Top 20+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Bán Hàng Phổ Biến
Việc chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng là bí quyết để bạn tự tin tỏa sáng khi bước vào vòng phỏng vấn chính thức. Trong bài viết hôm nay, Alehub sẽ chia sẻ đến bạn danh sách các câu hỏi mẫu phỏng vấn nhân viên bán hàng, kèm theo đó là giải thích và gợi ý phương hướng trả lời.
I. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng Cơ Bản
Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một số câu hỏi phỏng vấn cơ bản để đánh giá các kỹ năng, kiến thức và phẩm chất cần thiết của nhân viên bán hàng.
Phần I này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng cơ bản, giúp bạn hiểu rõ hơn về những tiêu chí mà nhà tuyển dụng thường quan tâm và chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn sắp tới.
Câu hỏi 1: Bạn có bằng cấp hay chứng chỉ nào liên quan đến lĩnh vực bán hàng?
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này là để đánh giá kiến thức, kỹ năng cũng như trình độ của bạn trong lĩnh vực bán hàng. Qua đó, họ sẽ biết được liệu bạn đã từng được đào tạo bài bản hay chưa và có đủ kiến thức chuyên môn để đảm nhận công việc này hay không.
Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy liệt kê các bằng cấp, chứng chỉ nổi bật nhất và có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Đồng thời, hãy giải thích cho nhà tuyển dụng cách mà bạn sẽ vận dụng những kiến thức và cách thức bạn có được từ những bằng cấp, chứng chỉ này trong công việc.
Ví dụ, nếu bạn từng tham gia vào các khóa học trau dồi kỹ năng giao tiếp và kỹ năng đàm phán, hãy chia sẻ về cách mà bạn sẽ vận dụng những kiến thức đã học được để thuyết phục khách hàng chốt đơn thành công.
Trong trường hợp bạn không có bằng cấp, chứng chỉ nổi bật liên quan đến công việc, hãy thể hiện sự quyết tâm và ham học hỏi của mình. Chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng mặc dù khuyết thiếu kinh nghiệm, nhưng bạn luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới và trau dồi thêm kỹ năng của mình. Ví dụ:
“Tôi không có bằng cấp hay chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực bán hàng. Tuy nhiên trong thời gian rảnh rỗi, tôi thường tự tìm tìm tòi và nghiên cứu về các kiến thức về bán hàng thông qua sách, báo và các khóa học online miễn phí.”
Câu hỏi 2: Bạn có kinh nghiệm bán hàng bao lâu?
Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ hơn về kinh nghiệm cũng như kỹ năng bán hàng của bạn. Qua đó đánh giá tiềm năng cũng như độ phù hợp của bạn cho vị trí nhân viên bán hàng.
Để trả lời câu hỏi này, ứng viên cần lưu ý:
- Trình bày ngắn gọn về kinh nghiệm bán hàng, trong đó đề cập đến sản phẩm và dịch vụ mà bạn phụ trách cũng như đối tượng khách hàng mà bạn từng làm việc.
- Trong quá trình trả lời, hãy khéo léo nêu bật những kỹ năng phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển mà bạn có, ví dụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán và xây dựng mối quan hệ…
- Đề cập đến thành tích mà bạn đã đạt được. Trong đó hãy chia sẻ một ví dụ cụ thể về đơn hàng thành công nhất của bạn.
Câu hỏi 3: Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
Đây là một trong những câu hỏi luôn xuất hiện trong mọi cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem xét xem liệu mức lương mong muốn của bạn có phù hợp với ngân sách mà công ty đề ra cho vị trí này hay không. Đồng thời, đây cũng là một yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá về mức độ tự hiểu năng lực bản thân của ứng viên.
Để trả lời câu hỏi này và đảm bảo dành được đủ quyền lợi, lợi ích cho bản thân, bạn nên chú ý những điểm sau:
- Tìm hiểu về mức lương trung bình trên thị trường cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển: Bạn có thể tìm kiếm các thông tin này trên các trang web liên quan đến tuyển dụng như Indeed, Vietnamworks, Jobstreet… hoặc tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong ngành.
- Xác định mức lương mong muốn của bạn: hãy đưa ra một mức lương phù hợp dựa trên trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn có cũng như mức lương trung bình trên thị trường.
- Trong quá trình deal lương, đừng vội đưa ra con số cụ thể mà hãy thăm dò về mức lương mà nhà tuyển dụng đề ra cho vị trí này.
- Tránh đưa ra con số cụ thể mà hãy đề nghị mức lương trong một khoảng nào đó để thể hiện sự linh hoạt của mình.
- Giải thích rõ lý do tại sao bạn đưa ra con số đó dựa trên các yếu tố về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, số lượng công việc và mức lương thị trường.
- Thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp khi deal lương. Tuyệt đối không thể hiện rằng bạn rất cần công việc này, bởi nhà tuyển dụng có thể dựa vào đó và deal lương thấp đi.
Bạn có thể trả lời như sau:
“Anh/ Chị có thể cho tôi biết mức lương cụ thể mà công ty mình đề ra cho vị trí này không ạ?”
“Dựa trên những kinh nghiệm, kỹ năng của mình cũng như khối lượng công việc mà quý công ty liệt kê trong JD, tôi nghĩ rằng bản thân xứng đáng với mức lương từ X đến Y triệu đồng. Tôi cũng đã tham khảo qua về mức lương thị trường cho vị trí này và tôi tin rằng con số mà tôi đưa ra hoàn toàn hợp lý.”
Câu hỏi 4: Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi?
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này là để đánh giá mức độ quan tâm và độ hiểu biết của ứng viên về công ty cũng như vị trí công việc. Qua đó nhà tuyển dụng sẽ biết được liệu bạn có muốn gắn bó lâu dài với công ty hay không.
Đối với câu hỏi này, hãy đưa ra các thắc mắc của bản thân về công ty cũng như vị trí công việc, lộ trình thăng tiến, quyền lợi làm việc… Một số câu hỏi mẫu mà bạn có thể sử dụng để hỏi nhà tuyển dụng có thể kể đến như:
“Đối với vị trí này, Anh/ Chị nghĩ rằng phẩm chất và kỹ năng nào là quan trọng nhất?”
“Thời gian thử việc và đào tạo cho vị trí này sẽ kéo dài khoảng bao lâu?”
“Anh/ Chị có thể nói qua về định hướng phát triển của công ty trong vòng 5 năm tới không?”
“Anh/ Chị nghĩ rằng đâu sẽ là thử thách lớn nhất mà tôi có thể gặp phải trong thời gian đảm nhiệm vị trí này?”
“Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ làm việc với những ai?”
“KPI của tôi sẽ được đánh giá theo những tiêu chí nào?”
II. Câu hỏi phỏng vấn về Kiến thức Chuyên môn cho nhân viên bán hàng
Câu hỏi 5: Nêu các bước trong quy trình bán hàng?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kiến thức chuyên môn và đánh giá khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế của ứng viên.
Dưới đây là gợi ý về các bước cơ bản cần có trong một quy trình bán hàng hoàn chỉnh:
- Xác định và tiến hành tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng
- Tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với khách hàng
- Tìm hiểu về nhu cầu và vấn đề của khách hàng
- Giới thiệu về sản phẩm
- Xử lý phản hồi và giải quyết thắc mắc của khách hàng
- Chốt giao dịch, hoàn tất bán hàng
- Thực hiện chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Trong quá trình trả lời, hãy giải thích chi tiết hơn và đưa ra ví dụ thực tế cho từng bước. Ngoài ra, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh câu trả lời sao cho phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn ứng tuyển đang cung cấp.
Câu hỏi 6: Phân tích SWOT của sản phẩm/dịch vụ công ty?
Câu hỏi này cũng tương tự với câu hỏi “Bạn biết gì về sản phẩm/ dịch vụ của chúng tôi”. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được mức độ hiểu biết của bạn về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đồng thời, họ cũng sẽ biết được liệu bạn có tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng trước khi đến phỏng vấn hay không.
Với câu hỏi này, hãy tìm hiểu trước các thông tin về thế mạnh (S – Strength), điểm yếu (W – Weakness), cơ hội (O – Opportunity) và thách thức (T – Threaten) của sản phẩm, dịch vụ của công ty mà bạn đang ứng tuyển. Bạn có thể tìm kiếm các thông tin này qua website, fanpage của công ty; đọc các bài viết, tài liệu quảng cáo hoặc xem video giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của công ty và tham khảo các báo cáo chuyên ngành.
Alehub mang đến cho doanh nghiệp giải pháp tối ưu nhất cho Dịch Vụ Telesale Thuê Ngoài với:
- Telesale làm việc online: kinh nghiệm trên 06 tháng, Test năng lực trước khi nhận job, báo cáo kết quả bằng hệ thống quản lý CRM
- Gói cho thuê nhân sự: đào tạo, test năng lực hàng tháng, On job ngay chỉ trong 07 ngày, đảm bảo chất lượng cuộc gọi, 1 đổi 1
- Cho thuê nhân sự tại nhiều vị trí: Telesale, Telemarketing, Sale admin, Presale, Sale,… với kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực, ngành nghề.
Cam kết: Bảo hành 1 đổi 1, 100% đúng kịch bản, đạt đúng KPI
Liên hệ Alehub để được tư vấn miễn phí ngay!
Câu hỏi 7: Chia sẻ về hiểu biết về thị trường và đối thủ cạnh tranh trong ngành?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về thị trường và đối thủ cạnh tranh của công ty. Qua đó đánh giá khả năng đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả của ứng viên.
Câu trả lời của bạn cần đáp ứng những yếu tố sau:
- Thể hiện được sự hiểu biết của bạn về thị trường, bao gồm quy mô, phân khúc chính và những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường (kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ…).
- Sản phẩm và dịch vụ của đối thủ, trong đó nêu rõ điểm mạnh, điểm yếu cũng như trình bày qua về chiến lược kinh doanh và cách họ thu hút khách hàng.
- Dựa trên những thông tin về thị trường và đối thủ, nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu trong chiến lược kinh doanh của công ty. Đồng thời đưa ra các kiến nghị có thể giúp công ty phát triển hơn.
Trong quá trình trả lời, hãy đưa thêm những ví dụ để minh họa cho quan điểm, ý kiến của bạn. Điều này sẽ giúp câu trả lời của bạn có tính thuyết phục hơn.
III. Câu hỏi phỏng vấn về Kỹ năng Bán hàng
Câu hỏi 8: Cách tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng bạn sử dụng?
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng thấu hiểu, tìm kiếm cũng như tiếp cận khách hàng của ứng viên. Đây là 3 kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với một nhân viên bán hàng. Để tiếp cận khách hàng, trước hết bạn phải tìm ra nguồn khách hàng tiềm năng. Mà để có thể tìm được nguồn khách hàng tiềm năng, bạn phải nắm rõ đặc điểm chân dung cũng như thấu hiểu insight khách hàng.
Đối với câu hỏi này, bạn nên đưa ra ví dụ thực tế về lần tiếp cận và khai thác khách hàng tiềm năng thành công nhất của mình. Trong đó, bạn nên chú ý thể hiện những điểm sau trong câu trả lời của mình:
Khả năng tìm hiểu thông tin và thấu hiểu insight khách hàng:
Hãy trình bày về cách bạn xác định chân dung khách hàng tiềm năng, bao gồm thông tin về nhân khẩu học, sở thích, thói quen, nhu cầu, hành vi… Qua đó rút ra kết luận về vấn đề họ đang gặp phải và giải pháp mà họ đang tìm kiếm
Cách xác định kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Dựa vào đặc điểm chân dung khách hàng, hãy lựa chọn kênh tiếp cận phù hợp nhất. Các kênh đó có thể là các nền tảng mạng xã hội, website, email marketing, chạy Ads, tham dự các event…
Trình bày về chiến lược tiếp cận
Mô tả về cách bạn xây dựng chiến lược tiếp cận dựa trên đặc điểm, ưu thế của từng kênh tìm kiếm khách hàng.
Ví dụ: nếu lựa chọn tiếp cận qua mạng xã hội, hãy trình bày cách bạn lên nội dung sao cho thu hút và cách mà bạn duy trì tương tác với khách hàng.
Câu hỏi 9: Mô tả cách bạn xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng?
Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết cách bạn xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Bởi đây là hai yếu tố cực kỳ quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì và gia tăng doanh thu của doanh nghiệp.
Để trả lời câu hỏi này, bạn nên trình bày những điểm sau trong câu trả lời của mình:
- Cách bạn tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với khách hàng: thông qua kênh nào, dùng cách gì để tiếp cận (gọi điện, gửi tin nhắn SMS, email marketing, tương tác trên mạng xã hội…)
- Cách bạn duy trì mối quan hệ với khách hàng: mô tả cách bạn triển khai các hoạt động chăm sóc khách hàng sau bán (giới thiệu sản phẩm mới, cung cấp thông tin về các ưu đãi độc quyền, tặng voucher, gửi tin nhắn tri ân khách hàng…)
Tương tự với câu hỏi 8, sau khi trình bày về các bước xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, hãy đưa ra ví dụ thực tế để tăng sức thuyết phục cho câu trả lời.
Câu hỏi 10: Bạn đánh giá thế nào về kỹ năng giao tiếp của mình?
Do đặc thù phải giao tiếp với khách hàng thường xuyên nên kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhân viên bán hàng. Đây chính là lý do vì sao nhà tuyển dụng lại đưa ra câu hỏi này trong buổi phỏng vấn.
Để vượt qua câu hỏi này và gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng, hãy lưu ý những điểm sau:
- Xác định điểm mạnh và điểm yếu trong kỹ năng giao tiếp của mình. Hãy suy nghĩ về những tình huống bạn giao tiếp tốt và giao tiếp chưa tốt để xác định chúng.
- Nêu bật những điểm mạnh trong giao tiếp của bạn, ví dụ: khả năng lắng nghe và thấu hiểu tốt, biết cách đơn giản hóa vấn đề để giải thích một vấn đề khó cho khách hàng, ngôn ngữ cơ thể, khả năng giải quyết mâu thuẫn…
- Đưa ra ví dụ cụ thể cho từng ưu điểm
- Thể hiện sự tự tin khi trả lời để tăng sức thuyết phục
Alehub mang đến dịch vụ tuyển dụng nhân sự phòng kinh doanh, cung cấp CV nhân viên sale, NVKD chất lượng, chọn lọc giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đồng thời đem lại hiệu quả cao:
- 100% CV gửi về có nhu cầu thật
- 100% ứng viên chắc chắn tham gia phỏng vấn tại doanh nghiệp
- Ứng viên đã được test và đánh giá kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn tại doanh nghiệp
- Chỉ cần trả phí cho CV ứng viên đến phỏng vấn
Đặc biệt: Hoàn phí 100% cho khách khi không có CV phỏng vấn sau 14 ngày
Liên hệ Alehub để nhận CV sale 0 đồng miễn phí ngay!
Câu hỏi 11: Những kỹ thuật bạn thường dùng để chốt sale?
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này là nhằm đánh giá kỹ năng bán hàng và năng lực chuyên môn của ứng viên.
Một số kỹ thuật chốt sale hiệu quả, được nhiều người sử dụng có thể kể đến như:
- Kỹ năng tóm tắt nội dung: khách hàng thường không có quá nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để nghe nhân viên trình bày. Do đó bạn cần phải có kỹ năng này để có thể truyền tải đầy đủ thông tin quan trọng đến khách hàng trong thời gian ngắn nhất.
- Kỹ thuật tạo sự cấp bách: cách thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng ngay lập tức vì có thể hết hàng hoặc bỏ lỡ ưu đãi đặc biệt.
- Kỹ thuật sử dụng bằng chứng xã hội: đưa ra các phản hồi, đánh giá tích cực của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm.
- Kỹ thuật đặt câu hỏi lựa chọn: thay vì đưa ra câu hỏi chỉ có thể trả lời Có hoặc Không (ví dụ như: Anh/ Chị có muốn mua sản phẩm này không?), hãy đưa ra câu hỏi lựa chọn A hoặc B. Ví dụ:
“Quý khách muốn chọn sản phẩm A hay B ạ?”
“Quý khách muốn nhận được ưu đãi A hay B khi mua hàng ạ?”
“Quý khách có muốn cửa hàng hỗ trợ vận chuyển sản phẩm đến tận nhà hay tự vận chuyển ạ?”
Có rất nhiều cách để chốt sale thành công và mỗi nhân viên bán hàng sẽ có cách ứng dụng khác nhau. Do đó, hãy đưa ra ví dụ thực tế khi trình bày về kỹ năng của mình. Ví dụ:
“Trong một lần tư vấn cho khách hàng, tôi nhận thấy được họ đã dao động sau khi nghe tư vấn của mình. Do đó, tôi đã thông báo cho họ về chương trình ưu đãi giảm X% duy nhất trong ngày hôm nay. Nhờ vậy mà tôi đã thành công thuyết phục họ mua sản phẩm ngay lập tức.”
IV. Câu hỏi Tình huống phỏng vấn nhân viên bán hàng
Câu hỏi 12: Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này là để đánh giá độ nghiêm túc cũng như đam mê của ứng viên đối với công ty cũng như vị trí ứng tuyển. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ biết được liệu định hướng công việc của bạn có phù hợp với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển hay không.
Đối với câu hỏi này, trước hết hãy trình bày về lý do tại sao bạn lựa chọn ứng tuyển vào công ty này (danh tiếng, phúc lợi, lộ trình thăng tiến, cơ hội học tập…).
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn đã nắm rõ được bản chất và tính chất của vị trí công việc và bày tỏ sự yêu thích của mình đối với nó. Tuy nhiên, chỉ có đam mê và niềm yêu thích thôi là chưa đủ. Hãy trình bày những thế mạnh của bạn và giải thích cách bạn sẽ áp dụng các thế mạnh đó trong công việc để tăng tính thuyết phục cho câu trả lời.
Câu hỏi 13: Mô tả tình huống bạn đã xử lý một khách hàng khó tính?
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này là để đánh giá về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và khả năng xử lý tình huống của bạn. Trên thực tế, đây là tình huống hoàn toàn có thể xảy ra thường xuyên nếu bạn là một nhân viên bán hàng.
Đối với câu hỏi này, cách trả lời đơn giản và hiệu quả nhất là nói về một tình huống cụ thể mà bạn đã từng gặp ở vị trí công việc trước đó và cách mà bạn giải quyết vấn đề.
Câu hỏi 14: Bạn xử lý thế nào khi khách hàng mặc cả giá?
Đây là câu hỏi tình huống giúp đánh giá khả năng linh hoạt, kỹ năng xử lý tình huống và đàm phán của ứng viên.
Đối với câu hỏi này, một ứng viên ưu tú sẽ giải quyết tình huống như sau:
- Hiểu rõ về giá trị của sản phẩm và xác định trước một mức giá linh hoạt, có thể thương lượng với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho công ty.
- Kiên nhẫn lắng nghe khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ. Đảm bảo luôn giữ một thái độ bình tĩnh, chuyên nghiệp và tôn trọng khách hàng trong toàn bộ quá trình trao đổi.
- Hãy giải thích về giá trị sản phẩm và nhấn mạnh các lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Nếu cần thiết, hãy so sánh giá sản phẩm, dịch vụ của bạn với sản phẩm/ dịch vụ tương tự của đơn vị khác để chứng minh giá tiền của sản phẩm là hợp lý.
- Trong trường hợp khách hàng vẫn chưa hài lòng với mức giá, bạn có thể linh hoạt đưa ra các giải pháp thay thế mà vẫn đảm bảo mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Chấp nhận giảm giá nếu khách hàng mua số lượng lớn hoặc với hóa đơn có giá trị lớn; cung cấp phương thức thanh toán trả góp (nếu có); tặng kèm quà tặng, voucher…
Câu hỏi 15: Khách hàng hỏi mua một sản phẩm đã hết hàng. Bạn sẽ xử lý thế nào?
Tương tự câu hỏi trên, đây là câu hỏi tình huống nhằm đánh giá khả năng linh hoạt trong xử lý tình huống và kỹ năng thuyết phục khách hàng của bạn.
Đối với tình huống này, phương án lý tưởng nhất là xin lỗi khách hàng và gợi ý cho họ thử sử dụng những sản phẩm khác có công dụng, tính năng gần giống. Điều này vừa giúp xoa dịu sự thất vọng của khách hàng, lại vừa là một cơ hội để đẩy mạnh doanh số bán hàng.
Trong trường hợp khách hàng không đồng ý mua sản phẩm khác, bạn có thể đưa ra các hướng giải quyết khác như:
- Thông báo về thời gian sản phẩm sẽ có hàng trở lại.
- Gợi ý khách hàng sử dụng dịch vụ đặt hàng và giao hàng tận nơi khi có hàng trở lại.
- Trao đổi thông tin liên hệ để có thể liên hệ với khách hàng khi có hàng.
V. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng theo Ngành nghề
1. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng Thời trang
Nhân viên bán hàng thời trang là một trong những lựa chọn việc làm bán thời gian rất được các bạn trẻ rất ưa chuộng hiện nay. Không chỉ mang lại thu nhập, công việc này còn có thể giúp họ thỏa mãn đam mê và niềm yêu thích trong lĩnh vực thời trang và làm đẹp. Đồng thời cũng sẽ rèn cho họ một số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, kỹ năng xử lý tình huống…
Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến mà bạn có thể sẽ gặp phải nếu ứng tuyển cho vị trí nhân viên bán hàng:
- Tại sao bạn lại lựa chọn trở thành nhân viên bán quần áo?
- Xu hướng thời trang yêu thích của bạn là gì?
- Bạn đã từng đảm nhiệm vị trí tương tự trước đây chưa?
- Bạn cập nhật tin tức và xu hướng thời trang như thế nào?
- Theo bạn, yếu tố nào là quan trọng nhất đối với một nhân viên bán hàng thời trang?
2. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng Siêu thị
Trên thực tế, việc phỏng vấn cho vị trí nhân viên bán hàng tại Siêu thị không quá khó. Tuy nhiên, bạn cũng nên chuẩn bị trước câu trả lời cho các câu hỏi có thể gặp phải trong buổi phỏng vấn để đảm bảo sự tự tin trong quá trình phỏng vấn thật sự.
Một số câu hỏi phỏng vấn cho vị trí nhân viên bán hàng siêu thị có thể kể đến như:
- Tại sao bạn lựa chọn công việc này? Bạn có niềm đam mê với bán hàng không?
- Bạn đã có kinh nghiệm làm nhân viên bán hàng tại siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi trước đây chưa?
- Bạn nghĩ kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với một nhân viên bán hàng?
- Bạn có tình nguyện ở lại tăng ca nếu có nhiệm vụ đột xuất hay không?
- Nếu gặp một khách hàng có hành vi trộm cắp trong siêu thị, bạn sẽ làm gì?
3. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng Mỹ phẩm
Để ứng tuyển làm một nhân viên bán hàng mỹ phẩm, điều tiên quyết trước tiên là bạn phải hiểu rõ về thương hiệu và sản phẩm mà bạn sẽ tư vấn. Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể sẽ gặp phải khi ứng tuyển cho vị trí này:
- “Hãy trình bày những hiểu biết của bạn về thương hiệu và sản phẩm của chúng tôi.”
- “Nếu để bạn giới thiệu sản phẩm X, bạn sẽ tư vấn cho khách hàng như thế nào?”
- “Theo bạn, khách hàng khi mua mỹ phẩm sẽ quan tâm đến những điều gì?”
- “Nếu chúng tôi áp KPI cho bạn, bạn có đủ tự tin để vượt qua không?”
- “Đối với các khách hàng có làn da dầu và nhạy cảm, bạn sẽ lựa chọn sản phẩm nào để tư vấn cho họ?”
VI. Lưu ý để trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Để có thể tự tin trả lời tốt những câu hỏi trong buổi phỏng vấn nhân viên bán hàng, bạn nên chú ý những điều sau:
Trước phỏng vấn
Tìm hiểu thông tin về công ty và vị trí ứng tuyển
Tìm hiểu kỹ thông tin về công ty cũng như vị trí ứng tuyển là việc đầu tiên bạn cần làm khi ứng tuyển cho bất kỳ vị trí nào. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa công ty, môi trường làm việc cũng như các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp. Ngoài ra, bạn cũng sẽ nắm bắt được những yêu cầu cũng như mong đợi của nhà tuyển dụng cho vị trí ứng tuyển. Qua đó, bạn sẽ tự tin hơn để chuẩn bị các câu trả lời phù hợp cũng như thể hiện sự quan tâm của mình với công ty.
Luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp
Để đảm bảo có được sự tự tin và trạng thái tốt nhất trong ngày phỏng vấn, hãy tìm hiểu và luyện tập trước câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Hơn hết, việc chuẩn bị trước câu trả lời sẽ giúp bạn phản ứng nhanh hơn khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Chuẩn bị trang phục phù hợp
Trang phục và tác phong là hai yếu tố tạo nên ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng về bạn. Do đó, hãy tìm hiểu trước về văn hóa công ty cũng như tính chất công việc để lựa chọn trang phù hợp. Một tips về trang phục phỏng vấn có thể sử dụng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề đó chính là ưu tiên yếu tố gọn gàng, lịch sự, chuyên nghiệp, thiên về các gam màu trung tính (đen, trắng, be, xám, nâu, xanh navy…)
Trong phỏng vấn
Đến sớm
Để thể hiện sự chuyên nghiệp, hãy đến sớm hơn giờ hẹn khoảng 5 – 10 phút. Đây là khoảng thời gian phù hợp, đảm bảo bạn sẽ không phải chờ nhà tuyển dụng quá lâu, đồng thời cũng giúp bạn giải quyết những tình huống không mong muốn có thể xảy ra trên đường đi (hỏng xe, lạc đường…). Lưu ý đừng đến muộn và cũng đừng đến quá sớm, bởi nhà tuyển dụng có thể đang phỏng vấn ứng viên khác và việc chờ đợi quá lâu có thể khiến bạn mất bình tĩnh.
Thể hiện sự tự tin và thái độ tích cực
Trong suốt quá trình phỏng vấn, hãy giữ vững sự tự tin và thái độ tích cực của mình. Điều này sẽ mang lại ấn tượng tốt về bạn trong mắt nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu gặp mặt.
Ngoài ra, trong quá trình trả lời phỏng vấn, cần chú ý điều chỉnh dáng ngồi sao cho thoải mái, không quá cứng nhắc nhưng cũng không quá tùy tiện. Tốt nhất là giữ cho lưng thẳng và nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng khi trả lời câu hỏi.
Bình tĩnh lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời rành mạch, rõ ràng
Trong quá trình trả lời câu hỏi, hãy kiên nhẫn và tập trung lắng nghe kỹ các câu hỏi và bình tĩnh đưa ra câu trả lời rành mạch, rõ ràng, đúng trọng tâm. Để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng, hãy đưa ra các ví dụ thực tế để câu trả lời của bạn trở nên sinh động và thuyết phục hơn.
Thể hiện sự quan tâm với công ty và vị trí công việc
Trước khi kết thúc phỏng vấn, bạn sẽ có cơ hội được đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Đây chính là một cơ hội tốt để thể hiện sự quan tâm của bạn với công ty và vị trí công việc, đồng thời cũng là cách để thể hiện xem bạn hiểu rõ bao nhiêu về công ty. Do đó, hãy nắm bắt cơ hội và đưa ra các câu hỏi về công ty, về vị trí ứng tuyển hoặc cơ hội phát triển của vị trí mà bạn đang ứng tuyển nhé.
Sau phỏng vấn
Trước khi kết thúc phỏng vấn và tạm biệt nhà tuyển dụng, hãy gửi lời cảm ơn vì đã dành thời gian và tạo cơ hội cho bạn tham gia phỏng vấn. Bên cạnh đó, sau khi kết thúc phỏng vấn, hãy gửi thêm một email follow up cảm ơn nhà tuyển dụng. Điều này vừa giúp tạo ấn tượng tốt khiến nhà tuyển dụng nhớ đến bạn, lại cũng vừa là cơ hội để bạn có thể trả lời lại các câu hỏi mà bạn thấy rằng mình chưa thể hiện tốt trong quá trình phỏng vấn.
VII. Mẹo gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí ứng tuyển
Việc hiểu rõ về văn hóa, môi trường công ty, đặc điểm sản phẩm, dịch vụ cũng như những yêu cầu của vị trí ứng tuyển là cực kỳ quan trọng. Điều này sẽ thể hiện bạn cực kỳ quan tâm đến công việc và có nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty.
Bạn có thể tìm hiểu các thông tin này qua website, các trang mạng xã hội của công ty; các trang web tuyển dụng; đánh giá, nhận xét của nhân viên và cựu nhân viên công ty.
Tự tin giao tiếp bằng mắt và thể hiện ngôn ngữ cơ thể
Trong quá trình phỏng vấn, hãy tin tưởng vào bản thân và khả năng của mình và tự tin nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Ngoài ra, phong thái và ngôn ngữ cơ thể cũng sẽ nói lên khá nhiều về con người bạn. Do đó, nếu muốn tạo ấn tượng tốt từ những giây đầu tiên chạm mặt, hãy chú ý điều chỉnh dáng ngồi của mình. Đảm bảo không quá cứng ngắc nhưng cũng không quá tùy tiện.
Sử dụng ví dụ minh họa thực tế khi trả lời
Để tăng tính thuyết phục và khiến câu trả lời trở nên sinh động hơn, hãy đưa ra các ví dụ thực tế khi trả lời câu hỏi. Ví dụ, đối với câu hỏi về điểm mạnh của bản thân, thay vì chỉ liệt kê các điểm mạnh, bạn hãy đưa ra minh chứng cụ thể về lần bạn sử dụng thế mạnh đó trong công việc của mình.
Gửi lời cảm ơn sau buổi phỏng vấn
Sau buổi phỏng vấn, hãy gửi một email follow up để cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã tạo cơ hội và dành thời gian cho buổi phỏng vấn. Đây có thể là một cách để khiến nhà tuyển dụng nhớ về bạn và khiến bạn nổi bật hơn trong số các ứng viên cùng ứng tuyển.
Như vậy, qua bài viết vừa rồi, chúng ta đã cùng tìm hiểu về các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổ biến và tips để trả lời. Hy vọng với những thông tin có trong bài, bạn đọc đã có thêm động lực và tự tin để vượt qua vòng phỏng vấn sắp tới với nhà tuyển dụng.
Alehub mang đến cho doanh nghiệp 3 giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động cung ứng nhân sự và đào tạo phòng kinh doanh
Dịch vụ Telesale thuê ngoài (online, onsite, theo call, theo cam kết)
Tuyển dụng phòng kinh doanh (cung cấp CV ứng viên, headhunt, tư vấn tuyển dụng)
Cam kết 1 đổi 1, 100% chất lượng cuộc gọi, đúng deadline, add on dịch vụ, hoàn phí nếu không thực hiện đúng cam kết!
Hỗ trợ hơn 400 khách hàng, 1000+ doanh nghiệp, thương hiệu lớn như Karma Academy, Onschool, Genie Group,…, cùng 3000+ nhân sự được đào tạo kết nối.
Hotline: 098 154 9988
Email: admin@ezsale.vn
Địa chỉ:
– Hà Nội: Tòa Housing, Số 299 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
– TP.HCM: Số 157 đường Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
– Hải Phòng: Số 1/10B Lê Hồng Phong, Quận Hải An, TP.Hải Phòng
– Đà Nẵng: Số 167 Phan Châu Trinh, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng