hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

Free 7 Kịch Bản Sale Chứng Khoán Hút Khách Đã Phân Loại

Alehub Solution 3 Tháng Năm, 2024
4.5
(2)

Việc xây dựng kịch bản sale chứng khoán sẽ giúp cho các chuyên viên tư vấn tự tin hơn trong quá trình liên hệ và thuyết phục khách hàng. Trong bài viết dưới đây, Alehub sẽ chia sẻ đến bạn 7 mẫu kịch bản telesale chứng khoán giúp bạn chốt khách hiệu quả.

I. Mẫu kịch bản sale chứng khoán Đa Dạng Phân Loại

Mẫu kịch bản sale chứng khoán Đa Dạng Phân Loại

Mẫu kịch bản sale chứng khoán Đa Dạng Phân Loại

Thị trường chứng khoán tại Việt Nam tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, trong quá trình xây dựng kịch bản sale chứng khoán, bạn cũng cần phải tìm hiểu về đặc điểm của từng loại chứng khoán để lên nội dung phù hợp. 

Dưới đây là 3 mẫu kịch bản sale chứng khoán theo phân loại mà bạn có thể tham khảo.

Mẫu kịch bản sale chứng khoán Thông dụng

Khi lên kịch bản sale chứng khoán, bạn cần phải học cách giới thiệu bản thân và sản phẩm sao cho thu hút, khiến khách hàng nảy sinh ý định đầu tư. Dưới đây là một mẫu kịch bản telesale chứng khoán thông dụng mà bạn có thể áp dụng với mọi hình thức chứng khoán:

“Chào Anh/ Chị [Tên khách hàng], em là [Tên nhân viên], chuyên viên tư vấn chứng khoán thuộc công ty [Tên công ty]. Em được biết là Anh/ Chị đang có nhu cầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Bởi vậy nên hôm nay, em gọi cho mình để giới thiệu về một số loại cổ phiếu phù hợp với Anh/ Chị ở thời điểm này. Không biết là hiện tại Anh/ Chị có tiện nghe điện thoại không ạ?”

“Dạ vâng, trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện, em có một vài câu hỏi nhỏ nhằm mục đích để nắm rõ hơn về nhu cầu của Anh/ Chị ạ. Không biết là mình đã từng có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán hay chưa ạ? Mục tiêu đầu tư của Anh/ Chị là gì và Anh/ Chị dự định bỏ ra bao nhiêu vốn để đầu tư ạ?”

“Dạ vâng, dựa trên thông tin mà Anh/ Chị vừa chia sẻ thì em nghĩ rằng [Tên sản phẩm] sẽ là phù hợp nhất với Anh/ Chị tại thời điểm này ạ. Gói sản phẩm này phù hợp với những nhà đầu tư [Nêu đặc điểm về đối tượng khách hàng mục tiêu]. Gói sản phẩm có tiềm năng sinh lời rất lớn với những lợi ích bao gồm [Trình bày về lợi ích của sản phẩm]. Không biết là mình có thắc mắc hay câu hỏi gì về gói sản phẩm này không ạ?”

“Nếu Anh/ Chị quan tâm, em có thể tư vấn cụ thể hơn cho mình về gói sản phẩm này và hỗ trợ Anh/ Chị mở tài khoản giao dịch. Nếu có thể thì em xin phép được sắp xếp một cuộc gặp mặt trực tiếp hoặc video call để đôi bên có thể trao đổi kỹ hơn ạ.”

Mẫu kịch bản telesale chứng khoán Quốc tế

Chứng khoán quốc tế là một thị trường đầu tư có khả năng sinh lời cực kỳ lớn, tuy nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro cao. Chính vì vậy, trong quá trình lên kịch bản telesale chứng khoán quốc tế, bạn cần phải chứng minh được sự uy tín của mình để khiến khách hàng tin tưởng.

“Xin chào, cho hỏi đây có phải số điện thoại của Anh/ Chị [Tên khách hàng] không ạ?”

“Dạ vâng chào Anh/ Chị [Tên khách hàng]. Em là [Tên nhân viên], nhân viên sàn giao dịch [Tên sàn giao dịch] chuyên ngoại hối và chứng khoán quốc tế. Em gọi cho Anh/ Chị để giới thiệu về một cơ hội đầu tư vào sàn giao dịch chứng khoán quốc tế với khả năng sinh lời cực kỳ lớn. Anh/ Chị có thể dành ra ít phút để em giới thiệu qua về gói đầu tư này không ạ? Sẽ không tốn quá nhiều thời gian của mình đâu ạ.”

