[A-Z] Mô Tả Công Việc Trưởng Phòng Kinh Doanh Mới Nhất 2024
Nội dung của bản mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong JD tuyển dụng. Nội dung bản mô tả càng chi tiết, rõ ràng, càng thể hiện được sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, Alehub sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về nội dung chi tiết cần có trong bản mô tả công việc của trưởng phòng kinh doanh, kèm theo đó là mẫu JD chi tiết và một số vấn đề liên quan khi lên kế hoạch tuyển dụng cho vị trí này.
1. Mô Tả Công Việc Của Trưởng Phòng Kinh Doanh Chi Tiết
Lãnh đạo và quản lý nhân sự phòng kinh doanh
Trên cương vị là trưởng phòng kinh doanh, họ có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh. Trong đó bao gồm phân công nhiệm vụ, theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc, đào tạo và phát triển nhân sự… Cụ thể như sau:
- Lãnh đạo và quản lý hiệu quả bộ phận kinh doanh, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trơn tru và đạt hiệu quả cao.
- Phối hợp với phòng nhân sự trong công tác tuyển dụng nhân viên cho phòng kinh doanh
- Phụ trách hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên mới và lập kế hoạch training, phát triển năng lực của đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh.
- Phân công nhiệm vụ cho đội ngũ nhân viên kinh doanh dựa trên năng lực cá nhân.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh.
- Tạo dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo và khuyến khích tinh thần làm việc nhóm.
Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh là một trong những nhân sự nòng cốt tham gia vào quá trình phân tích thị trường và xây dựng kế hoạch kinh doanh. Do đó, trong bản mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh thường sẽ có các đầu việc như:
- Phân tích thị trường, xác định SWOT, đánh giá tiềm năng và đề xuất cơ hội kinh doanh mới.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh tổng thể, bao gồm các mục tiêu cụ thể, kế hoạch hành động và dự trù ngân sách.
- Phát triển các chiến lược bán hàng và marketing hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu.
- Lên dự trù ngân sách cần thiết để triển khai các chiến lược bán hàng, marketing.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả thực hiện chiến lược, điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.
Phát triển hoạt động kinh doanh
Một trong những công việc chuyên môn của trưởng phòng kinh doanh đó là nghiên cứu thông tin và đưa ra các hướng phát triển hoạt động kinh doanh. Do đó, trong bảng mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh thường sẽ có các yêu cầu về công việc như:
- Xác định và khai thác các thị trường mới, mở rộng mạng lưới khách hàng và đối tác kinh doanh.
- Xác định thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu, xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng.
- Phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng và đối tác kinh doanh nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.
Quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng
Trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm tạo dựng, phát triển và quản lý mối quan hệ với khách hàng. Họ cần đảm bảo luôn xác định được đúng nhu cầu của khách hàng, qua đó đưa ra các kế hoạch nhằm tiếp cận và xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Cụ thể, trưởng phòng kinh doanh sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu nhu cầu khách hàng mục tiêu thông qua khảo sát, phân tích dữ liệu bán hàng…
- Xây dựng mối quan hệ và tạo dựng lòng tin cho khách hàng.
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
- Tiếp nhận phản hồi từ phía khách hàng và đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng, đảm bảo không để lại ấn tượng xấu về doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Quản lý doanh thu
Ngoài các công việc trên, trưởng phòng kinh doanh cũng sẽ phụ trách quản lý doanh thu, bao gồm:
- Đặt ra mục tiêu doanh thu cụ thể và theo dõi tiến độ thực hiện.
- Phân tích dữ liệu bán hàng để xác định xu hướng thị trường và đưa ra các giải pháp tối ưu hóa doanh thu.
- Quản lý chi phí hiệu quả để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
> Xem thêm:
Bảng Mô Tả Công Việc Giám Đốc Kinh Doanh Mới Nhất 2024
2. Tham Khảo Mẫu JD Trưởng Phòng Kinh Doanh
Dưới đây là một mẫu JD trưởng phòng kinh doanh cực kỳ chi tiết mà các nhà tuyển dụng có thể tham khảo:
Mẫu JD Tuyển dụng Trưởng Phòng Kinh Doanh.docx
Link tải PDF Mẫu JD Tuyển dụng Trưởng Phòng Kinh Doanh
3. Điều Kiện Để Trở Thành Trưởng Phòng Kinh Doanh
Về học vấn, kinh nghiệm
Trưởng phòng kinh doanh là một vị trí cốt cán trong doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu về học vấn, kinh nghiệm sẽ cao hơn vị trí nhân viên thông thường. Tùy vào quy mô doanh nghiệp cũng như lĩnh vực hoạt động mà mỗi công ty sẽ có yêu cầu riêng cho vị trí này, nhưng nhìn chung đều cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Marketing, hoặc các ngành liên quan.
- Tối thiểu 3-5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh,
- Có kinh nghiệm bán hàng, marketing hoặc quản lý.
- Có kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh của công ty.
- Có khả năng phát triển các chiến lược bán hàng và marketing hiệu quả.
Về kỹ năng
Để có thể đảm nhiệm vai trò của một trưởng phòng kinh doanh, bên cạnh trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, họ cũng cần sở hữu các kỹ năng sau:
- Kỹ năng lãnh đạo: Để quản lý có hiệu quả đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh cần phải có khả năng truyền cảm hứng, thúc đẩy và dẫn dắt các nhân viên nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Kỹ năng quản lý: Khả năng quản lý tốt sẽ giúp trưởng phòng kinh doanh phân chia công việc hiệu quả, đúng năng lực của từng người, cũng như đưa ra được những đánh giá công tâm, minh bạch nhất. Đồng thời biết cách hướng dẫn và đào tạo nhân viên, trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng chuyên môn phục vụ cho công việc.
- Kỹ năng giao tiếp: Trưởng phòng kinh doanh cần phải có khả năng giao tiếp hiệu quả, biết cách trình bày ý tưởng và truyền đạt thông tin rõ ràng, thuyết phục, cũng như cách quản lý ngôn ngữ cơ thể để thu hút được sự đồng thuận và sự tin tưởng từ nhân viên, đồng nghiệp, lãnh đạo và khách hàng.
- Kỹ năng đàm phán: Khả năng đàm phán tốt sẽ tạo lợi thế khi thương lượng với khách hàng, đối tác. Qua đó dành được lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
Về phẩm chất
Ngoài các yêu cầu về kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng chuyên môn, phẩm chất cũng là một yếu tố mà các doanh nghiệp sẽ đánh giá khi lựa chọn ứng viên cho vị trí trưởng phòng kinh doanh.
- Đạo đức nghề nghiệp: Luôn hành động trung thực, minh bạch và đặt lợi ích của doanh nghiệp lên hàng đầu.
- Có tinh thần trách nhiệm: Luôn đảm bảo hoàn thành tốt mọi công việc, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm cho các hành động của mình.
- Đam mê: Có sự yêu thích và niềm đam mê với kinh doanh và lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu đề ra.
- Khả năng thích nghi: Khả năng thích nghi tốt để có thể nhanh chóng làm quen với sự thay đổi thường xuyên của môi trường kinh doanh. Đồng thời nhanh chóng cập nhật những xu hướng thị trường mới nhất.
4. Lộ Trình Thăng Tiến Của Trưởng Phòng Kinh Doanh
Trưởng phòng kinh doanh là một vị trí quan trọng và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu hoàn thành tốt công việc của mình, họ hoàn toàn có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cấp cao như:
- Giám đốc kinh doanh: Đây là vị trí cao nhất trong bộ phận kinh doanh. Vị trí này chịu trách nhiệm chung cho tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty, trong đó bao gồm xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường, xây dựng kế hoạch bán hàng, tiếp thị, v.v. Để lên được vị trí này, trưởng phòng kinh doanh cần phải có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh, có khả năng lãnh đạo xuất sắc và được đánh giá cao về tầm nhìn, chiến lược.
- Giám đốc sản phẩm: Nếu công ty phát triển sản phẩm, trưởng phòng kinh doanh có thể có cơ hội thăng tiến lên vị trí giám đốc sản phẩm. Yêu cầu dành cho vị trí này đó chính là phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và có hiểu biết về sản phẩm. Đồng thời có khả năng sáng tạo và đổi mới.
- Giám đốc kinh doanh vùng: Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, trưởng phòng kinh doanh hoàn toàn có thể được cân nhắc thăng chức thành giám đốc chi nhánh, hoặc giám đốc kinh doanh vùng. Điều kiện để được cân nhắc đó chính là có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, có khả năng lãnh đạo và quản lý tốt, đồng thời có hiểu biết về thị trường địa phương/ vùng quản lý.
5. 5 Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Làm Việc Của Trưởng Phòng Kinh Doanh
Năng lực lãnh đạo và quản lý
Trưởng phòng kinh doanh là người sẽ đảm nhiệm trọng trách quản lý trực tiếp đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh. Do đó, họ cần phải có năng lực lãnh đạo và quản lý thật tốt. Cụ thể:
- Kỹ năng lãnh đạo: Khả năng truyền cảm hứng, thúc đẩy và dẫn dắt đội ngũ nhân viên đạt được mục tiêu chung.
- Kỹ năng quản lý: Khả năng phân công nhiệm vụ, hướng dẫn và đào tạo nhân viên, đồng thời đánh giá hiệu quả công việc của họ thường xuyên.
- Khả năng xây dựng đội ngũ: Khả năng tạo dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo và khuyến khích tinh thần làm việc nhóm.
Khả năng tư duy chiến lược
Một trong những công việc chính của trưởng phòng kinh doanh là nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh. Do đó, để đánh giá trình độ của một người có đủ khả năng đảm nhiệm vị trí này hay không, cần phải xét đến các yếu tố như:
- Tầm nhìn xa: Khả năng nhìn nhận và dự đoán xu hướng thị trường, xác định cơ hội kinh doanh mới.
- Kỹ năng phân tích: Khả năng thu thập, phân tích dữ liệu thị trường và đưa ra các quyết định sáng suốt.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh tổng thể, bao gồm các mục tiêu cụ thể, kế hoạch hành động và dự trù ngân sách.
Tinh thần trách nhiệm và kỷ luật
Một người quản lý có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật cao khiến nhân viên cảm thấy tin tưởng và tôn trọng. Một người trưởng phòng tốt sẽ biểu hiện ở các khía cạnh như:
- Luôn hoàn thành tốt công việc được giao và chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.
- Luôn hành động trung thực, minh bạch và đặt lợi ích của doanh nghiệp lên hàng đầu.
Hiệu quả công việc
Hiệu quả công việc là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá năng lực thực tế của một trưởng phòng kinh doanh.
- Doanh số bán hàng: Mức độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận thu về sau mỗi chiến dịch bán hàng sau khi đã trừ đi các chi phí đầu tư.
- Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ khách hàng tiềm năng biến thành khách hàng thực sự.
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh số: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận trong khoảng thời gian trưởng phòng kinh doanh quản lý đội ngũ.
- Thị phần: Khả năng mở rộng thị phần và thu hút khách hàng mới
- Mức độ hài lòng của khách hàng: Độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Phản hồi từ phía nhân viên và lãnh đạo
Ngoài các yếu tố trên, phản hồi về năng lực làm việc từ phía nhân viên, đồng nghiệp và cấp trên cũng là một yếu tố quan trọng, thể hiện rõ năng lực làm việc và quản lý của một trưởng phòng kinh doanh. Trong đó, nhân viên sẽ đưa ra đánh giá về hiệu quả lãnh đạo, quản lý; còn cấp trên sẽ đưa ra được đánh giá thực tế về năng lực và phẩm chất.
Alehub – Giải Quyết Bài Toán Tuyển Dụng Nhân Sự Phòng Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp
Alehub là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp nhằm giải quyết các bài toán nhân sự của phòng kinh doanh. Trong đó, dịch vụ Tuyển dụng phòng kinh doanh của Alehub cam kết có thể mang lại cho doanh nghiệp các lợi ích như:
- Cung cấp CV ứng viên trong vòng 14 ngày
- Đảm bảo ứng viên đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp
- Dịch vụ bảo hành 1 đổi 1 nếu ứng viên nghỉ ngang hoặc không phù hợp.
- Tặng phần mềm tìm kiếm và tiếp cận ứng viên tự động trị giá 4 triệu!
Để lại thông tin để được tư vấn và nhận ngay CV Sale miễn phí
Như vậy, qua bài viết vừa rồi, chúng ta đã cùng tìm hiểu chi tiết về nội dung bản mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh. Hi vọng với những thông được Alehub chia sẻ trên đây, các nhà tuyển dụng đã có thêm tư liệu để xây dựng nên một JD Trưởng phòng kinh doanh chuyên nghiệp, đầy đủ nhất.
Alehub mang đến cho doanh nghiệp 3 giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động cung ứng nhân sự và đào tạo phòng kinh doanh
Dịch vụ Telesale thuê ngoài (online, onsite, theo call, theo cam kết)
Tuyển dụng phòng kinh doanh (cung cấp CV ứng viên, headhunt, tư vấn tuyển dụng)
Cam kết 1 đổi 1, 100% chất lượng cuộc gọi, đúng deadline, add on dịch vụ, hoàn phí nếu không thực hiện đúng cam kết!
Hỗ trợ hơn 400 khách hàng, 1000+ doanh nghiệp, thương hiệu lớn như Karma Academy, Onschool, Genie Group,…, cùng 3000+ nhân sự được đào tạo kết nối.
Hotline: 098 154 9988
Email: admin@ezsale.vn
Địa chỉ:
– Hà Nội: Tòa Housing, Số 299 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
– TP.HCM: Số 157 đường Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
– Hải Phòng: Số 1/10B Lê Hồng Phong, Quận Hải An, TP.Hải Phòng
– Đà Nẵng: Số 167 Phan Châu Trinh, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng