hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

Top 11+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Qua Điện Thoại + Cách Phỏng Vấn

Alehub Solution 31 Tháng Tám, 2024
4.5
(2)

Phỏng vấn qua điện thoại được coi là bước trung gian trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo của quy trình tuyển dụng – phỏng vấn chính thức. Trong bài viết lần này, Alehub sẽ chia sẻ đến bạn top các câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại phổ biến nhất, kèm theo đó là bật mí về cách phỏng vấn qua điện thoại cũng như những điểm cần lưu ý khi tiến hành phỏng vấn ứng viên.

1. Phỏng Vấn Qua Điện Thoại Là Gì? 

Phỏng Vấn Qua Điện Thoại Là Gì? 

Phỏng Vấn Qua Điện Thoại Là Gì?

Phỏng vấn qua điện thoại là một hình thức phỏng vấn tuyển dụng được thực hiện thông qua cuộc gọi điện thoại. Thay vì gặp mặt trực tiếp, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với ứng viên qua điện thoại để trao đổi và xác nhận một số thông tin cơ bản. Đồng thời, đưa ra đánh giá sơ bộ về năng lực, kỹ năng và sự phù hợp của ứng viên đối với vị trí công việc đang ứng tuyển.

Việc sắp xếp lịch và tiến hành phỏng vấn trực tiếp là giai đoạn tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức. Do đó, để tối ưu hiệu quả tuyển dụng, doanh nghiệp cần nhanh chóng loại bỏ những ứng viên không phù hợp, tập trung vào các ứng viên có tiềm năng hơn. Đây chính là lý do vì sao nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn sơ bộ qua điện thoại trước khi lựa chọn ứng viên cho vòng phỏng vấn trực tiếp.

2. Top 11+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Qua Điện Thoại Hay Nhất

Top 11+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Qua Điện Thoại Hay Nhất

Top 11+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Qua Điện Thoại Hay Nhất

Mặc dù chỉ là một cuộc phỏng vấn sơ bộ, nhà tuyển dụng vẫn cần lựa chọn câu hỏi kỹ lưỡng. Đây là bước quan trọng, giúp nhà tuyển dụng biết được liệu ứng viên có đủ tiềm năng để vào vòng phỏng vấn trực tiếp hay không.

Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại hay và phổ biến nhất mà các nhà tuyển dụng có thể tham khảo:

Câu hỏi tìm hiểu thông tin

Trước tiên, hãy bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về thông tin của ứng viên. Ví dụ:

  • Bạn có thể giới thiệu qua về bản thân mình không?
  • Tại sao bạn lại lựa chọn rời bỏ công việc hiện tai?
  • Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
  • Bạn kỳ vọng như thế nào về môi trường làm việc mơ ước của mình?

Câu hỏi đánh giá sở thích và mục tiêu nghề nghiệp

Tiếp theo, hãy chuyển sang các câu hỏi liên quan đến đam mê và sở thích của ứng viên đối với vị trí công việc. Thông qua các câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể nắm được phần nào về mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên.

Một số câu hỏi mẫu giúp đánh giá sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên:

  • Tại sao bạn lại lựa chọn ứng tuyển cho vị trí này?
  • Bạn biết tới vị trí này qua đâu?
  • Hãy chia sẻ về định hướng sau này của bản thân.
  • Bạn đã làm gì để phát triển các kỹ năng cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp của mình?
  • Bạn có điều gì muốn hỏi về công việc này không?

Câu hỏi đánh giá độ hiểu biết về doanh nghiệp

Nhà tuyển dụng có thể đặt các câu hỏi để kiểm tra độ hiểu biết và mức độ quan tâm của ứng viên đối với công ty. Đồng thời, đánh giá độ phù hợp của ứng viên đối với văn hóa doanh nghiệp.

Nhà tuyển dụng có thể sử dụng các câu hỏi như:

  • Tại sao bạn lại ứng tuyển tại công ty chúng tôi?
  • Bạn biết gì về công ty cũng như sản phẩm/ dịch vụ mà chúng tôi cung cấp không?
  • Điều gì đã thu hút bạn ứng tuyển vào vị trí này?
  • Bạn nghĩ gì về sản phẩm/dịch vụ của công ty chúng tôi

Câu hỏi đánh giá kỹ năng và kinh nghiệm

Hãy đặt những câu hỏi chi tiết hơn để có được đánh giá sơ bộ về trình độ, kỹ năng cũng như kinh nghiệm của ứng viên. Lưu ý nên lựa chọn các câu hỏi mở để tạo cơ hội để ứng viên chia sẻ nhiều hơn. Ví dụ:

  • Hãy kể về một lần bạn phải đối mặt với thử thách khó trong công việc. Bạn đã vượt qua nó như thế nào?
  • Hãy kể về một lần bạn mắc lỗi nghiêm trọng và bài học mà bạn đã rút ra từ lần đó
  • Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này?

Câu hỏi về mức lương mong muốn

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đặt câu hỏi về mức lương mong muốn để đánh giá xem liệu nguyện vọng của ứng viên có phù hợp với mức ngân sách mà công ty đề ra cho vị trí này hay không. Tránh hỏi ứng viên về mức lương tại vị trí công việc trước đó của họ bởi điều này có thể khiến ứng viên cảm thấy không thoải mái.

3. Cách Phỏng Vấn Ứng Viên Qua Điện Thoại

Cách Phỏng Vấn Ứng Viên Qua Điện Thoại

Cách Phỏng Vấn Ứng Viên Qua Điện Thoại

Để có một buổi phỏng vấn qua điện thoại hiệu quả, nhà tuyển dụng cần xây dựng một quy trình phỏng vấn cụ thể, phù hợp. Dưới đây là các bước phỏng vấn qua điện thoại mà nhà tuyển dụng có thể thử tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Trước khi tiến hành liên hệ với ứng viên, nhà tuyển dụng cần có sự chuẩn bị và tìm hiểu kỹ lưỡng. Cụ thể:

  • Tìm hiểu về ứng viên: đọc kỹ hồ sơ của ứng viên để nắm được các thông tin cơ bản về họ.
  • Lên danh sách câu hỏi: chuẩn bị danh sách câu hỏi cụ thể, có liên quan trực tiếp đến yêu cầu công việc và kinh nghiệm của ứng viên.
  • Sắp xếp lịch phỏng vấn: lựa chọn thời gian liên hệ phù hợp cho cả hai bên.
  • Chuẩn bị môi trường phỏng vấn: tìm một nơi yên tĩnh, không bị làm phiền để đảm bảo cuộc gọi diễn ra một cách suôn sẻ.

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn

Mục đích chính của việc phỏng vấn qua điện thoại chủ yếu để sàng lọc ứng viên cho vòng phỏng vấn. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng vẫn cần phải có kịch bản phỏng vấn rõ ràng để cuộc gọi diễn ra thành công.

Dưới đây là gợi ý các bước cần có trong kịch bản phỏng vấn qua điện thoại mà nhà tuyển dụng có thể tham khảo:

  • Giới thiệu bản thân và công ty: Nói rõ tên, vị trí và tên công ty cho ứng viên.
  • Xác nhận thông tin: Xác nhận lại tên và vị trí mà ứng viên ứng tuyển.
  • Giải thích lý do liên hệ: Thông báo để ứng viên biết mục đích của cuộc phỏng vấn là gì.
  • Đặt câu hỏi: Tiến hành đặt các câu hỏi để tìm hiểu thông tin ứng viên. Ưu tiên các câu hỏi mở để khuyến khích ứng viên chia sẻ chi tiết hơn về điều kiện, kinh nghiệm và kỹ năng của họ.
  • Trả lời câu hỏi của ứng viên: Tạo điều kiện cho ứng viên được đặt câu hỏi và giải thích rõ ràng cho họ.
  • Thông báo bước tiếp theo: Thông báo cho ứng viên về các bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng (Ví dụ: thông báo lịch hẹn gửi mail thông báo lịch phỏng vấn)
  • Kết thúc cuộc phỏng vấn: Gửi lời cảm ơn ứng viên đã dành thời gian tham gia phỏng vấn.

Bước 3: Sau khi phỏng vấn

Sau khi kết thúc phỏng vấn qua điện thoại, nhà tuyển dụng cần thực hiện các đầu việc để chuẩn bị cho vòng phỏng vấn chính thức. Cụ thể:

  • Ghi chép chi tiết về những ấn tượng ban đầu, câu trả lời nổi bật, các câu hỏi được đặt ra và những điểm cần làm rõ thêm với ứng viên.
  • Đưa ra đánh giá sơ bộ từ những thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn và hồ sơ của ứng viên.
  • So sánh điểm mạnh, điểm yếu giữa các ứng viên và lựa chọn các cá nhân có tiềm năng nhất để mời đến vòng phỏng vấn tiếp theo.
  • Tiến hành thông báo kết quả phỏng vấn sơ bộ và thông báo lịch phỏng vấn trực tiếp cho ứng viên (thường là qua email).

Bước 4: Đánh giá lại quá trình phỏng vấn

Sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn qua điện thoại, nhà tuyển dụng cần tiến hành đánh giá lại. Đây là bước quan trọng để xem quá trình phỏng vấn đã hiệu quả hay chưa, có cần điều chỉnh lại câu hỏi hoặc quy trình phỏng vấn hay không. Qua đó tìm cách cải thiện để tăng tính khách quan và hiệu quả.

4. Cần Lưu Ý Những Gì Khi Tiến Hành Phỏng Vấn Online Qua Điện Thoại?

Cần Lưu Ý Những Gì Khi Tiến Hành Phỏng Vấn Online Qua Điện Thoại?

Cần Lưu Ý Những Gì Khi Tiến Hành Phỏng Vấn Online Qua Điện Thoại?

Cũng giống việc nhà tuyển dụng cần đánh giá về tiềm năng của ứng viên cho vị trí công việc, ứng viên cũng sẽ tìm hiểu kỹ xem liệu môi trường, phúc lợi và công việc có phù hợp với họ hay không. Cuộc phỏng vấn qua điện thoại có thể là một trong những trải nghiệm đầu tiên của họ đối với doanh nghiệp. Do đó, việc tạo ấn tượng tốt ngay từ ban đầu có thể giúp nhà tuyển dụng thu hút được các ứng viên tài năng và xác định các ứng viên tốt nhất cho vị trí cần ứng tuyển.

Để cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, tạo được ấn tượng tốt trong mắt ứng viên, nhà tuyển dụng cần lưu ý:

  • Chuẩn bị kỹ lưỡng trước cuộc phỏng vấn

Trước khi thực hiện cuộc gọi, nhà tuyển dụng nên xem xét lại CV, kiểm tra lại thiết bị để đảm bảo âm thanh rõ ràng. Đồng thời, hãy chuẩn bị giấy bút hoặc file ghi chú điện tử để ghi lại những điểm quan trọng và lựa chọn nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn để đảm bảo chất lượng cuộc gọi.

  • Đặt các câu hỏi phù hợp

Lên danh sách các câu hỏi chi tiết, phù hợp với vị trí ứng tuyển và mục đích của cuộc gọi. Tránh đặt các câu hỏi nhạy cảm hoặc đưa ra quá nhiều câu hỏi, có thể khiến ứng viên cảm thấy choáng ngợp và quá tải. Thay vì tập trung đặt câu hỏi, hãy dành thời gian để lắng nghe ứng viên nhiều hơn, khuyến khích họ chia sẻ để có được đánh giá sơ bộ chính xác nhất.

  • Cảm ơn ứng viên

Hãy gửi lời cảm ơn ứng viên vì đã dành thời gian ứng tuyển trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Đây là một chi tiết nhỏ nhưng lại có thể tạo thiện cảm với doanh nghiệp trong mắt ứng viên. 

Đồng thời, hãy thông báo cho ứng viên về bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng. Một số nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn thông báo kết quả sơ tuyển qua email. Nhưng cũng có nhà tuyển dụng lựa chọn thông báo cho ứng viên ngay trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại nếu họ nhận thấy ứng viên đã đáp ứng hoặc không đáp ứng đủ điều kiện để lọt vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên, nếu lựa chọn thông báo trực tiếp, nhà tuyển dụng cần chú ý sử dụng từ ngữ lịch sự, chuyên nghiệp, thể hiện sự tôn trọng ứng viên.

Trên đây là toàn bộ nội dung về top các câu hỏi cũng như cách để có một buổi phỏng vấn qua điện thoại thành công. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Alehub có thể giúp các nhà tuyển dụng một phần trong hành trình tìm kiếm các ứng viên tài năng cho doanh nghiệp của mình.

Đánh giá bài đăng này?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Số vote: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận