hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

Top 5 Kịch Bản Tư Vấn Mỹ Phẩm “Vàng” Bạn Nên Biết

Alehub Solution 31 Tháng mười, 2024
4.5
(2)

Việc sở hữu một kịch bản tư vấn mỹ phẩm hiệu quả sẽ giúp nhân viên telesale tự tin và linh hoạt hơn khi thực hiện tư vấn cho khách hàng. Vậy một kịch bản như thế nào thì được coi là hiệu quả? Cùng thử tham khảo 5 mẫu kịch bản sale mỹ phẩm trong bài viết này cùng Alehub nhé!

1. Kịch Bản Telesale Mỹ Phẩm Cần Những Nội Dung Gì?

Kịch Bản Telesale Mỹ Phẩm Cần Những Nội Dung Gì?

Kịch Bản Telesale Mỹ Phẩm Cần Những Nội Dung Gì?

Một kịch bản tư vấn mỹ phẩm hoàn chỉnh thường sẽ có các nội dung chính sau:

  • Mở đầu: Giới thiệu bản thân, công ty và trình bày mục đích cuộc gọi một cách ngắn gọn, lịch sự và thân thiện.
  • Tìm hiểu nhu cầu: Đặt các câu hỏi mở để tìm hiểu và xác định tình trạng hoặc vấn đề về da mà khách hàng đang quan tâm.
  • Giới thiệu sản phẩm: Đưa ra tư vấn về sản phẩm có liên quan đến nhu cầu của khách hàng, trong đó nêu bật các điểm mạnh và lợi ích đặc trưng của sản phẩm.
  • Giới thiệu ưu đãi: Giới thiệu chương trình giảm giá, quà tặng kèm hoặc ưu đãi cho khách hàng (nếu có) và nhấn mạnh tính khan hiếm hoặc thời hạn để khuyến khích khách hàng đưa ra quyết định nhanh chóng.
  • Giải đáp thắc mắc: Chuẩn bị sẵn danh sách câu trả lời cho các câu hỏi mà khách hàng có thể đặt ra trong quá trình tư vấn (Ví dụ: hiệu quả sản phẩm, thành phần, độ an toàn, giá cả, chính sách hoàn trả…).
  • Kêu gọi hành động: Đề xuất lựa chọn đặt hàng cho khách hàng (Ví dụ: Mời khách hàng đặt mua sản phẩm, gợi ý gói combo phù hợp, thực hiện theo hướng dẫn để nhận ưu đãi…)
  • Kết thúc cuộc gọi: Xác nhận lại thông tin của khách hàng (nếu khách hàng đồng ý đặt hàng) và gửi lời cảm ơn đến khách hàng vì đã dành thời gian.

2. Top 5 Mẫu Kịch Bản Tư Vấn Mỹ Phẩm Theo Từng Trường Hợp

2.1. Mẫu kịch bản chốt Sale Mỹ phẩm Giới thiệu sản phẩm mới

Mẫu kịch bản chốt Sale Mỹ phẩm Giới thiệu sản phẩm mới

Mẫu kịch bản chốt Sale Mỹ phẩm Giới thiệu sản phẩm mới

Đối với mẫu kịch bản giới thiệu sản phẩm mới, hãy tập trung vào việc khơi gợi hứng thú mua hàng của khách hàng bằng cách nhấn mạnh vào những lợi ích mà họ có thể nhận được. 

Dưới đây là một mẫu kịch bản sale giới thiệu sản phẩm mỹ phẩm mới chi tiết mà bạn có thể tham khảo:

Nhân viên Telesale: “Chào Anh/Chị [Tên khách hàng], em là [Tên nhân viên], gọi từ công ty [Tên công ty]. Em liên hệ với Anh/Chị hôm nay để giới thiệu về sản phẩm [Tên sản phẩm] mới ra mắt của bên em, nằm trong dòng sản phẩm [Tên dòng sản phẩm] được rất nhiều khách hàng chú ý vì [Công dụng chính của sản phẩm]. Anh/Chị có thể cho em xin ít phút để giới thiệu qua về sản phẩm này được không ạ?”

Khách hàng: “Ok em, em nói đi.”

Nhân viên Telesale: “Dạ vâng, sản phẩm [Tên sản phẩm] là sản phẩm chủ đạo của bên em, có tác dụng cải thiện tình trạng [Vấn đề về da]. Không biết là Anh/Chị hiện có đang gặp tình trạng [Vấn đề về da có liên quan đến sản phẩm] không ạ?

