Top 16 Câu Hỏi Phỏng Vấn Telesale Dành Cho Nhà Tuyển Dụng
Khi phỏng vấn Telesale, nhà tuyển dụng cần biết cách lựa chọn và đặt câu hỏi phỏng vấn phù hợp nhằm đánh giá chính xác khả năng và trình độ của ứng viên. Trong bài viết hôm nay, Alehub sẽ chia sẻ đến bạn danh sách các câu hỏi phỏng vấn Telesale hay nhất, đồng thời đưa ra một số lưu ý nhà tuyển dụng nên biết khi tiến hành phỏng vấn ứng viên.
1. Tiêu Chí Đánh Giá Câu Trả Lời Phỏng Vấn Của Ứng Viên Telesale
Một bộ tiêu chí đánh giá câu trả lời phỏng vấn của ứng viên rõ ràng, cụ thể giúp đảm bảo tính khách quan, minh bạch, đồng thời đảm bảo hiệu quả tuyển dụng. Dưới đây là một số gợi ý về các tiêu chí mà nhà tuyển dụng nên sử dụng để đánh giá câu trả lời phỏng vấn của ứng viên Telesale:
1.1. Hiểu biết về công việc và sản phẩm/ dịch vụ
Tiêu chí này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về trình độ và kiến thức của ứng viên về ngành Telesales nói chung cũng như về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp hay không. Cụ thể:
- Ứng viên có nắm rõ bản chất công việc, các đầu việc cần làm hay các khó khăn, thách thức mà một Telesale cần phải đối mặt hay không?
- Ứng viên có hiểu biết hoặc có kiến thức về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
- Ứng viên có hiểu rõ về sản phẩm/ dịch vụ mà công ty đang cung cấp không?
1.2. Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng nhất đối với một Telesale. Để đánh giá kỹ năng mềm, doanh nghiệp cần xem xét hai kỹ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp: Bao gồm khả năng ăn nói lưu loát, rõ ràng, truyền cảm; khả năng lắng nghe và nắm bắt thông tin cũng như khả năng đặt câu hỏi để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
- Kỹ năng thuyết phục: Bao gồm khả năng thuyết trình ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn; khả năng xử lý khiếu nại và xử lý tình huống khéo léo; sự tin tin vào sản phẩm/ dịch vụ và tự tin vào khả năng của bản thân.
1.3. Kỹ năng làm việc
Với tính chất công việc của mình, một Telesale có tiềm năng cần cần sở hữu các khả năng sau:
- Khả năng làm việc độc lập, có thể tự hoàn thành công việc được giao mà không cần giám sát quá nhiều.
- Khả năng teamwork tốt, biết cách hòa hợp và hợp tác với đồng nghiệp để đạt được mục tiêu chung.
- Khả năng chịu áp lực tốt, giữ được sự bình tĩnh và hiệu suất làm việc kể cả khi đối mặt với môi trường làm việc căng thẳng.
1.4. Tính cách và thái độ
Bên cạnh các tiêu chí về trình độ, kiến thức và kỹ năng, tính cách và thái độ làm việc cũng là một tiêu chí mà nhà tuyển dụng nên chú ý cân nhắc khi lựa chọn ứng viên Telesale. Cụ thể:
- Sự nhiệt tình: Ứng viên thể hiện được sự nhiệt tình, năng động trong việc.
- Sự kiên trì: Telesale là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiên trì, không dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
- Có mục tiêu rõ ràng và luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình.
1.5. Kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng khác
Ngoài các tiêu chí đã nêu trên, có thể kể đến một số tiêu chí khác cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng khi đánh giá ứng viên Telesale như:
- Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bán hàng, chăm sóc khách hàng.
- Kỹ năng tin học văn phòng
- Kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ như CRM
- Khả năng sử dụng ngoại ngữ (nếu cần thiết)
2. Top Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Telesales
2.1. Câu hỏi phỏng vấn Telesale tìm hiểu thông tin ứng viên
Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu qua về bản thân bạn
Đây là câu hỏi mở đầu phổ biến nhất trong các cuộc phỏng vấn. Câu trả lời của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về họ, đồng thời đánh giá về khả năng giao tiếp, sự tự tin cũng như độ phù hợp với công việc.
Đối với câu hỏi này, một ứng viên Telesale có tiềm năng cần đáp ứng được những tiêu chí sau:
- Sự tự tin và thẳng thắn, giọng nói rõ ràng, mạch lạc.
- Câu trả lời trung thực, ngắn gọn, xúc tích, đúng trọng tâm, trình bày thông tin một cách rõ ràng, logic.
- Câu trả lời tập trung vào những thông tin liên quan đến công việc Telesale, thể hiện được sự hứng thú với công việc cũng như kinh nghiệm làm việc của ứng viên.
Câu hỏi 2: Tại sao bạn lại lựa chọn công việc này?
Đây là câu hỏi giúp đánh giá về đam mê, động lực nghề nghiệp cũng như sự phù hợp của ứng viên với công việc Telesale. Một số tiêu chí để đánh giá câu trả lời này bao gồm:
- Hiểu rõ về bản chất công việc Telesale, bao gồm các công việc chính, cơ hội và thách thức trong ngành.
- Có đam mê với việc giao tiếp, thuyết phục và bán hàng qua điện thoại.
- Ứng viên có tính cách và kỹ năng phù hợp với tính chất công việc.
- Ứng viên có tìm hiểu trước về công ty và vị trí tuyển dụng.
- Ứng viên đưa ra những ví dụ cụ thể về kinh nghiệm làm việc có liên quan đến vị trí công việc.
Câu hỏi 3: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được độ hiểu biết về công việc của ứng viên, sự phù hợp với văn hóa công ty cũng như khả năng phát triển của ứng viên. Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá câu trả lời của ứng viên thông qua các tiêu chí sau:
- Ứng viên có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn rõ ràng, đã có hình dung về sự nghiệp của mình trong tương lai.
- Mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc, lộ trình thăng tiến và văn hóa của công ty.
- Ứng viên có kế hoạch học hỏi và phát triển kỹ năng cần thiết cho công việc.
- Ứng viên thể hiện được tiềm năng bản thân có thể đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Câu hỏi 4: Hãy trình bày về điểm mạnh và điểm yếu của bạn
Câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu nằm trong top những câu hỏi phỏng vấn Telesale phổ biến nhất. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng tự nhận thức về bản thân cũng như độ phù hợp với công việc của ứng viên.
Đối với câu hỏi này, câu trả lời của các ứng viên tiềm năng cần đáp ứng các tiêu chí sau:
Về điểm mạnh:
- Điểm mạnh được nêu ra có thể hỗ trợ các công việc của một nhân viên Telesale, ví dụ như khả năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thuyết phục và đàm phán, kỹ năng teamwork…
- Ứng viên đưa ra được ví dụ cụ thể để minh họa cho điểm mạnh của mình.
- Ứng viên thể hiện sự tự tin về tự hào về lợi thế của mình.
Về điểm yếu:
- Ứng viên sẵn sàng thừa nhận và nêu rõ ràng điểm yếu của mình.
- Ứng viên đã có kế hoạch cụ thể để khắc phục điểm yếu đó.
- Ứng viên thể hiện tinh thần lạc quan, sẵn sàng học hỏi để khắc phục điểm yếu và phát triển bản thân.
2.2. Câu hỏi phỏng vấn Telesale về Chuyên môn
Câu hỏi 5: Hãy trình bày về quy trình bán hàng của bạn
Mỗi nhân viên Telesale sẽ có quy trình bán hàng khác nhau, tùy thuộc vào thế mạnh cũng như đặc điểm và nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sự hiểu biết của ứng viên về quy trình bán hàng, khả năng tư duy logic và kinh nghiệm thực tế. Đồng thời, xem xét xem liệu quy trình bán hàng của họ có phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ và khách hàng của công ty hay không.
Một câu trả lời đạt chuẩn cần phải đáp ứng được các yếu tố sau:
- Ứng viên nắm rõ các bước cơ bản của quy trình bán hàng, có thể mô tả chi tiết từng hoạt động cụ thể cũng như mối tương quan của từng giai đoạn.
- Ứng viên có thể điều chỉnh quy trình bán hàng dựa trên đặc điểm khách hàng và từng tình huống cụ thể.
- Ứng viên có thể đưa ra ví dụ thực tế về cách áp dụng quy trình bán hàng.
- Quy trình bán hàng của ứng viên hướng đến mục đích đạt được mục tiêu bán hàng.
- Ứng viên đưa ra được các chỉ số để đo lường hiệu quả của quy trình bán hàng.
Câu hỏi 6: Trình bày những hiểu biết của bạn về công ty và sản phẩm/ dịch vụ của chúng tôi
Đây là một câu hỏi giúp đánh giá mức độ nghiêm túc và sự chuẩn bị của ứng viên trước khi tham gia phỏng vấn. Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng có thể nắm được ứng viên biết gì, thích gì về công ty và sản phẩm/ dịch vụ.
Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên dựa trên các tiêu chí sau:
- Ứng viên nắm được các thông tin cơ bản về doanh nghiệp (Ví dụ: lịch sự phát triển, văn hóa doanh nghiệp, tầm nhìn, sứ mệnh, lĩnh vực kinh doanh…)
- Ứng viên đã tìm hiểu và nắm được các thông tin cơ bản về sản phẩm/ dịch vụ mà công ty cung cấp (Ví dụ: tính năng nổi trội, lợi ích mang lại, cách thức hoạt động, giá cả…)
- Ứng viên có hiểu biết về thị trường và lĩnh vực kinh doanh mà công ty đang hành động.
- Ứng viên sử dụng đúng các thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ.
Câu hỏi 7: Làm thế nào để xác định một khách hàng có tiềm năng hay không?
Đây là một câu hỏi đánh giá về chuyên môn, kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng tư duy của ứng viên. Một nhân viên Telesale ưu tú không chỉ phải biết cách chào hàng và tư vấn sáng tạo, mà còn biết cách xác định tiềm năng của khách hàng và mang lại cho doanh nghiệp những hợp đồng, đơn hàng chất lượng.
Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá câu trả lời của ứng viên cho câu hỏi này mà nhà tuyển dụng có thể tham khảo:
- Ứng viên hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty.
- Ứng viên biết cách liên kết các đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ với nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
- Ứng viên đưa ra được các ví dụ cụ thể về cách sản phẩm/ dịch vụ giải quyết vấn đề cho khách hàng.
- Ứng viên biết cách đặt các câu hỏi mở để khai thác thông tin từ khách hàng và xác định nhu cầu thực sự của khách hàng.
- Ứng viên có thể đánh giá độ phù hợp của sản phẩm/ dịch vụ với nhu cầu của khách hàng và xác định dấu hiệu cho thấy khách hàng có tiềm năng mua hàng (Ví dụ: ngân sách, thái độ…)
- Ứng viên có kinh nghiệm thực tế trong việc xác định khách hàng tiềm năng.
- Ứng viên chia sẻ được trải nghiệm thực tế về các tình huống mà họ từng gặp phải và cách họ xử lý.
Câu hỏi 8: Nếu phải lựa chọn giữa đạt được mục tiêu bán hàng và đạt được sự hài lòng của khách hàng, bạn sẽ chọn gì?
Đây là một câu hỏi đánh đố ứng viên, bởi cả hai mục tiêu này đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng kinh doanh và danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp. Thông qua câu trả lời của ứng viên, doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng tư duy để cân bằng giữa mục tiêu kinh doanh và sự hài lòng của khách hàng của ứng viên.
Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá câu trả lời của ứng viên cho câu hỏi này:
- Ứng viên nhận thức được tầm quan trọng và mối tương quan giữa hai mục tiêu này.
- Ứng viên có thể đưa ra giải pháp để giải quyết tình huống khi mục tiêu bán hàng và sự hài lòng của khách hàng mâu thuẫn lẫn nhau.
- Ứng viên biết cách xác định được đâu là ưu tiên hàng đầu trong từng tình huống cụ thể.
2.3. Câu hỏi phỏng vấn đánh giá Kỹ năng của Telesale
Câu hỏi 9: Bạn có cảm thấy thoải mái và tự tin khi thực hiện cuộc gọi Telesale không?
Liên hệ và thực hiện chào hàng, tư vấn cho khách hàng là công việc chính của Telesale. Do đó, một Telesale cần phải có đủ tự tin và kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện các cuộc gọi Telesale một cách suôn sẻ, đạt được mục đích bán hàng.
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được thái độ làm việc, sự tự tin cũng như khả năng thích ứng của ứng viên đối với công việc Telesale. Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá câu trả lời của ứng viên:
- Ứng viên thể hiện sự hứng thú và nhiệt tình với công việc Telesales, cho thấy họ sẵn sàng đối mặt với những thử thách.
Ví dụ: Ứng viên nói về cơ hội được giao tiếp với nhiều người, được học hỏi những kỹ năng mới, hoặc về khả năng đóng góp vào sự thành công của công ty…
- Ứng viên thể hiện sự tự tin vào khả năng giao tiếp và thuyết phục của mình.
- Ứng viên hiểu rõ về những khó khăn và thử thách mà một nhân viên Telesale thường phải đối mặt.
- Ứng viên thể hiện sự linh hoạt trong việc thích ứng với những tình huống khác nhau trong công việc.
- Ứng viên cho thấy tinh thần sẵn sàng học hỏi và cải thiện bản thân.
Câu hỏi 10: Bạn không thích điều gì khi thực hiện công việc Telesale?
Câu hỏi này có vẻ tiêu cực nhưng lại có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá được sự chân thật, khả năng nhìn nhận vấn đề cũng như cách ứng viên giải quyết khó khăn trong công việc.
Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên dựa trên các tiêu chí sau:
- Sự trung thực và thẳng thắn: Ứng viên thẳng thắn thừa nhận những khó khăn và những điểm mà họ không thích khi thực hiện công việc Telesale.
- Khả năng tự nhận thức: Ứng viên hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và ảnh hưởng của chúng lên công việc.
- Cách giải quyết khó khăn: Ứng viên thể hiện thái độ tích cực trong việc tìm kiếm giải pháp, cho thấy sự sẵn sàng học hỏi và cải thiện bản thân.
- Tư duy giải quyết vấn đề: Ứng viên có thể đưa ra những kế hoạch cụ thể để vượt qua những khó khăn mà họ đã nêu.
Câu hỏi 11: Bạn thường sử dụng phần mềm bán hàng hoặc công cụ hỗ trợ nào?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá kinh nghiệm thực tế, khả năng thích ứng với công nghệ cũng như cách ứng viên tổ chức và sắp xếp công việc của mình. Một câu trả lời tốt sẽ đáp ứng được các tiêu chí:
- Ứng viên đưa ra được câu trả lời cụ thể và chi tiết về phần mềm mà họ từng sử dụng, không trả lời chung chung như “Em đã từng sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ”.
- Ứng viên trình bày được lợi ích mà họ nhận được khi sử dụng các phần mềm đó.
- Ứng viên thể hiện được tinh thần sẵn sàng học hỏi và tìm hiểu về các công cụ, phần mềm mới.
Câu hỏi 12: Bạn có thể thực hiện một cuộc gọi Telesale ngay bây giờ không?
Đây là câu hỏi được sử dụng khi nhà tuyển dụng muốn đánh giá trực tiếp kỹ năng làm việc thực tế của ứng viên, cũng như sự tự tin và khả năng ứng biến của họ. Đồng thời, nhà tuyển dụng còn có thể xác định được liệu ứng viên có hiểu rõ tầm quan trọng của việc chuẩn bị trước khi thực hiện cuộc gọi hay không.
Một câu trả lời tốt cần đáp ứng được các yếu tố sau:
- Ứng viên thể hiện thái độ tích cực và sự tự tin vào khả năng giao tiếp của mình.
- Ứng viên chủ động hỏi về những thông tin họ cần nắm trước khi bắt đầu cuộc gọi bán hàng.
- Ứng viên biết cách sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp, rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt ý tưởng trôi chảy và dễ hiểu.
- Ứng viên có thể ứng biến linh hoạt trước những tình huống bất ngờ, ví dụ như khách hàng đặt câu hỏi khó hoặc khách hàng từ chối.
- Ứng viên có thể nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hàng và khéo léo đưa ra lời đề nghị mua hàng.
2.4. Câu hỏi phỏng vấn tình huống dành cho Telesale
Câu hỏi 13: Kể về một thất bại của bạn trong quá trình làm việc. Bạn đã học được gì từ thất bại đó?
Đây là một câu hỏi phỏng vấn Telesale cực kỳ phổ biến, được các nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá khả năng tự nhân thực, tinh thần học hỏi và tiềm năng phát triển trong công việc của ứng viên. Để đánh giá câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể tham khảo các tiêu chí sau:
- Sự trung thực của ứng viên: Ứng viên thẳng thắn thừa nhận sai lầm mà mình mắc phải, không đổ lỗi cho người khác.
- Ứng viên trình bày cụ thể và chi tiết về tình huống dẫn đến thất bại đó.
- Ứng viên phân tích được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại.
- Ứng viên rút ra được bài học kinh nghiệm và có sự thay đổi từ sau thất bại đó.
- Ứng viên thể hiện một thái độ tích cực, coi thất bại là một cơ hội để học hỏi và trưởng thành.
Câu hỏi 14: Hãy kể về thành tựu mà bạn tự hào nhất trong quá trình làm việc của mình
Câu hỏi này có tác dụng đánh giá khả năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng giao tiếp và tiềm năng phát triển của ứng viên ở vị trí Telesales.
Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá câu trả lời của ứng viên cho câu hỏi này:
- Thành tựu đạt được có liên quan trực tiếp đến mục tiêu công việc Telesales.
- Ứng viên đưa ra được số liệu cụ thể để minh chứng cho thành tích của mình (Ví dụ: doanh số, tỷ lệ chuyển đổi, số lượng đơn hàng…)
- Thành tích thể hiện được các kỹ năng quan trọng của một Telesale: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng xây dựng mối quan hệ khách hàng…
Câu hỏi 15: Bạn sẽ làm gì nếu gặp phải khách hàng khó tính hoặc quá khắt khe?
Đây là câu hỏi tình huống nhằm đánh giá khả năng ứng biến linh hoạt, kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng giao tiếp của ứng viên khi phải đối mặt với những tình huống bất ngờ trong công việc.
Để đánh giá câu trả lời của ứng viên cho câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể tham khảo các tiêu chí sau:
- Ứng viên thể hiện sự bình tình, biết cách kiềm chế cảm xúc và không bị ảnh hưởng bởi thái độ của khách hàng.
- Ứng viên luôn giữ thái độ tôn trọng khách hàng trong mọi tình huống.
- Ứng viên tích cực lắng nghe để hiểu rõ nguyên nhân khiến khách hàng khó chịu và thể hiện sự đồng cảm với khách hàng.
- Ứng viên có khả năng đề xuất những giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề của khách hàng.
- Ứng viên có thể linh hoạt thay đổi cách tiếp cận tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể.
- Ứng viên luôn giữ được thái độ khách quan và tập trung vào việc giải quyết vấn đề.
Câu hỏi 16: Hãy kể về một lần bạn biến “Không” thành “Có”
Trên thực tế, nhân viên Telesale thường xuyên phải đối mặt với việc khách hàng từ chối hoặc thậm chí là cúp máy giữa chừng. Do đó, các doanh nghiệp kỳ vọng có thể tìm kiếm được các nhân tố có đủ kiên nhẫn và kiên trì để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Đây là câu hỏi tình huống được nhà tuyển dụng sử dụng nhằm đánh giá trực tiếp khả năng thuyết phục, kỹ năng xử lý tình huống và tham vọng đạt được mục tiêu của ứng viên. Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá câu trả lời của ứng viên cho câu hỏi này:
- Ứng viên nêu rõ ràng và chi tiết về tình huống mà họ đã gặp phải, bao gồm tên sản phẩm/dịch vụ, đối tượng khách hàng, lý do ban đầu khách hàng từ chối.
- Ứng viên trình bày được các hành động cụ thể mà họ đã thực hiện để thuyết phục khách hàng thay đổi quyết định.
- Ứng viên biết cách khéo léo xử lý các phản đối của khách hàng và đưa ra những lập luận thuyết phục.
- Ứng viên thể hiện được sự kiên trì và không dễ dàng bỏ cuộc.
- Ứng viên rút ra được những bài học kinh nghiệm từ tình huống đó để áp dụng vào các giao dịch sau này.
3. Nhà Tuyển Dụng Cần Lưu Ý Những Gì Khi Phỏng Vấn Ứng Viên Telesale?
Trong quá trình phỏng vấn Telesale, bên cạnh việc đánh giá một loạt các kỹ năng và phẩm chất quan trọng của ứng viên, nhà tuyển dụng cũng nên chú ý đến các yếu tố sau:
- Tạo không khí thoải mái, giúp ứng viên cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp và chia sẻ thông tin.
- Quan sát ngôn ngữ cơ thể của ứng viên để đánh giá sự tự tin, nhiệt huyết cũng như thái độ làm việc của ứng viên.
- Đặt các câu hỏi mở để khuyến khích ứng viên chia sẻ chi tiết hơn về kinh nghiệm và suy nghĩ của mình, qua đó hiểu rõ hơn về khả năng của ứng viên.
- Đánh giá và đưa ra so sánh giữa các ứng viên để lựa chọn ra được hạt giống tốt nhất, phù hợp nhất với yêu cầu công việc và văn hóa doanh nghiệp.
Trên đây là tổng hợp các câu hỏi khi phỏng vấn Telesale kèm theo tiêu chí đánh giá mà Alehub muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với bài viết vừa rồi, các nhà tuyển dụng cũng như ứng viên đã nắm rõ hơn về các câu hỏi phỏng vấn thường gặp cũng như tips để có một buổi phỏng vấn hiệu quả hơn
Alehub mang đến cho doanh nghiệp 3 giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động cung ứng nhân sự và đào tạo phòng kinh doanh
Dịch vụ Telesale thuê ngoài (online, onsite, theo call, theo cam kết)
Tuyển dụng phòng kinh doanh (cung cấp CV ứng viên, headhunt, tư vấn tuyển dụng)
Cam kết 1 đổi 1, 100% chất lượng cuộc gọi, đúng deadline, add on dịch vụ, hoàn phí nếu không thực hiện đúng cam kết!
Hỗ trợ hơn 400 khách hàng, 1000+ doanh nghiệp, thương hiệu lớn như Karma Academy, Onschool, Genie Group,…, cùng 3000+ nhân sự được đào tạo kết nối.
Hotline: 098 154 9988
Email: admin@ezsale.vn
Địa chỉ:
– Hà Nội: Tòa Housing, Số 299 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
– TP.HCM: Số 88, Quốc lộ 13, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
– Hải Phòng: Số 1/10B Lê Hồng Phong, Quận Hải An, TP Hải Phòng
– Đà Nẵng: Số 167 Phan Châu Trinh, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng