Tổng Hợp Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Sales Logistics Ấn Tượng
Khi phỏng vấn cho vị trí Sales Logistics, nhà tuyển dụng cần chú trọng đánh giá không chỉ về kỹ năng bán hàng mà còn về kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực logistics. Để làm được điều này, việc lựa chọn câu hỏi phỏng vấn phù hợp rất quan trọng. Trong bài viết hôm nay, Alehub sẽ chia sẻ về các câu hỏi phỏng vấn Sales Logistics thường gặp, kèm theo gợi ý về các tiêu chí đánh giá câu trả lời của ứng viên.
1. Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Sales Logistics
Nhân viên Sales Logistics là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, tư vấn và bán các dịch vụ logistics, ví dụ như vận chuyển hàng hóa, kho bãi, hải quan…
Dưới đây là chi tiết các công việc mà một Sales Logistics đảm nhận:
- Tìm kiếm khách hàng: Tìm kiếm các khách hàng mới thông qua mạng lưới cá nhân, mạng xã hội… để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Tư vấn và bán hàng: Đàm phán, thảo luận với khách hàng về các yêu cầu liên quan đến logistics và cung cấp giải pháp tối ưu về giao nhận hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Theo dõi quy trình vận chuyển: Phối hợp với bộ phận kho vận, vận tải để lên kế hoạch vận chuyển hàng hóa; giám sát quá trình vận chuyển từ kho đến khi giao hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giao hàng (chậm trễ, hư hỏng hàng hóa, khách hàng thay đổi yêu cầu…)
- Quản lý hợp đồng, tài liệu: Chuẩn bị các tài liệu, hợp đồng liên quan đến logistics, giao dịch bán hàng; chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý các chứng từ, thủ tục vận chuyển, hải quan và hóa đơn liên quan đến đơn hàng.
- Làm việc với các đơn vị vận tải: Phối hợp với các đơn vị vận tải để kiểm tra lịch tàu, giá cước, chi phí cũng như các phụ phí liên quan và truyền tải thông tin đến khách hàng nhằm hỗ trợ họ đặt đơn, xác nhận đơn cũng như thực hiện các yêu cầu khác.
- Chăm sóc khách hàng: Thực hiện các công việc chăm sóc khách hàng nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đảm bảo họ hài lòng với dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Top Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Sales Logistics
2.1. Các câu hỏi phỏng vấn Sale Logistics về Kiến thức chuyên môn
Câu hỏi 1: Chuỗi cung ứng là gì? Yếu tố nào quan trọng nhất để tạo nên một chuỗi cung ứng hiệu quả?
Sales Logistics sẽ là người làm việc với khách hàng và đối tác để xây dựng, phát triển và triển khai các giải pháp về chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ. Do đó, họ cần nắm rõ khái niệm và các yếu tố quan trọng tạo nên một chuỗi cung ứng hiệu quả.
Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
- Ứng viên giải thích được chính xác khái niệm quản lý chuỗi cung ứng và các yếu tố tạo thành.
- Ứng viên trình bày được cách mà họ áp dụng kiến thức về chuỗi cung ứng trong logistics.
Câu hỏi 2: Sự khác biệt giữa logistics và vận tải là gì?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá kiến thức và hiểu biết của ứng viên về ngành logistics, tách biệt hai thuật ngữ mà người ngoài ngành thường nhầm lẫn với nhau. Tiêu chí đánh giá câu trả lời cho câu hỏi này khá đơn giản:
- Ứng viên đưa ra được định nghĩa chính xác của hai thuật ngữ.
- Ứng viên chỉ ra được sự khác biệt và đưa ra ví dụ minh họa dễ hiểu.
Câu hỏi 3: Bạn đã có cơ hội làm việc với những loại hàng hóa nào?
Đây là một câu hỏi được sử dụng để đánh giá kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như khả năng xử lý các loại hàng hóa khác nhau của ứng viên.
Tiêu chí đánh giá câu trả lời cho câu hỏi này bao gồm:
- Ứng viên liệt kê được các loại hàng hóa mà họ đã từng làm việc, trình bày được các yêu cầu cụ thể để hàng hóa được thông quan.
- Thể hiện được các kỹ thuật mà họ đã sử dụng trong quá trình xét duyệt thông quan hàng hóa.
Câu hỏi 4: Cước hàng LCL với loại hàng hóa air/sea/road được tính như thế nào?
Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn Sales Logistics về kiến thức chuyên môn khá phổ biến, được nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá về trình độ chuyên môn logistics của ứng viên. Tiêu chí đánh giá cho câu hỏi này cũng khá đơn giản:
- Ứng viên trình bày chính xác cách tính cước hàng LCL của hàng air/sea/road.
- Ứng viên nêu được những vấn đề cần lưu ý trong cách tính đó.
Câu hỏi 5: Bạn có kinh nghiệm gì khi làm việc với các nhà cung cấp và nhà cung ứng?
Nhân viên Sales Logistics sẽ làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp và nhà cung ứng, đảm bảo thỏa thuận được mức giá tốt nhất, hàng hóa được giao đúng hạn và giữ được chất lượng như ban đầu.
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán của ứng viên. Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Ứng viên trình bày được các kinh nghiệm mà họ trau dồi được khi làm việc với các nhà cung cấp và cung ứng.
- Ứng viên trình bày được cách họ đàm phán giao dịch, duy trì mối quan hệ và xử lý các vấn đề với các nhà cung cấp và cung ứng.
- Đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm, xem xét cách họ giải thích các kỹ năng mà họ có có thể giúp ích gì cho công việc này.
2.2. Các câu hỏi về Ngành Logistics đánh giá nghiệp vụ của Sales
Câu hỏi 6: Chiến lược của bạn khi thâm nhập vào thị trường mới trong ngành logistics là gì?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được kỹ năng phân tích, nghiên cứu thị trường và khả năng thích ứng của ứng viên. Câu trả lời của ứng viên đồng thời sẽ thể hiện kinh nghiệm của họ về phân khúc thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và khả năng sáng tạo ra các ý tưởng phù hợp với yêu cầu riêng biệt của thị trường mới.
Các yếu tố cần chú ý khi đánh giá câu trả lời của ứng viên gồm:
- Ứng viên đưa ra được chiến lược, phương pháp mà họ sẽ sử dụng để nghiên cứu thị trường.
- Ứng viên trình bày được cách mà họ sử dụng dữ liệu thị trường đã thu được để đưa ra quyết định.
- Ứng viên đưa ra được ví dụ minh họa thực tế, trong đó nêu chi tiết các bước đã thực hiện và kết quả mà họ đạt được.
Câu hỏi 7: Bạn sử dụng chiến lược nào để quản lý đơn đặt hàng của khách hàng và đảm bảo giao hàng đúng hạn?
Nhân viên Sales Logistics cần phải có khả năng xử lý đơn hàng của khách hàng nhanh chóng. Điều này có nghĩa là họ cần phải biết cách theo dõi đơn hàng, dự đoán cung cầu và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được cách ứng viên quản lý đơn hàng, đảm bảo hàng hóa được giao theo đúng hạn. Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Ứng viên giải thích được các phương pháp, chiến lược mà họ đã sử dụng để theo dõi đơn hàng, đảm bảo giao hàng đúng hẹn.
- Ứng viên có sử dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ quản lý đơn hàng hiệu quả.
Câu hỏi 8: Bạn sẽ làm gì để nâng cao hiệu quả mạng lưới logistics cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn?
Đây là một trong các câu hỏi về ngành logistics đánh giá khả năng xác định các điểm nghẽn và phân tích dữ liệu để triển khai các giải pháp giúp hợp lý hóa hoạt động và giảm chi phí logistics. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể xem xét về tư duy phản biện của ứng viên về toàn bộ quy trình thực hiện logistics và cách họ xây dựng chiến lược để mang lại lợi ích hữu hình cho khách hàng.
Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá câu trả lời của ứng viên dựa trên các tiêu chí sau:
- Ứng viên đưa ra được ví dụ cụ thể và trình bày chi tiết các bước mà họ đã thực hiện để cải thiện mạng lưới logistics cho khách hàng.
- Ứng viên nêu rõ được các phương pháp, chiến lược mà họ đã áp dụng.
- Ứng viên nêu bật được kết quả mà họ đã đạt được (Ví dụ: giảm thời gian vận chuyển, giảm chi phí vận chuyển, cải thiện trải nghiệm khách hàng…)
Câu hỏi 9: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển? Bạn sẽ làm gì để có thể giải thích cho khách hàng hiểu về các yếu tố đó?
Giá cước vận chuyển chịu ảnh hưởng của các yếu tố như chi phí nhiên liệu, dịch vụ vận tải, tính thời điểm, ảnh hưởng địa chính trị… Việc hiểu rõ về các yếu tố này có thể chứng minh được sự nhạy bén trong việc cập nhật thông tin, đồng thời cho thấy khả năng dự đoán các thay đổi và thách thức tiềm ẩn của ứng viên.
Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá câu trả lời của ứng viên cho câu hỏi này:
- Ứng viên nêu bật được các yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển và giải thích được tại sao các yếu tố đó lại ảnh hưởng đến giá cước.
- Ứng viên biết cách xây dựng mối liên hệ giữa các yếu tố để giải thích một cách logic cho khách hàng, sử dụng các ví dụ thực tế để minh họa cho từng yếu tố ảnh hưởng đến giá cước.
- Ứng viên đề xuất được các giải pháp giúp khách hàng tối ưu hóa chi phí vận chuyển.
Câu hỏi 10: Bạn sẽ đề xuất giải pháp nào cho các khách hàng có nhu cầu giao hàng gấp trong mùa cao điểm?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đào sâu vào khả năng xử lý tình huống dưới áp lực cao trong khi vẫn giữ được sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời, đánh giá sự hiểu biết về các mặt hạn chế của logistics và khả năng phân bổ nguồn lực của ứng viên.
Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Ứng viên nắm rõ được nhu cầu và khó khăn của khách hàng khi có nhu cầu giao hàng gấp trong mùa cao điểm.
- Ứng viên hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian giao hàng, ví dụ như khoảng cách, phương tiện vận chuyển, thủ tục hải quan…
- Ứng viên đưa ra được giải pháp cụ thể, khả thi và linh hoạt để đáp ứng nhu cầu giao hàng gấp của khách hàng, trong đó có tính đến các yếu tố như chi phí, chất lượng dịch vụ, thời gian giao hàng…
- Ứng viên có chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong việc xử lý các tình huống tương tự và rút ra được bài học kinh nghiệm từ các tình huống đó.
2.3. Câu hỏi Tình huống đánh giá Kinh nghiệm của Sales Logistics
Câu hỏi 11: Bạn sẽ làm gì nếu khách hàng lớn của bạn có ý định chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ?
Giữ chân khách hàng lớn không chỉ ngăn chặn việc sụt giảm doanh thu mà còn là cách để duy trì lòng tin và mối quan hệ đã mất thời gian để xây dựng. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được khả năng giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng và quản lý quan hệ khách hàng của ứng viên. Câu trả lời của ứng viên sẽ thể hiện được liệu họ có thể xác định điểm yếu của khách hàng và tận dụng thế mạnh của công ty để đưa ra giải pháp phù hợp hay không.
Các tiêu chí đánh giá câu trả lời cho câu hỏi này bao gồm:
- Khả năng nhận biết vấn đề: Ứng viên hiểu rõ tầm quan trọng của khách hàng và rủi ro tiềm ẩn nếu khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ.
- Khả năng phân tích nguyên nhân: Ứng viên đưa ra được các dự đoán về nguyên nhân khiến khách hàng đổi ý, trình bày được cách tiếp cận khách hàng để tìm hiểu về nguyên nhân.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Ứng viên đưa ra được các giải pháp cụ thể để giữ chân khách hàng phù hợp với nhu cầu và vấn đề của từng khách hàng.
- Kỹ năng giao tiếp: Ứng viên trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, dễ hiểu, có sức thuyết phục.
Câu hỏi 12: Bạn sẽ làm gì nếu đơn hàng của khách hàng bị chậm trễ?
Giải quyết tình trạng chậm trễ giao hàng là một khía cạnh quan trọng trong logistics, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng và tỷ lệ giữ chân khách hàng. Câu hỏi này sẽ đào sâu vào kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng duy trì lòng tin của khách hàng trước những tình huống bất ngờ. Ngoài ra, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được kỹ năng giao tiếp và khả năng giữ sự bình tĩnh khi đối mặt với áp lực của ứng viên.
- Ứng viên đưa ra được một quy trình giải quyết rõ ràng, có hệ thống.
- Ứng viên đưa ra được các nguyên nhân khả dĩ có thể dẫn đến tình trạng chậm trễ.
- Ứng viên đưa ra được giải pháp cụ thể để khắc phục tình tình hình chậm trễ, phù hợp với từng nguyên nhân.
- Ứng viên thể hiện được sự chủ động trong việc tìm kiếm giải pháp và thông báo cho khách hàng, sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với công việc của mình.
Câu hỏi 13: Bạn sẽ làm gì nếu khách hàng yêu cầu giảm giá phí vận chuyển?
Câu hỏi này được thiết kế để kiểm tra kỹ năng đàm phán cũng như kinh nghiệm của ứng viên về nhu cầu của khách hàng. Câu trả lời của ứng viên sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được liệu họ có khả năng ứng phó với các yêu cầu của khách hàng, kể cả là những yêu cầu khác thường và vô lý hay không.
Tiêu chí đánh giá câu trả lời cho câu hỏi này bao gồm:
- Khả năng nhận biết nhu cầu và phân tích tác động: Ứng viên biết cách tìm hiểu để nắm được lý do khách hàng yêu cầu giảm giá và đánh giá được tác động của việc giảm giá đến lợi nhuận của công ty.
- Đề xuất giải pháp: Ứng viên đưa ra được các giải pháp phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng mà không làm ảnh hưởng đến chính sách của công ty.
Câu hỏi 14: Hãy chia sẻ về một lần bạn thành công tư vấn giải pháp giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ?
Tiết kiệm chi phí logistics không chỉ là giảm chi phí, mà còn là duy trì hoặc thậm chí là nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc triển khai các biện pháp này thể hiện khả năng cân bằng giữa nguồn lực và sự hài lòng của khách hàng.
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng giải quyết vấn đề, sự sáng tạo và độ hiểu biết của ứng viên về bối cảnh logistics. Qua đó, xem xét khả năng mang lại giá trị thông qua việc tối ưu hóa nguồn lực trong khi vẫn đáp ứng được mong đợi của khách hàng.
Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Ứng viên đưa ra được ví dụ cụ thể, chi tiết, trong đó mô tả rõ ràng về khách hàng, sản phẩm/dịch vụ.
- Câu trả lời của ứng viên nêu bật được cách họ phân tích tình hình và các chiến lược họ sử dụng để hỗ trợ khách hàng.
Câu hỏi 15: Giả sử có một quy định mới được ban hành có tác động lớn đến các tuyến vận chuyển quốc tế. Bạn sẽ điều chỉnh chiến lược bán hàng của mình như thế nào để ứng phó với trường hợp này?
Câu hỏi này đào sâu vào khả năng của ứng viên trong việc cập nhật thông tin về những thay đổi trong ngành, hiểu được các tác động của chúng để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp. Thông qua câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể thấy được khả năng biến thách thức thành cơ hội, cũng như khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh và mối quan hệ lâu dài với khách hàng bất chấp thay đổi về quy định.
Các tiêu chí đánh giá câu trả lời cho câu hỏi này:
- Khả năng phân tích: Ứng viên nhận diện và phân tích được các tác động, rủi ro tiềm ẩn cũng như cơ hội mà quy định mới có thể mang lại cho doanh nghiệp và khách hàng.
- Khả năng tư duy chiến lược: Ứng viên đưa ra được các phương án điều chỉnh chiến lược bán hàng phù hợp, đảm bảo giảm thiểu được tác động tiêu cực và tận dụng được các cơ hội mà quy định mới mang lại.
- Khả năng thích ứng: Ứng viên đưa ra được những ý tưởng mới, sáng tạo, thể hiện được khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.
3. 7 Tiêu Chí Đánh Giá Ứng Viên Cho Vị Trí Sales Logistics
Sales Logistics là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, đóng vai trò kết nối với khách hàng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Đối với vị trí đặc thù như vậy, trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác nhau để có thể lựa chọn được người phù hợp nhất.
Dưới đây là gợi ý của Alehub về một số tiêu chí đánh giá ứng viên cho vị trí Sales Logistics:
3.1. Kiến thức chuyên môn
Ứng viên cần nắm vững các khái niệm cơ bản về lĩnh vực logistics, ví dụ như quản lý chuỗi cung ứng, vận tải, kho bãi, các phương thức vận chuyển… Ngoài ra, họ cũng cần phải hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp để tư vấn hiệu quả cho khách hàng. Đồng thời, nắm bắt được tình hình thị trường, các đối thủ cạnh tranh và xu hướng phát triển của ngành logistics.
3.2. Kỹ năng bán hàng
Một trong những công việc chính của Sales Logistics là thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ, đồng thời duy trì và phát triển mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Do đó, trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần chú ý đánh giá khả năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục khách hàng của ứng viên.
3.3. Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
Ứng viên thể hiện được khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển. Ví dụ như giao hàng chậm, thất lạc hàng hóa, hàng hóa bị hỏng do vấn đề vận chuyển… Ngoài ra, tư duy chiến lược cũng là một tiêu chí cần được nhà tuyển dụng chú trọng, thể hiện ở việc ứng viên có khả năng đưa ra các giải pháp tối ưu cho việc quản lý chuỗi cung ứng và logistics.
3.4. Kinh nghiệm thực tế
Ứng viên có kinh nghiệm tiếp xúc và làm việc trong lĩnh vực logistics hoặc các lĩnh vực liên quan thường sẽ làm quen với công việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Các kinh nghiệm đó bao gồm:
- Kinh nghiệm làm việc: Các ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực logistics, đặc biệt là kinh nghiệm bán hàng.
- Kinh nghiệm sử dụng phần mềm: Ứng viên có kinh nghiệm làm việc với các phần mềm và công cụ quản lý chuỗi cung ứng như TMS, WMS, ERP…
- Kinh nghiệm làm việc với khách hàng: Ứng viên có kinh nghiệm tương tác và chăm sóc khách hàng.
3.5. Khả năng làm việc dưới áp lực
Vị trí Sales Logistics thường phải xử lý nhiều công việc cùng một lúc. Do đó, ứng viên cần biết cách sắp xếp công việc, quản lý thời gian và khả năng làm việc dưới áp lực.
Ngoài ra, logistics là một lĩnh vực thay đổi rất nhanh chóng. Do đó, nhà tuyển dụng cũng cần xem xét đến sự linh hoạt và khả năng thích ứng với các thay đổi về thị trường, nhu cầu khách hàng, công nghệ… của ứng viên.
3.6. Khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ
Khả năng duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại và xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới là điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tạo lòng tin với khách hàng. Do đó, đây là một tiêu chí quan trọng mà nhà tuyển dụng cần chú ý khi đánh giá và lựa chọn ứng viên.
3.7. Độ phù hợp với văn hóa công ty
Bên cạnh trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, khả năng hòa nhập của ứng viên cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc của cả đội ngũ. Do đó, nhà tuyển dụng cần chú ý lựa chọn những ứng viên có tính cách và phong cách làm việc phù hợp với văn hóa của công ty nói chung và đội ngũ Sales nói riêng.
4. Sai Lầm Khi Phỏng Vấn Sales Logistics Và Cách Khắc Phục
4.1. Các sai lầm khi phỏng vấn nhân viên Sales Logistics
Khi phỏng vấn ứng viên cho vị trí Sales Logistics, nhà tuyển dụng thường sẽ mắc phải một số sai lầm gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn ứng viên như sau:
- Không hiểu rõ về công việc: Nhà tuyển dụng không hiểu rõ về các khái niệm, quy trình và thách thức trong lĩnh vực logistics, dẫn đến việc đặt ra những câu hỏi không phù hợp, lan man.
- Không rõ ràng về yêu cầu công việc: Nhà tuyển dụng có thể đưa ra mô tả không rõ ràng hoặc thiếu chi tiết về những yêu cầu cụ thể của vị trí Sales Logistics, khiến ứng viên không hiểu hoặc hiểu sai về vai trò và trách nhiệm.
- Quá chú trọng vào kinh nghiệm: Nhà tuyển dụng quá chú trọng vào kinh nghiệm làm việc trước đây của ứng viên mà bỏ qua các yếu tố khác như kỹ năng, thái độ, phẩm chất, tiềm năng phát triển…
- Không kiểm tra độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp: Nhà tuyển dụng chỉ tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn mà bỏ qua việc đánh giá sự phù hợp của ứng viên với công ty, dẫn đến hậu quả là ứng viên không thể hòa hợp với đồng nghiệp, gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
- Đặt câu hỏi quá chung chung: Nhà tuyển dụng đặt các câu hỏi quá chung chung như “Bạn có kinh nghiệm gì trong ngành logistics?” mà không đi sâu tìm hiểu cụ thể, dẫn đến việc không hiểu rõ năng lực thực sự của ứng viên.
4.2. Giải pháp
Để tránh mắc phải các lỗi sai như trên, nhà tuyển dụng có thể tham khảo các cách sau:
- Nghiên cứu kỹ về công việc: Trước khi phỏng vấn, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ về các kiến thức cơ bản, quy trình làm việc và kỹ năng cần thiết của một nhân viên Sales Logistics.
- Trình bày rõ ràng yêu cầu công việc: Trình bày rõ ràng các yêu cầu về công việc, kỳ vọng về hiệu suất và chỉ tiêu doanh số. Đồng thời thảo luận về môi trường làm việc, các thách thức cũng như cơ hội để ứng viên có cái nhìn toàn diện.
- Đánh giá toàn diện: Bên cạnh kinh nghiệm, hãy chú ý đặt các câu hỏi đánh giá các yếu tố khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, khả năng thích nghi…
- Đặt các câu hỏi tình huống: Sử dụng các câu hỏi cụ thể, chi tiết và dựa trên tình huống thực tế mà ứng viên có thể gặp phải trong công việc để đánh giá được toàn diện năng lực của ứng viên.
- Đánh giá tính cách và thái độ làm việc: Tìm hiểu và cân nhắc xem phong cách làm việc và thái độ của ứng viên có hòa hợp được với văn hóa chung của công ty hay không.
Trên đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Sales Logistics kèm theo gợi ý về tiêu chí đánh giá mà Alehub muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin có trong bài có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá được toàn diện khả năng của ứng viên để lựa chọn ra người phù hợp nhất cho vị trí Sales Logistics của doanh nghiệp mình.
Alehub mang đến cho doanh nghiệp 3 giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động cung ứng nhân sự và đào tạo phòng kinh doanh
Dịch vụ Telesale thuê ngoài (online, onsite, theo call, theo cam kết)
Tuyển dụng phòng kinh doanh (cung cấp CV ứng viên, headhunt, tư vấn tuyển dụng)
Cam kết 1 đổi 1, 100% chất lượng cuộc gọi, đúng deadline, add on dịch vụ, hoàn phí nếu không thực hiện đúng cam kết!
Hỗ trợ hơn 400 khách hàng, 1000+ doanh nghiệp, thương hiệu lớn như Karma Academy, Onschool, Genie Group,…, cùng 3000+ nhân sự được đào tạo kết nối.
Hotline: 098 154 9988
Email: admin@ezsale.vn
Địa chỉ:
– Hà Nội: Tòa Housing, Số 299 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
– TP.HCM: Số 157 đường Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
– Hải Phòng: Số 1/10B Lê Hồng Phong, Quận Hải An, TP.Hải Phòng
– Đà Nẵng: Số 167 Phan Châu Trinh, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng