hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

Bật Mí 5+ Cách Trả Lời Phỏng Vấn Khi Chưa Có Kinh Nghiệm

Alehub Solution 29 Tháng Ba, 2024
4.5
(2)

Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng luôn là điều trăn trở của nhiều ứng viên. Trong bài viết hôm nay, cùng Alehub tìm hiểu về những điểm cần lưu ý cũng như bí quyết để vượt qua buổi phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm nhé!

3 Điểm Chính HR Quan Tâm Khi Bạn Chưa Có Kinh Nghiệm

3 Điểm Chính HR Quan Tâm Khi Bạn Chưa Có Kinh Nghiệm

3 Điểm Chính HR Quan Tâm Khi Bạn Chưa Có Kinh Nghiệm

Đối với những ứng viên chưa có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến những yếu tố gì khi phỏng vấn? Cùng Alehub tìm hiểu nhé!

Hiểu Rõ Thực Tế Công Việc Mà Bạn Ứng Tuyển

Đối với các ứng viên chưa có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ không đòi hỏi quá cao về trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng của bạn cho công việc. Tuy nhiên, họ sẽ đánh giá xem bạn có nắm rõ tính chất và yêu cầu của vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển hay không. Đây là yếu tố để đánh giá sự nghiêm túc của bạn đối với công việc. Đồng thời, nó cũng sẽ thể hiện liệu bạn có muốn gắn bó lâu dài với công việc này hay không.

Kỹ Năng Liên Quan Cần Áp Dụng Trong Công Việc

Bên cạnh hiểu biết của bản thân về vị trí công việc, việc bạn đang sở hữu những kỹ năng gì, và những kỹ năng đó có thể hỗ trợ như thế nào trong quá trình làm việc cũng là một yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm. Đó có thể là các kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…), hoặc kiến thức nền tảng liên quan đến vị trí ứng tuyển. 

Nhiệt Tình Và Sẵn Sàng Chấp Nhận Khó Khăn

Thái độ nhiệt tình, cầu tiến và sẵn sàng đối đầu với những khó khăn, thử thách cũng là những “điểm cộng” giúp bạn tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng, kể cả khi bản thân không có nhiều kinh nghiệm. Bởi dựa vào những yếu tố này, nhà tuyển dụng có thể nắm được bạn có thực sự đam mê và sẽ gắn bó với công việc này lâu dài hay không. 

5 Cách Trả Lời Phỏng Vấn Khi Chưa Có Kinh Nghiệm

5 Cách Trả Lời Phỏng Vấn Khi Chưa Có Kinh Nghiệm

5 Cách Trả Lời Phỏng Vấn Khi Chưa Có Kinh Nghiệm

Dưới đây là một số bí quyết để bạn có thể vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng, gây được ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng kể cả khi bản thân bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nổi bật:

Tìm hiểu kỹ càng về ngành nghề và vị trí ứng tuyển 

Trước khi tham dự buổi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp và vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Hãy xem lại bài đăng tuyển dụng để nắm rõ về yêu cầu của công việc và thử liệt kê ra những kỹ năng hoặc kiến thức cần thiết để thực hiện công việc đó. Sau đó, hãy tiếp tục liệt kê những kiến thức và kỹ năng bạn đã có để xem xét xem bản thân có thể đáp ứng điều kiện công việc nào, còn thiếu những kỹ năng gì và làm cách nào để trau dồi kỹ năng đó. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí công việc và năng lực của bản thân, mà còn giúp bạn chuẩn bị trước câu trả lời cho một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp (Ví dụ như câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu, tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này…)

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về lĩnh vực kinh doanh cũng như văn hóa làm việc của doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển trên website, các trang mạng xã hội và các group, diễn đàn review công ty. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về công ty, qua đó biết được liệu bản thân có phù hợp với môi trường làm việc ở đó hay không. Ngoài ra, việc tìm hiểu trước về doanh nghiệp cũng sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi về lí do bạn ứng tuyển vào công ty.

Bạn cũng nên tìm hiểu các thông tin cơ bản liên quan đến lĩnh vực và ngành nghề mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ:

  • Tổng quan thị trường
  • Triển vọng phát triển trong tương lai
  • Mức lương trung bình
  • Nhiệm vụ công việc
  • Lộ trình phát triển
  • Các công việc tương tự với vị trí mà bạn đang ứng tuyển

Tận Dụng Kiến Thức Chuyên Môn Và Kỹ Năng Mềm

Tận Dụng Kiến Thức Chuyên Môn Và Kỹ Năng Mềm

Tận Dụng Kiến Thức Chuyên Môn Và Kỹ Năng Mềm

Kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng học hỏi chính là những điểm mạnh giúp bạn tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt là trong trường hợp bạn còn khuyết thiếu kinh nghiệm. Do đó, hãy tập trung làm nổi bật những điểm mạnh của mình khi phỏng vấn để nhà tuyển dụng có thể thấy được rằng bạn thực sự phù hợp với công việc này. 

Bạn nên khéo léo đề cập đến những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển cho vị trí SEO Marketing và bạn đã từng tham gia khóa học về SEO Website tại các trung tâm đào tạo thì đó chính là kinh nghiệm liên quan và kiến thức chuyên môn mà bạn nên đề cập đến. Hay nếu bạn ứng tuyển cho vị trí Copywriter hoặc Planner tại các Agency, bạn có thể trình bày kinh nghiệm tham gia các cuộc thi về Marketing, hoặc các môn học có liên quan đến vị trí công việc.

Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo,… đều là những kỹ năng cần thiết cho hầu hết mọi vị trí công việc. Bạn có thể thể hiện những kỹ năng này thông qua việc nói về những hoạt động ngoại khóa, kinh nghiệm tham gia câu lạc bộ, làm bài tập nhóm ở trường… và chỉ ra trong quá trình tham gia những hoạt động đó, bạn đã học được những gì, rút ra được kinh nghiệm gì. 

Thể Hiện Tinh Thần Cầu Tiến, Ham Học Hỏi

Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng hy vọng tìm được những ứng viên có tinh thần cầu tiến, luôn nỗ lực học hỏi để bản thân có thể tiến bộ hơn mỗi ngày. Do đó, trong quá trình phỏng vấn, bạn nên thể hiện sự quan tâm và thái độ tích cực, sẵn sàng học hỏi điều mới và đóng góp cho công ty. 

Có Lộ Trình Sự Nghiệp Rõ Ràng

Trong hầu hết các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng đều quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp, định hướng tương lai và lộ trình sự nghiệp của ứng viên. Những yếu tố này sẽ thể hiện rõ liệu bạn có thật sự yêu thích và nghiêm túc với công việc này không, và liệu bạn có ý định gắn bó lâu dài với công ty hay không. Đây cũng là một yếu tố để nhà tuyển dụng xem xét và sắp đặt lộ trình thăng tiến cho bạn nếu như bạn vượt qua vòng phỏng vấn. 

Chính vì vậy, bạn hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn cũng như định hướng nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó, hãy thể hiện sự quyết tâm và mong muốn được gắn bó lâu dài với công ty.

Đặt Câu Hỏi Cho Nhà Tuyển Dụng

Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng là một cách để thể hiện sự quan tâm của bạn đối với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Điều này cũng sẽ cho họ thấy rằng bạn đã dành thời gian để tìm hiểu kỹ về công ty cũng như vị trí ứng tuyển, đồng thời thể hiện khả năng tư duy, phân tích và tổng hợp thông tin của bạn.

Bạn có thể đặt các câu hỏi liên quan đến những dự án mà doanh nghiệp đã và đang tiến hành, hoặc hỏi về các chi tiết liên quan đến công việc để hiểu rõ về công việc của mình hơn.

7 Câu Hỏi Thường Gặp Trong Phỏng Vấn Không Có Kinh Nghiệm

7 Câu Hỏi Thường Gặp Trong Phỏng Vấn Không Có Kinh Nghiệm

7 Câu Hỏi Thường Gặp Trong Phỏng Vấn Không Có Kinh Nghiệm

Việc chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn sẽ giúp ứng viên tự tin hơn khi chính thức đối mặt với nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến kèm theo gợi ý trả lời mà Alehub muốn chia sẻ đến bạn:

Câu Hỏi 1: Hãy Giới Thiệu Sơ Lược Về Bản Thân Mình

Đây là câu hỏi cực kỳ phổ biến và được sử dụng trong hầu như tất cả các cuộc phỏng vấn. Đối với câu hỏi này, đừng chỉ nói về những điều đã có sẵn trong CV, bởi nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể tự đọc chúng. Thay vào đó, hãy tập trung trình bày thêm về những kỹ năng mà bạn sở hữu. Cần lưu ý rằng những kỹ năng này phải thật sự có ích cho vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Bạn có thể trả lời như sau:

“Trước hết, tôi rất cảm ơn Anh/ Chị [Tên nhà tuyển dụng] đã tạo cơ hội cho tôi được tham gia buổi phỏng vấn này. Tôi tên là [Tên ứng viên], là sinh viên mới tốt nghiệp ngành Marketing tại trường [Tên trường đại học]. Về bản thân mình, tôi tự nhận xét bản thân là một người hoạt ngôn, thích giao tiếp với mọi người và có thể thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng. Tôi cũng là kiểu người luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới để có thể trau dồi và phát triển các kỹ năng, kiến thức của bản thân.”

Câu Hỏi 2: Bạn Tự Nhận Thấy Mình Có Điểm Mạnh Và Điểm Yếu Gì?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá sự trung thực của ứng viên. Đồng thời, họ cũng sẽ biết được liệu ứng viên có hiểu rõ khả năng của chính mình hay không và ứng viên đã có kế hoạch để khắc phục các điểm yếu của mình hay chưa. Đây cũng là một cách để nhà tuyển dụng đánh giá độ phù hợp của ứng viên cho vị trí công việc mà họ đang tuyển.

Đối với câu hỏi về điểm mạnh, bạn hãy tự tin trình bày những ưu điểm của bản thân có thể giúp ích cho vị trí công việc. 

Ví dụ: “Điểm mạnh lớn nhất của tôi đó chính là khả năng giao tiếp và lắng nghe người khác. Ngoài ra, tôi cũng đã nhiều lần đảm nhiệm vai trò nhóm trưởng của nhiều môn học trong quá trình học trên trường. Chính vì vậy nên tôi cũng khá tự tin về khả năng lãnh đạo và kỹ năng làm việc nhóm của bản thân mình.”

Với câu hỏi về điểm yếu, bạn nên khéo léo thừa nhận trung thực về những điểm còn thiếu sót của bản thân mình. Đồng thời nói về kế hoạch, giải pháp mà bản thân đã tự đề ra để khắc phục điểm yếu đó.

Ví dụ: “Điểm yếu của tôi đó chính là kỹ năng quản lý thời gian chưa tốt, dễ bị mất tập trung bởi những chuyện lặt vặt. Tôi đã từng suýt trễ deadline của một bài tập lớn trên trường vì lý do này. Tuy nhiên, thời gian gần đây tôi đã tạo thói quen liệt kê chi tiết các công việc cần làm trong ngày trên ứng dụng điện thoại. Nhờ đó, tình trạng xao nhãng hay chậm trễ deadline gần như đã biến mất.”

Câu Hỏi 3: Tại Sao Bạn Lại Ứng Tuyển Vào Vị Trí Này?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được lý do khiến bạn ứng tuyển cho vị trí này. Đồng thời cũng để đánh giá xem liệu ứng viên có hiểu rõ về công việc mình đang ứng tuyển hay không. 

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã dành thời gian tìm hiểu kỹ càng về công ty cũng như vị trí công việc. 

Ví dụ: “Trong thời gian theo học ngành Marketing tại trường đại học của mình, tôi đã theo dõi Quý công ty trên các trang mạng xã hội và thực sự rất ấn tượng với các dự án mà Quý công ty đã thực hiện. Đặc biệt là [Tên dự án]. Tôi thực sự rất ấn tượng với thông điệp và cách truyền tải cực kỳ sáng tạo mà Quý công ty đã thực hiện trong dự án đó. Chính vì vậy, khi nhìn thấy tin tuyển dụng của Quý công ty cho vị trí Copywriter, tôi đã nộp đơn mà không hề do dự. Bởi tôi muốn sử dụng khả năng sáng tạo và những kiến thức tích góp được trong quá trình học tập của mình để góp phần tạo ra những dự án tuyệt vời như [Tên dự án].”

Câu Hỏi 4: Tại Sao Công Ty Nên Chọn Bạn?

Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này là để nắm rõ xem bạn có những kỹ năng gì, và những kỹ năng đó có thể giúp ích cho công việc như thế nào. Bí quyết để trả lời câu hỏi này là tập trung mô tả về kỹ năng mà bạn tự tin nhất và cách mà bạn sẽ sử dụng kỹ năng đó trong công việc.

Ví dụ: “Trong thời gian tham gia vào câu lạc bộ tình nguyện của trường, tôi đã từng đảm nhiệm vị trí phó trưởng ban đối ngoại. Nhiệm vụ của tôi khi đó là tìm kiếm, liên hệ, thuyết phục và kéo tài trợ cho các dự án thiện nguyện của câu lạc bộ mình. Nhờ đó, tôi đã trau dồi được kỹ năng giao tiếp và khả năng thuyết phục của mình. Chính vì vậy, với vị trí nhân viên Sale của quý công ty, tôi tự tin rằng bản thân có thể nhanh chóng thích ứng và hoàn thành tốt công việc được giao.”

Câu Hỏi 5: Định Hướng Công Việc Trong Tương Lai Của Bạn Là Gì?

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xác định xem liệu định hướng của ứng viên có phù hợp với vị trí công việc cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp hay không. Đồng thời, thông qua câu hỏi này, họ cũng sẽ biết được liệu ứng viên có muốn gắn bó lâu dài với công ty hay không, và liệu rằng công ty có thể đáp ứng những kỳ vọng về công việc cho ứng viên không.

Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy chia sẻ ngắn gọn về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình, kèm theo đó là lý do tại sao. Lưu ý hãy trả lời thật khéo léo để nhà tuyển dụng có thể thấy được định hướng của bạn phù hợp với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Ví dụ, nếu bạn phỏng vấn xin việc cho vị trí Content SEO: “Mục tiêu ngắn hạn của tôi đó chính là áp dụng những kiến thức và kỹ năng mà mình có để hoàn thành tốt công việc của một nhân viên Content SEO. Còn về định hướng lâu dài, tôi mong muốn có cơ hội học hỏi nhiều hơn những khía cạnh khác của lĩnh vực SEO Marketing, không chỉ dừng lại ở content mà có thể trau dồi thêm về mảng technical.”  

Câu Hỏi 6: Mức Lương Mong Muốn Của Bạn Là Bao Nhiêu?

Đối với câu hỏi này, ứng viên nên tìm hiểu trước về mức lương trung bình của vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Sau đó, bạn nên cân nhắc về khối lượng công việc cũng như trình độ, kỹ năng của bản thân để đưa ra con số hợp lý nhất, phù hợp với giá trị mà bạn có thể mang lại. 

Đối với các ứng viên chưa có kinh nghiệm, để có được lợi thế khi deal lương với nhà tuyển dụng, cần chú ý thuyết phục họ bằng trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm và thái độ tích cực với công việc trong quá trình phỏng vấn.

Ví dụ: “Sau khi cân nhắc về khối lượng công việc cũng như khả năng của bản thân, tôi cảm thấy mình xứng đáng với mức lương X triệu đồng.”

Ứng viên cũng nên tìm hiểu trước về lương Gross (Tổng thu nhập) và lương Net (thu nhập sau khi trừ tiền bảo hiểm xã hội và thuế) để có thể deal được mức lương phù hợp với nguyện vọng của bản thân mình.

Câu Hỏi 7: Bạn Có Câu Hỏi Nào Dành Cho Chúng Tôi Không?

Việc trao quyền đặt câu hỏi cho ứng viên vào cuối buổi phỏng vấn nhằm giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ quan tâm và kiểm tra sự hiểu biết của ứng viên về vị trí công việc và công ty. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để ứng viên thể hiện nhu cầu, mong muốn cũng như kỳ vọng với vị trí công việc và môi trường làm việc.

Dưới đây là một số mẫu câu hỏi mà bạn có thể tham khảo:

  • “Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ làm việc với những ai? Ai sẽ là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong công việc?”
  • “Quy trình đánh giá KPI được thực hiện như thế nào?”
  • “Anh/ Chị có thể chia sẻ về cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp tại đây không?”
  • “Công ty mình có cung cấp các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên không?”
  • “Khoảng bao lâu thì tôi có thể nhận được kết quả phỏng vấn?”

Bạn cũng có thể đặt những câu hỏi cụ thể hơn về một sản phẩm, dịch vụ hoặc dự án cụ thể của doanh nghiệp. Điều này sẽ thể hiện rằng bạn thực sự có hứng thú muốn tìm hiểu về các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp.

Như vậy, qua bài viết vừa rồi, Alehub đã chia sẻ đến bạn các cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm, kèm theo đó là một số câu trả lời mẫu tiêu chuẩn cho các câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Hi vọng với những nội dung trên, bạn đọc đã nắm được cách để tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng và dành được cơ hội làm việc mơ ước.

Đánh giá bài đăng này?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Số vote: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận