tôi sẽ cung cấp cho họ những chương trình ưu đãi hoặc voucher dành cho khách hàng thân thiết.”

    Alehub mang đến dịch vụ tuyển dụng nhân sự phòng kinh doanh, cung cấp CV nhân viên sale, NVKD chất lượng, chọn lọc giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đồng thời đem lại hiệu quả cao: 

    • 100% CV gửi về có nhu cầu thật
    • 100% ứng viên chắc chắn tham gia phỏng vấn tại doanh nghiệp
    • Ứng viên đã được test và đánh giá kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn tại doanh nghiệp
    • Chỉ cần trả phí cho CV ứng viên đến phỏng vấn

    Đặc biệt: Hoàn phí 100% cho khách khi không có CV phỏng vấn sau 14 ngày

    Liên hệ Alehub để nhận CV sale 0 đồng miễn phí ngay!

      Dịch vụ tuyển dụng nhân sự phòng kinh doanh - Alehub

      Dịch vụ tuyển dụng nhân sự phòng kinh doanh – Alehub

      Câu Hỏi 10: KPI Gần Đây Nhất Tại Vị Trí Công Việc Trước Đây Của Bạn Là Bao Nhiêu? Bạn Có Hoàn Thành KPI Hay Không?

      Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn toàn diện về hiệu suất cá nhân cũng như giá trị đóng góp của ứng viên ở vị trí công việc trước đó. Qua đó, đưa ra đánh giá về tiềm năng, kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên liệu có phù hợp cho vị trí công việc này hay không. 

      Dưới đây là một câu trả lời tiêu chuẩn cho câu hỏi này:

      “Thành tích gần đây nhất của tôi tại vị trí trước đây đó chính là doanh số bán hàng vượt 25% so với mục tiêu đã đề ra. Mặc dù đây chưa phải là mức mà tôi kỳ vọng, tuy nhiên tôi cũng rất vui mừng vì đã đạt được nó bằng chính sức mình và  nhận được đánh giá cao từ phía công ty.”

      Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh BĐS

      Dưới đây là 20 câu hỏi phỏng vấn phổ biến và thực tế nhất dành cho nhân viên kinh doanh bất động sản:

      1. Bạn đã từng làm việc với loại bất động sản nào trước đây (nhà ở, thương mại, đất nền, căn hộ,…)?
      2. Làm thế nào để cập nhật thông tin thị trường bất động sản thường xuyên?
      3. Bạn đã từng gặp khó khăn nào khi thuyết phục khách hàng mua bất động sản và bạn đã giải quyết như thế nào?
      4. Quy trình mua bán và chuyển nhượng bất động sản?…

      Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh Dự Án

      Dưới đây là danh sách những câu hỏi phỏng vấn thực tế và mới lạ, giúp nhà tuyển dụng không chỉ hiểu rõ về khả năng bán hàng của ứng viên mà còn khám phá cách họ giải quyết các thách thức trong quá trình triển khai và quản lý dự án. Những câu hỏi này sẽ giúp xác định được những ứng viên có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu của công ty.

      1. Bạn đã từng tham gia vào các dự án nào trước đây và vai trò cụ thể của bạn trong các dự án đó là gì?
      2. Phương pháp nào để tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng tiềm năng cho dự án?
      3. Kinh nghiệm làm việc với các đối tác, nhà thầu, hoặc nhà cung cấp trong các dự án không?
      4. Bạn có kinh nghiệm gì về việc lập và quản lý ngân sách cho các dự án không?

      Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh Phần Mềm

      Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh Phần Mềm không chỉ tập trung vào kỹ năng bán hàng mà còn khám phá cách ứng viên xử lý các tình huống cụ thể. Từ việc giới thiệu sản phẩm, giải quyết vấn đề khách hàng đến việc làm việc chặt chẽ với đội ngũ kỹ thuật. Dưới đây là câu hỏi phổ biến nhất:

      1. Bạn thường bắt đầu cuộc trò chuyện với một khách hàng tiềm năng như thế nào khi giới thiệu về phần mềm mới?
      2. Bạn đã từng tham gia vào việc tùy chỉnh phần mềm theo yêu cầu của khách hàng chưa? Nếu có, bạn đã phối hợp với đội ngũ kỹ thuật như thế nào?
      3. Làm gì để đảm bảo rằng khách hàng của bạn nắm rõ cách sử dụng phần mềm sau khi mua?
      4. Khách hàng yêu cầu chức năng không có sẵn trong phần mềm? Bạn đã xử lý yêu cầu đó như thế nào?
      5. Tình huống khách hàng muốn hủy dịch vụ hoặc không gia hạn hợp đồng phần mềm chưa? Bạn đã làm gì để giữ chân họ?

      Nhà Tuyển Dụng Cần Có Những Kỹ Năng Gì Để Phỏng Vấn Nhân Viên Kinh Doanh?

      Nhà Tuyển Dụng Cần Có Những Kỹ Năng Gì Để Phỏng Vấn Nhân Viên Kinh Doanh?

      Nhà Tuyển Dụng Cần Có Những Kỹ Năng Gì Để Phỏng Vấn Nhân Viên Kinh Doanh?

      Kỹ Năng Giao Tiếp Và Lắng Nghe

      Nhà tuyển dụng chính là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và ứng viên. Chính vì vậy, họ cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, có thể truyền đạt thông tin chính xác, rõ ràng đến ứng viên, tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có. Ngoài ra, với kỹ năng này, nhà tuyển dụng có thể điều tiết không khí buổi phỏng vấn, giảm bớt sự căng thẳng và tăng thiện cảm trong mắt ứng viên.

      Bên cạnh kỹ năng giao tiếp tốt, nhà tuyển dụng cần có khả năng lắng nghe và thấu hiểu người khác. Bởi trong buổi phỏng vấn, họ cần phải tập trung lắng nghe những quan điểm, ý kiến và nguyện vọng của từng ứng viên. Qua đó lựa chọn người phù hợp nhất với doanh nghiệp. Kỹ năng lắng nghe cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng thấu hiểu được ứng viên, nhờ đó có thể đưa ra những câu hỏi phù hợp để nắm được rõ hơn thông tin của ứng viên.

      Kiến Thức Chuyên Môn

      Để đánh giá chính xác năng lực và trình độ chuyên môn của ứng viên, lẽ dĩ nhiên nhà tuyển dụng cũng cần phải có hiểu biết sâu sắc về vị trí công việc mà họ đang tuyển. Việc nắm vững các kiến thức chuyên môn sẽ giúp nhà tuyển dụng đưa ra các câu hỏi tuyển dụng nhân viên kinh doanh phù hợp, giúp bộc lộ rõ khả năng của ứng viên. Qua đó lựa chọn được ứng viên ưu tú nhất.

      Kỹ Năng Phân Tích, Đánh Giá

      Trong quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ phân tích thông tin từ CV và những câu trả lời của ứng viên trong buổi phỏng vấn. Qua đó đưa ra đánh giá và nhận xét chính xác về trình độ, năng lực, kỹ năng cũng như tiềm năng của ứng viên cho công việc này. Đồng thời, kỹ năng phân tích, đánh giá cũng giúp nhà tuyển dụng xác định được liệu ứng viên có phù hợp với tính chất công việc và văn hóa công ty hay không.

      Kỹ Năng Đàm Phán, Thương Lượng

      Trong quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng và ứng viên sẽ tiến hành trao đổi và thương lượng về mức lương, quyền lợi và các phúc lợi khi làm việc tại công ty. Dựa trên yêu cầu về công việc cũng như trình độ, năng lực mà ứng viên đã thể hiện trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra mức lương phù hợp. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cần phải đưa ra lý do hợp lý, thuyết phục, đảm bảo ứng viên hài lòng với mức lương và phúc lợi đó.

      Bài Test Phỏng Vấn Nhân Viên Kinh Doanh: Mẫu, Cách làm

      Nhà Tuyển Dụng Cần Lưu Ý Những Gì Khi Phỏng Vấn Nhân Viên Kinh Doanh?

      Nhà Tuyển Dụng Cần Lưu Ý Những Gì Khi Phỏng Vấn Nhân Viên Kinh Doanh?

      Nhà Tuyển Dụng Cần Lưu Ý Những Gì Khi Phỏng Vấn Nhân Viên Kinh Doanh?

      Chuẩn Bị Trước Khi Phỏng Vấn

      Trước khi chính thức thực hiện phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên tìm hiểu và kiểm tra lại thông tin của ứng viên thông qua CV ứng tuyển, hoặc tài khoản mạng xã hội, blog, website (thường được ứng viên trình bày kèm trong CV). Điều này sẽ giúp bạn nắm được sơ lược về trình độ, kỹ năng và tính cách của ứng viên. Nhờ đó có thể chọn lọc, xếp loại cũng như đánh giá sơ bộ về khả năng trúng tuyển của ứng viên.

      Bên cạnh đó, việc xem trước CV của ứng viên cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng thiết kế được bộ câu hỏi phù hợp, có thể khai thác được triệt để các thông tin cần thiết để đánh giá tuyển dụng.

      Trang Phục, Tác Phong

      Ở vị trí người phỏng vấn, nhà tuyển dụng chính là nhân tố đại diện cho doanh nghiệp. Do đó, hãy chú ý lựa chọn trang phục sao cho thật gọn gàng, chỉn chu, thanh lịch, thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty. 

      Bên cạnh đó, trong quá trình phỏng vấn, hãy chú ý đến tác phong của mình. Không nên quá cứng nhắc hay quá thô lỗ, bởi điều này có thể khiến ứng viên có cái nhìn không tốt về doanh nghiệp. Thay vào đó, hãy cố gắng tạo môi trường phỏng vấn thật thoải mái, ít áp lực để ứng viên có thể tự do thể hiện khả năng của mình.

      Như vậy, qua bài viết vừa rồi, Alehub đã chia sẻ đến các nhà tuyển dụng list câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp và một số lưu ý khi thực hiện phỏng vấn. Hi vọng những thông tin có trong bài có thể giúp các doanh nghiệp phần nào trong hành trình tìm kiếm các ứng viên tài năng.

      .

      Đánh giá bài đăng này?

      Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

      Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Số vote: 2

      Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

      0 0 đánh giá
      Đánh giá bài viết
      Theo dõi
      Thông báo của
      guest
      0 Góp ý
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả bình luận