“Dạ vâng, gói đầu tư này [Giới thiệu về các lợi ích khi đầu tư]. Ngoài ra thì nếu lựa chọn mở tài khoản hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ đầu tư qua sàn giao dịch [Tên sàn giao dịch] của bên em, Anh/ Chị sẽ được hưởng nhiều ưu đãi độc quyền như [Liệt kê các ưu đãi]. Ngoài ra, sàn giao dịch chứng khoán [Tên sàn giao dịch] của bên em đã hoạt động được gần 5 năm và có giấy phép hoạt động rõ ràng. Do đó, khi đầu tư thông qua dịch vụ của bên em, Anh/ Chị hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề pháp lý.”

“Nếu Anh/ Chị có hứng thú tìm hiểu kỹ hơn thì em xin phép được add Zalo số điện thoại này để gửi Anh/ Chị file thông tin tổng hợp về gói đầu tư này. Ngoài ra thì em cũng mong là Anh/ Chị có thể sắp xếp một buổi gặp mặt trực tiếp để hai bên có thể trao đổi kỹ hơn. Không biết là khoảng thời gian nào thì tiện cho mình ạ?”

Nhận tư vấn Dịch vụ Telesale chứng khoán thuê ngoài bảo hành 1 đổi 1, 100% đúng kịch bản, đạt đúng KPI!

    Mẫu kịch bản sale chứng khoán Cổ phiếu 

    Cổ phiếu là một loại chứng khoán cực kì phổ biến tại Việt Nam, có thể hiểu đơn giản là một loại giấy chứng nhận vốn đầu tư của nhà đầu tư vào một công ty cổ phần, giúp xác nhận quyền sở hữu một phần vốn của công ty đó.

    Dưới đây là một mẫu kịch bản sale chứng khoán tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo:

    “Em chào Anh/ Chị [Tên khách hàng] ạ. Em là [Tên nhân viên], gọi đến từ công ty chứng khoán [Tên công ty] ạ. Hiện tại thì bên em đang có một số cổ phiếu [Tên cổ phiếu] mà em nghĩ là Anh/ Chị sẽ có hứng thú. Không biết là mình có thể cho em xin vài phút để trao đổi kỹ hơn được không ạ?”

    “Dạ vâng, gói cổ phiếu này [Mô tả về ưu điểm và lợi ích của sản phẩm]. Không biết là Anh/ Chị còn thắc mắc hay lo ngại về vấn đề nào không ạ? Em rất sẵn lòng giải đáp và cung cấp thông tin chi tiết để giúp Anh/ Chị đưa ra quyết định thông minh nhất ạ.” 

    >> Xem thêm: Kịch Bản Telesale Logistics: Cách viết + Mẫu FREE

    II. Mẫu kịch bản sale chứng khoán trong từng Trường hợp

    Mẫu kịch bản sale chứng khoán trong từng Trường hợp

    Mẫu kịch bản sale chứng khoán trong từng Trường hợp

    Để xây dựng nội dung kịch bản hiệu quả và thuyết phục, bạn cần phải xác định rõ mục đích cuộc gọi và dự đoán được các tình huống có thể xảy ra trong quá trình giao tiếp với khách hàng. Dưới đây là 4 mẫu kịch bản cho từng trường hợp mà Alehub muốn chia sẻ đến bạn:

    Kịch bản trường hợp Giới thiệu sản phẩm

    Giới thiệu sản phẩm là một trong những dạng kịch bản telesale cơ bản mà bất kỳ chuyên viên tư vấn nào cũng cần phải nắm rõ. Dưới đây là một ví dụ về kịch bản giới thiệu sản phẩm hiệu quả:

    “Em chào Anh/ Chị ạ. Cho hỏi đây có phải số điện thoại của Anh/ Chị [Tên khách hàng] không ạ? Em là [Tên nhân viên], là chuyên viên tư vấn cấp cao thuộc sàn giao dịch chứng khoán [Tên sàn giao dịch]. Em được biết là Anh/ Chị đang có hứng thú tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Vậy nên hôm nay em gọi điện để giới thiệu cho Anh/ Chị về dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán [Tên loại sản phẩm chứng khoán]. Mình có thể cho em xin vài phút để nói qua về dịch vụ này không ạ?”

    “Dạ vâng, [Nêu bật những lợi ích, ưu điểm của dịch vụ]. Nếu Anh/ Chị có quan tâm, em sẽ gửi lại file tài liệu chi tiết về dịch vụ này vào hòm thư cá nhân của Anh/ Chị. Em cũng xin phép được kết bạn Zalo với mình để tiện liên lạc hơn trong tương lai. Nếu có vấn đề gì cần hỗ trợ, Anh/ Chị cũng có thể liên lạc với em, em sẽ hỗ trợ Anh/ Chị tận tình.”

    “Nếu không còn vấn đề gì khác thì em xin phép dừng cuộc gọi tại đây ạ. Cảm ơn Anh/ Chị đã dành thời gian quý báu của mình để nghe em chia sẻ. Chúc Anh/ Chị có một ngày làm việc năng suất.”

    Nhận tư vấn lên kịch bản sale chứng khoán miễn phí cùng dịch vụ telesale thuê ngoài của Alehub!

      Kịch bản trường hợp Xử lý khách hàng từ chối 

      Khách hàng từ chối khi tư vấn là một tình huống cực kỳ phổ biến mà bất cứ telesale nào, dù ở lĩnh vực gì cũng đều đã từng phải đối mặt. Các lý do thường được họ sử dụng để từ chối tư vấn là:

      • Không có nhu cầu, không hứng thú
      • Không có thời gian 
      • Tài chính không đủ
      • Lo sợ mạo hiểm, rủi ro

      Khi đối mặt với trường hợp này, thay vì từ bỏ và cúp máy, bạn có thể thử áp dụng kịch bản sau:

      Tìm hiểu lý do khách hàng từ chối và đưa ra giải đáp thắc mắc:

      “Nếu Anh/ Chị không phiền, có thể chia sẻ một chút về lý do Anh/ Chị từ chối không ạ?”

      “Dạ vâng, về vấn đề này thì [Giải thích và trấn an mối lo ngại của khách hàng]. Ngoài ra, để Anh/ Chị có thể nắm rõ hơn thông tin, em xin phép chia sẻ một số tài liệu về xu hướng thị trường chứng khoán cũng như là thông tin chi tiết về dịch vụ mà bên em cung cấp qua địa chỉ gmail của mình nhé ạ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay lo ngại gì, Anh/ Chị có thể liên hệ với em bất cứ lúc nào.”

      Đưa ra giải pháp thay thế phù hợp hơn

      “Dạ, nếu Anh/ Chị lo ngại về vấn đề [Lo ngại mà khách hàng gặp phải], em xin phép giới thiệu cho mình một số sản phẩm có mức độ rủi ro thấp hơn, nhưng vẫn đảm bảo có thể mang lại tiềm năng sinh lời cho Anh/ Chị.”

      Đề nghị lưu thông tin liên lạc và liên hệ lại vào lần khác: Trong trường hợp khách hàng thật sự không có nhu cầu đầu tư, bạn nên kết thúc cuộc gọi nhanh chóng để tránh tạo ra ấn tượng xấu. Ngoài ra, bạn có thể đề nghị lưu lại thông tin liên lạc để có thể liên lạc lại trong tương lai.

      “Dạ vâng, nếu Anh/ Chị chưa có nhu cầu đầu tư lúc này thì em xin phép kết thúc cuộc gọi tại đây ạ. Nếu được, em xin phép được gửi tặng Anh/ Chị một số tài liệu về xu hướng thị trường chứng khoán hiện nay qua Zalo hoặc địa chỉ gmail của mình nhé ạ. Nếu trong tương lai, Anh/ Chị cần tìm hiểu hay tư vấn về thị trường chứng khoán, Anh/ Chị có thể liên lạc với em, em luôn sẵn sàng giải đáp cho Anh/ Chị. Cảm ơn Anh/ Chị đã dành thời gian nghe em chia sẻ. Chúc Anh/ Chị có một ngày làm việc tốt lành!”

      Kịch bản trường hợp Chăm sóc khách hàng cũ

      Các khách hàng cũ là những đối tượng đã từng sử dụng dịch vụ tư vấn và mở tài khoản của bạn. Đối với nhóm khách hàng này, nhiệm vụ của bạn là duy trì mối quan hệ và biến họ thành tệp khách hàng trung thành của công ty. Để làm được điều này, những cuộc gọi chăm sóc khách hàng để thăm dò phản hồi của họ về sản phẩm, dịch vụ của bạn là cực kỳ quan trọng.

      Dưới đây là một kịch bản telesale chăm sóc khách hàng cũ mà bạn có thể tham khảo:

      “Dạ em chào Anh/ Chị [Tên khách hàng]. Em là [Tên nhân viên], gọi đến từ công ty chứng khoán [Tên công ty] ạ. Không biết là mình có thể cho em một vài phút để trao đổi được không ạ?”

      “Dạ vâng thì thời gian trước, bên em có hỗ trợ tư vấn về gói cổ phiếu [Tên gói cổ phiếu] đó ạ. Hôm nay em gọi lại cho Anh/ Chị để khảo sát về chất lượng dịch vụ của bên em ạ. Không biết là trong quá trình nhận tư vấn và đầu tư thì Anh/ Chị có gặp phải vấn đề gì không ạ?”

      Trường hợp khách hàng hài lòng với dịch vụ:

      “Dạ vâng, em rất vui khi được nghe điều đó ạ. Nếu trong quá trình tư vấn và đầu tư, có bất kỳ vấn đề gì xảy ra thì Anh/ Chị hãy liên hệ lại với em hoặc chuyên viên tư vấn để được hỗ trợ xử lý trong thời gian sớm nhất nhé ạ.”

      Trường hợp khách hàng gặp rắc rối trong quá trình tư vấn và đầu tư:

      “[Lắng nghe và ghi nhận phản hồi, ý kiến đóng góp của khách hàng]. Dạ vâng em đã nắm được vấn đề của mình rồi ạ. Trước hết thì em rất xin lỗi Anh/ Chị về sơ sót của chuyên viên tư vấn bên em. Em sẽ báo lại vấn đề của mình với team và đưa ra hướng giải quyết nhanh nhất có thể ạ.”

      “Một lần nữa, em xin chân thành xin lỗi Anh/ Chị vì sự nhầm lẫn/ sai sót này. Em xin cam đoan sẽ nhanh chóng làm việc với chuyên viên tư vấn của Anh/ Chị và sẽ liên lạc lại với Anh Chị trong chiều này hoặc sáng ngày mai thôi ạ. Em cũng cảm ơn Anh/ Chị nhiều vì đã phản hồi lại vấn đề với bên em ạ. Nếu không còn vấn đề gì khác thì em xin được phép dừng cuộc trò chuyện tại đây. Chúc Anh/ Chị có một ngày làm việc tốt lành.”

      Tăng tỷ lệ chốt sale cùng đội ngũ telesale kinh nghiệm >6 tháng, on-job trong vòng 7 ngày!

        Kịch bản trường hợp Push khách chốt sale

        Nếu bạn muốn đẩy nhanh tiến độ cũng như tăng khả năng chốt sale của khách hàng, hãy thử tham khảo mẫu kịch bản dưới đây:

        “Dạ xin chào Anh/ Chị [Tên khách hàng]. Em là [Tên nhân viên], gọi đến từ sàn giao dịch chứng khoán [Tên sàn giao dịch]. Hiện tại, bên em đang có một vài mã cổ phiếu được đánh giá là có tiềm năng sinh lời cực lớn. Ngoài ra, nếu Anh/ Chị đăng ký dịch vụ của bên em trong khoảng từ ngày […] đến ngày […] thì sẽ được nhận ưu đãi [Trình bày về ưu đãi].”

        “Dạ Anh/ Chị ơi, nếu muốn đạt được lợi ích lớn nhất thì Anh/ Chị nên đưa ra quyết định  càng nhanh càng tốt, nếu không thì sẽ bỏ lỡ cơ hội vàng này đó ạ. Để Anh/ Chị có thêm thời gian cân nhắc, em sẽ gửi lại Anh/ Chị tài liệu có liên quan đến dự án mà em đang hướng tới qua địa chỉ gmail. Em cũng xin phép được gọi lại cho Anh/ Chị vào chiều ngày mai để em có thể giải thích kỹ hơn về lợi ích và khả năng sinh lời của các cổ phiếu này ạ.”

        Alehub mang đến cho doanh nghiệp giải pháp tối ưu nhất cho Dịch Vụ Telesale Thuê Ngoài với:

        • Telesale làm việc online: kinh nghiệm trên 06 tháng, Test năng lực trước khi nhận job, báo cáo kết quả bằng hệ thống quản lý CRM
        • Gói cho thuê nhân sự: đào tạo, test năng lực hàng tháng, On job ngay chỉ trong 07 ngày, đảm bảo chất lượng cuộc gọi, 1 đổi 1
        • Cho thuê nhân sự tại nhiều vị trí: Telesale, Telemarketing, Sale admin, Presale, Sale,… với kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực, ngành nghề.

        Cam kết: Bảo hành 1 đổi 1, 100% đúng kịch bản, đạt đúng KPI

        Liên hệ Alehub để được tư vấn miễn phí ngay!

          Dịch vụ Telesale thuê ngoài - Alehub

          Dịch vụ Telesale thuê ngoài – Alehub

          III. Hướng dẫn cách xây dựng kịch bản sale chứng khoán thu hút

          Hướng dẫn cách xây dựng kịch bản sale chứng khoán thu hút

          Hướng dẫn cách xây dựng kịch bản sale chứng khoán thu hút

          Để xây dựng một kịch bản sale chứng khoán hiệu quả, chuyên nghiệp, đảm bảo thu hút được khách hàng, bạn cần phải thực hiện tuần tự theo các bước sau:

          Bước 1: Xác định mục tiêu cuộc gọi 

          Trước khi chính thức xây dựng nội dung kịch bản sale chứng khoán, bạn cần xác định rõ mục tiêu của cuộc gọi. Các mục tiêu đó có thể là:

          • Giới thiệu sản phẩm mới
          • Chốt đơn bán hàng
          • Chăm sóc khách hàng
          • Cung cấp thông tin mới nhất về thị trường chứng khoán
          • Thu thập thông tin khách hàng

          Việc xác định rõ ràng mục tiêu ngay từ đầu sẽ giúp bạn xây dựng nội dung kịch bản phù hợp và hiệu quả hơn.

          Bước 2: Hiểu rõ đối tượng khách hàng trong cuộc gọi

          Bên cạnh việc xác định mục tiêu, bạn cũng cần phải nghiên cứu để hiểu rõ về nhu cầu của đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới. Các yếu tố của khách hàng mà bạn cần làm rõ gồm:

          • Khả năng tài chính: nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng
          • Lịch sử đầu tư chứng khoán
          • Loại hình đầu tư mà họ hướng tới: cổ phiếu, trái phiếu, cổ tức, quỹ đầu tư…
          • Mục tiêu đầu tư: tăng giá trị vốn đầu tư, tạo ra dòng thu nhập ổn định, bảo toàn vốn…

          Việc hiểu rõ đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn điều chỉnh nội dung kịch bản phù hợp, nhanh chóng thu hút sự quan tâm và dễ dàng thuyết phục họ đồng ý đầu tư.

          Bước 3: Chuẩn bị nội dung chính của cuộc gọi 

          Sau khi đã nắm rõ về mục tiêu cũng như đặc điểm, nhu cầu của khách hàng, bạn cần tiến hành chuẩn bị nội dung chính của cuộc gọi. Trong đó, hãy tập trung làm nổi bật các lợi ích mà sản phẩm/ dịch vụ có thể mang lại cho khách hàng.

          Ngoài ra, hãy chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi và thắc mắc mà khách hàng có thể đặt ra trong quá trình tư vấn. Điều này sẽ giúp bạn luôn trong trạng thái sẵn sàng và có thể giải đáp cho khách hàng ngay lập tức.

          Bước 4: Xây dựng cấu trúc kịch bản telesale chứng khoán

          Xây dựng cấu trúc kịch bản telesale chứng khoán

          Xây dựng cấu trúc kịch bản telesale chứng khoán

          Để xây dựng cấu trúc kịch bản telesale chứng khoán hiệu quả, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và am hiểu về thị trường, sản phẩm/ dịch vụ cũng như đối tượng khách hàng. Một cấu trúc kịch bản hợp lý sẽ giúp nhân viên telesale truyền tải thông tin một cách rõ ràng, súc tích, thu hút sự quan tâm và thúc đẩy khách hàng hành động.

          Mở đầu (10-20 giây): Chào hỏi lịch sự, giới thiệu bản thân và công ty.

          15 giây đầu của cuộc trò chuyện là thời điểm cực kỳ quan trọng. Thái độ, giọng điệu cũng như cách nói chuyện của bạn trong khoảng thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ấn tượng ban đầu khách hàng về bạn. 

          Để tạo được ấn tượng tốt ngay từ những giây phút đầu tiên, hãy đưa ra lời chào lịch sự và giới thiệu ngắn gọn về bản thân, công ty cũng như mục đích của cuộc gọi. Đừng nói chuyện rề rà hoặc quá dài dòng, bởi điều này có thể khiến khách hàng mất kiên nhẫn và dập máy ngay lập tức.

          Đặt câu hỏi (10-20 giây): Khơi gợi sự quan tâm của khách hàng, tìm hiểu nhu cầu đầu tư.

          Trước khi giới thiệu về sản phẩm, hãy tìm hiểu về nhu cầu đầu tư của họ trước (ngắn hạn hay dài hạn, ưu tiên hình thức chứng khoán nào, khả năng tài chính ra sao…). Qua đó lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với họ.

          Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ (30-60 giây): Nêu bật lợi ích phù hợp với nhu cầu khách hàng.

          Mục tiêu của khách hàng khi dành thời gian nghe tư vấn của bạn đó là họ muốn biết liệu mình sẽ nhận được những lợi ích gì nếu đầu tư. Do đó, hãy tập trung làm nổi bật những điểm mạnh, lợi ích cũng như khả năng sinh lời của sản phẩm mà bạn đang chào bán. Đặc biệt, hãy nêu bật những lợi ích có liên quan đến nhu cầu của khách hàng.

          Giải quyết thắc mắc (30-60 giây): Trả lời rõ ràng, chuyên nghiệp các câu hỏi của khách hàng.

          Sau quá trình mô tả về sản phẩm, hãy dành ra khoảng 1 phút để lắng nghe các thắc mắc, phản hồi của khách hàng. Trong quá trình này, hãy kiên nhẫn lắng nghe và giữ thái độ tôn trọng tuyệt đối với khách hàng, kể cả khi bạn cho rằng câu hỏi của khách hàng quá vô lý. 

          Ngoài ra, hãy trả lời các thắc mắc của khách hàng một cách rõ ràng, chuyên nghiệp và dễ hiểu nhất. Hạn chế sử dụng các thuật ngữ chuyên môn phức tạp cũng là một cách để ghi điểm trong mắt khách hàng. 

          Kết thúc (10-20 giây): Kêu gọi hành động, đề xuất lịch hẹn gặp tư vấn trực tiếp.

          Trước khi kết thúc cuộc gọi, hãy “tranh thủ” đề xuất một lịch hẹn gặp trực tiếp với khách hàng. Trên thực tế, việc thành công xếp được lịch hẹn với khách hàng là một bước cực kỳ quan trọng, chứng minh rằng cuộc gọi của bạn đạt được mục tiêu thu hút khách hàng. 

          Cấu trúc kịch bản có thể thay đổi linh hoạt tùy theo mục tiêu cuộc gọi và đối tượng khách hàng.

          Bước 5: Theo dõi và chỉnh sửa phù hợp

          Sau mỗi lần thực hiện cuộc gọi, hãy theo dõi và đánh giá lại hiệu quả của kịch bản. Qua đó đưa ra hướng điều chỉnh nhằm tối ưu hóa hiệu quả của kịch bản telesale, đảm bảo không lặp lại sai sót thêm lần nữa.

          Trên đây là một số mẫu kịch bản sale chứng khoán mà Alehub muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin có trong bài, bạn đọc đã nắm rõ về cách để tạo nên một kịch bản telesale chứng khoán hiệu quả, giúp tăng tỷ lệ “chốt đơn” của khách hàng.

          Đánh giá bài đăng này?

          Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

          Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Số vote: 2

          Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

          0 0 đánh giá
          Đánh giá bài viết
          Theo dõi
          Thông báo của
          guest
          1 Bình luận
          Cũ nhất
          Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
          Phản hồi nội tuyến
          Xem tất cả bình luận