Khách hàng: “Có em ạ. Gần đây da của Anh/Chị …”

Nhân viên Telesale: “Dạ vâng, có rất nhiều khách hàng của bên em cũng đang gặp phải vấn đề giống như Anh/Chị. Thấu hiểu điều đó, công ty em đã nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm [Tên sản phẩm]. Được chiết xuất từ [Thành phần đặc biệt], sản phẩm này sẽ giúp Anh/Chị [Công dụng chính của sản phẩm].”

Nhân viên Telesale: “Đặc biệt, sản phẩm này còn có thêm [Công nghệ hoặc thành phần mới], giúp thẩm thấu nhanh hơn và mang lại hiệu quả rõ rệt chỉ sau [Số ngày] sử dụng.”

Nhân viên Telesale: “Sản phẩm này phù hợp cho mọi loại da, đặc biệt là da [Loại da của khách hàng], giúp cải thiện tình trạng [Vấn đề da của khách hàng] rõ rệt chỉ sau [Số ngày].”

Khách hàng: “[Đặt câu hỏi về sản phẩm].”

Nhân viên Telesale: “Em hiểu ạ. Với một sản phẩm mới ra mắt thì có rất nhiều khách hàng cũng có thắc mắc giống Anh/Chị. Sản phẩm này [Giải đáp vấn đề của khách hàng]. Do đó, Anh/Chị có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm.”

Nhân viên Telesale: “Hiện tại, bên em đang có chương trình ưu đãi dành riêng cho 10 khách hàng đầu tiên đặt mua sản phẩm này. Cụ thể, Anh/Chị sẽ được giảm [Số %] kèm theo món quà đặc biệt. Anh/Chị có muốn thử sản phẩm ngay hôm nay để nhận được ưu đãi không ạ? Em có thể hỗ trợ đặt hàng và giao hàng tận nơi cho Anh/Chị.”

Khách hàng: “Ok, vậy cho Anh/Chị đặt thử một bộ dùng thử nhé.”

Nhân viên Telesale: “Dạ vâng, mình cho em xin thông tin để em lên đơn giúp Anh/Chị nhé ạ.”

Khách hàng: “[Cung cấp thông tin].”

Nhân viên Telesale: “Em xin phép xác nhận lại thông tin của mình là [Nhắc lại thông tin của khách hàng] đúng không ạ? Dạ vâng, bên em đã lên đơn cho Anh/Chị và sẽ tiến hành giao hàng nhanh nhất cho mình ạ.”

Khách hàng: “Ok em nhé.”

Nhân viên Telesale: “Không biết là Anh/Chị còn có câu hỏi hay thắc mắc gì cần em giải đáp không ạ? Nếu không còn vấn đề gì, em xin phép được kết thúc cuộc gọi tại đây. Cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian nghe em tư vấn. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, Anh/Chị có thể liên hệ với em bất cứ lúc nào ạ. Chúc Anh/Chị có một ngày tốt lành!”

2.2. Mẫu kịch bản Sale Mỹ phẩm Giới thiệu ưu đãi

Mẫu kịch bản Sale Mỹ phẩm Giới thiệu ưu đãi

Mẫu kịch bản Sale Mỹ phẩm Giới thiệu ưu đãi

Việc đưa ra các ưu đãi hấp dẫn là cách để tạo hứng thú và khuyến khích khách hàng nhanh chóng chốt đơn. 

Dưới đây là một mẫu kịch bản tư vấn mỹ phẩm với mục tiêu giới thiệu ưu đãi đến khách hàng:

Nhân viên Telesale: “Chào Anh/Chị [Tên khách hàng]. Em là [Tên nhân viên], gọi từ công ty [Tên công ty]. Hiện tại, bên em đang triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt giảm [Số %] cho [Sản phẩm/Dòng sản phẩm]. Anh/Chị có muốn nghe qua không ạ? Em tin chắc là Anh/Chị sẽ rất thích chương trình lần này!”

Khách hàng: “Ok, Anh/Chị đang nghe đây.”

Nhân viên Telesale: “Dạ vâng, hiện tại bên em đang có chương trình ưu đãi giảm [Số %] cho các sản phẩm [Sản phẩm/Dòng sản phẩm]. Ngoài ra, nếu mua [Số lượng lớn/Combo], Anh/Chị sẽ được nhận thêm [Quà tặng].”

Nhân viên Telesale: “Chương trình này chỉ áp dụng trong [Khoảng thời gian] thôi ạ. Em thấy đây là cơ hội cực kỳ tốt để Anh/Chị có thể thử trải nghiệm sản phẩm với mức giá hời nhất. Không biết là hiện tại Anh/Chị có đang để ý sản phẩm nào của bên em không? Em có thể hỗ trợ lên đơn giúp mình luôn ạ.”

Nhân viên Telesale: “Nếu Anh/Chị vẫn còn đang phân vân, em có thể gửi lại thông tin chương trình khuyến mãi qua Zalo/Gmail của Anh/Chị. Tuy nhiên số lượng ưu đãi có hạn và chỉ áp dụng đến hết ngày [Thời gian] thôi, nên Anh/Chị chú ý kẻo bỏ lỡ mất deal lần này nhé ạ.”

Nhân viên Telesale: “Cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian cho em. Nếu Anh/Chị cần hỗ trợ hay có câu hỏi gì, có thể liên hệ lại với em. Chúc Anh/Chị có một ngày làm việc hiệu quả!”

2.3. Mẫu kịch bản Telesale Mỹ phẩm Chăm sóc khách hàng

Mẫu kịch bản Telesale Mỹ phẩm Chăm sóc khách hàng

Mẫu kịch bản Telesale Mỹ phẩm Chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng qua điện thoại là một cách để duy trì mối quan hệ với khách hàng, tăng độ trung thành và khuyến khích họ tiếp tục mua hàng. Đây cũng là một cơ hội để nhân viên telesale có thể tranh thủ upsell hoặc bán cross-sell.

Dưới đây là một mẫu kịch bản tư vấn mỹ phẩm với mục đích chăm sóc khách hàng mà bạn có thể thử tham khảo:

Nhân viên Telesale: “Chào Anh/Chị [Tên khách hàng]. Em là [Tên nhân viên], nhân viên chăm sóc khách hàng của công ty [Tên công ty]. Vào ngày [Thời gian] vừa rồi, Anh/Chị có đặt một đơn hàng [Tên sản phẩm] của bên em. Không biết là Anh/Chị đã nhận được hàng chưa ạ?”

Khách hàng: “Mình nhận được rồi nhé.”

Nhân viên Telesale: “Dạ vâng. Không biết là Anh/Chị có thấy hài lòng với sản phẩm không? Có vấn đề gì cần em hỗ trợ không ạ?”

Khách hàng: “Mình rất hài lòng về sản phẩm. Sau khi sử dụng vài ngày, da của mình đã cải thiện rõ rệt. Tạm thời thì mình chưa thấy có vấn đề gì”

Nhân viên Telesale: “Em cảm ơn Anh/Chị ạ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề gì về sản phẩm, Anh/Chị có thể liên hệ lại với em, em sẽ hỗ trợ mình nhé ạ. Ngoài ra thì hiện tại bên em mới ra mắt sản phẩm [Tên sản phẩm] với công dụng [Công dụng chính], được các chuyên gia gợi ý sử dụng kết hợp với sản phẩm mà Anh/Chị đang dùng để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu Anh/Chị cảm thấy hứng thú, em có thể gửi thêm thông tin về sản phẩm này qua Zalo/Gmail để Anh/Chị tham khảo thêm.”

Nhân viên Telesale: “Hiện tại, bên em đang có chương trình khuyến mãi đặc biệt giảm dành cho khách hàng thân thiết. Cụ thể, Anh/Chị sẽ được giảm [Số %] cho các sản phẩm bổ sung. Tuy nhiên thì chương trình này sẽ chỉ áp dụng trong khoảng 2 tuần kể từ đơn hàng trước đó của mình thôi ạ. Vậy nên em nghĩ là Anh/Chị nên đặt hàng sớm để không bỏ lỡ deal cực hời này.”

Khách hàng: “Để mình cân nhắc thêm nhé.”

Nhân viên Telesale: “Dạ vâng, em cảm ơn Anh/Chị rất nhiều vì đã dành thời gian chia sẻ trải nghiệm. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào trong quá trình sử dụng, Anh/Chị có thể liên hệ lại với em để nhận được hỗ trợ nhanh nhất. Chúc Anh/Chị có một ngày vui vẻ!”

2.4. Mẫu kịch bản Tư vấn Mỹ phẩm Xử lý khiếu nại

Mẫu kịch bản Tư vấn Mỹ phẩm Xử lý khiếu nại

Mẫu kịch bản Tư vấn Mỹ phẩm Xử lý khiếu nại

Trong quá trình tư vấn, không thể tránh khỏi việc phải đối mặt với khiếu nại từ phía khách hàng. Để giữ được thái độ chuyên nghiệp, đồng thời nhanh chóng đưa ra được hướng giải quyết hiệu quả thì Telesale nên chuẩn bị trước các kịch bản xử lý khiếu nại.

Dưới đây là một mẫu kịch bản xử lý khiếu nại chung:

Nhân viên Telesale: Xin chào, cho hỏi đây có phải số điện thoại của Anh/Chị [Tên khách hàng] không ạ? Em là [Tên nhân viên], nhân viên chăm sóc khách hàng của công ty [Tên công ty]. Em nhận được thông tin phản hồi của Anh/Chị về sản phẩm [Tên sản phẩm], vậy nên em liên hệ lại với mình để nắm rõ hơn về vấn đề và giúp Anh/Chị giải quyết. Không biết là hiện tại mình có tiện nghe điện thoại không ạ?”

Khách hàng: “Được, Anh/Chị đang rảnh nhé.”

Nhân viên Telesale: “Dạ vâng, em thấy mình ghi chú ở đây là sản phẩm bị [Vấn đề]. Anh/Chị có thể nói rõ hơn về vấn đề này không ạ?”

Khách hàng: “[Mô tả về vấn đề họ gặp phải].”

Nhân viên Telesale: “Dạ, Anh/Chị cho em hỏi là mình có sử dụng sản phẩm theo đúng hướng dẫn chưa ạ, ví dụ như [Mô tả cách sử dụng sản phẩm đúng cách]. Anh/Chị đã sử dụng sản phẩm được bao lâu rồi và mình đã từng tìm cách khắc phục nào chưa? Không biết là Anh/Chị có dị ứng với gì không? […].”

Khách hàng: [Trả lời]”

Nhân viên Telesale: “Dạ vâng, em hiểu rồi ạ. Trước hết thì em rất xin lỗi Anh/Chị vì trải nghiệm không tốt này. Em đã ghi nhận lại trường hợp của Anh/Chị và sẽ báo lại cho phía công ty để nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết cho trường hợp này.”

Nhân viên Telesale: “Ngoài ra, bên em xin phép gửi tặng chị [Voucher giảm giá/quà tặng/hoàn tiền/hỗ trợ đổi trả…] để bồi thường cho thiệt hại của Anh/Chị. Cảm ơn Anh/Chị rất nhiều vì đã phải hồi. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề gì khác liên quan đến giấy tờ, em sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ Anh/Chị.”

Nhân viên Telesale: Một lần nữa, rất xin lỗi Anh/Chị vì vấn đề lần này. Hy vọng trong tương lai em vấn sẽ có cơ hội được tư vấn cho Anh/Chị. Chúc Anh/Chị có một ngày tốt lành!”

2.5. Mẫu kịch bản Sale Mỹ phẩm Xử lý từ chối

Mẫu kịch bản Sale Mỹ phẩm Xử lý từ chối

Mẫu kịch bản Sale Mỹ phẩm Xử lý từ chối

Việc phải đối mặt với sự từ chối hoặc thậm chí là cúp máy giữa chừng là chuyện “thường gặp” đối với Telesale. Vậy thì khi gặp phải khách hàng từ chối trong quá trình giới thiệu mỹ phẩm, bạn nên ứng phó như thế nào? 

Dưới đây là một mẫu kịch bản tư vấn mỹ phẩm trường hợp khách hàng từ chối do cảm thấy giá quá cao:

Nhân viên Telesale: “Chào Anh/Chị [Tên khách hàng]. Em là [Tên nhân viên] của công ty [Tên công ty]. Hôm nay, em gọi để giới thiệu đến Anh/Chị dòng sản phẩm mới với các ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Anh/Chị có thể cho em xin một vài phút để nói qua về sản phẩm không ạ?”

Khách hàng: “Mình không có nhu cầu.”

Nhân viên Telesale: “Dạ, em hiểu ạ. Không biết lý do chị ngại thử sản phẩm này là gì ạ? Do giá cả, công dụng hay chị có sản phẩm nào khác rồi ạ?”

Khách hàng: “Giá sản phẩm cao quá em.”

Nhân viên Telesale: “Dạ Anh/Chị ơi, đây là sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp của bên em nên mức giá có thể sẽ hơi nhỉnh một chút. Tuy nhiên, Anh/Chị có thể thấy được sự khác biệt rõ ràng trên da chỉ sau vài lần sử dụng thôi ạ.”

Nhân viên Telesale: “Ngoài ra, bên em hiện tại đang có chương trình giảm giá [Số %], kèm với quà tặng là các sản phẩm mẫu dùng thử. Vậy nên em nghĩ đây hoàn toàn là một khoản đầu tư cực kỳ xứng đáng đó ạ.”

Khách hàng: “Được rồi, gửi cho chị link đặt hàng nhé.”

Nhân viên Telesale: “Dạ vâng, sau cuộc gọi này em sẽ gửi lại thông tin chi tiết về sản phẩm kèm theo link đặt hàng qua Zalo/Gmail của Anh/Chị. Cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian lắng nghe em chia sẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề gì trong quá trình đặt hàng, Anh/Chị cứ liên hệ lại với em, em luôn sẵn sàng hỗ trợ Anh/Chị.”

Nhân viên Telesale: “Em xin phép được dừng cuộc gọi tại đây ạ. Chúc Anh/Chị có một ngày làm việc vui vẻ!”

3. Làm Thế Nào Để Tạo Ra Một Kịch Bản Tư Vấn Mỹ Phẩm Thu Hút?

Làm Thế Nào Để Tạo Ra Một Kịch Bản Tư Vấn Mỹ Phẩm Thu Hút?

Làm Thế Nào Để Tạo Ra Một Kịch Bản Tư Vấn Mỹ Phẩm Thu Hút?

3.1. Tìm hiểu về khách hàng

Trước khi tiến hành viết kịch bản tư vấn, hãy xác định đối tượng khách hàng tiềm năng mà sản phẩm hướng tới. Các thông tin cần tìm hiểu bao gồm độ tuổi, tình trạng da, vấn đề da đang gặp phải và thói quen chăm sóc da của khách hàng. Đây là bước quan trọng để bạn có thể đưa ra hướng tư vấn phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của khách hàng.

3.2. Nghiên cứu thông tin sản phẩm

Đảm bảo nắm rõ thông tin về sản phẩm, đặc biệt là thành phần chính và công dụng của từng loại đối với từng loại da. Dựa vào đó, tập trung nhấn mạnh lợi thế và điểm khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm khác, ví dụ như: “giảm mụn nhanh chóng”, “giúp da căng bóng và sáng hơn”, “xóa mờ vết thâm mụn và nám, tàn nhang”, “giảm nếp nhăn, ngăn ngừa lão hóa”.

Cần lưu ý rằng nếu Telesale không hiểu rõ sản phẩm mà mình cần chào bán thì chắc chắn sẽ không thể tư vấn một cách hiệu quả cho khách hàng.

3.3. Cá nhân hóa nội dung cuộc gọi

Dựa vào các thông tin đã thu thập được từ khách hàng, hãy liên kết công dụng của sản phẩm với vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Ví dụ: “Sản phẩm này có thành phần chính là [Thành phần], có khả năng làm sạch lỗ chân lông, giúp giảm bớt mụn viêm chỉ sau X ngày sử dụng.”

Bên cạnh đó, để tăng độ uy tín và tăng tính thuyết phục, bạn có thể đưa ra minh chứng từ các khách hàng đã từng sử dụng, hoặc các dẫn chứng khoa học và các chứng nhận liên quan đến da liễu.

3.4. Lựa chọn từ ngữ phù hợp

Khi xây dựng kịch bản, nên sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và linh hoạt thay đổi cách sử dụng từ dựa trên đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu. Ưu tiên sử dụng các từ ngữ tạo cảm xúc tích cực như “trẻ trung”, “căng bóng”, “sáng khỏe”, “tự tin”.

Hy vọng những thông tin vừa rồi có thể hỗ trợ bạn tạo ra các kịch bản tư vấn mỹ phẩm ấn tượng và lôi cuốn nhất, giúp việc tiếp cận và tư vấn cho khách hàng của bạn diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Đánh giá bài đăng này?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Số vote: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận