hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

Sales Target Là Gì? Bí Quyết Đạt Được Sales Target

Alehub Solution 28 Tháng Tám, 2024
5
(1)

Việc thiết lập sales target rõ ràng, cụ thể là cách cực kỳ hiệu quả để tăng doanh thu, cải thiện hiệu suất bán hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Trong bài viết lần này, cùng Alehub tìm hiểu về cách thiết lập và các tips để đạt được sales target nhé!

1. Sales Target Là Gì?

Sales Target Là Gì?

Sales Target Là Gì?

Sales target hay mục tiêu bán hàng là mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra cho nhân viên Sales. Chỉ số này đóng vai trò như một thước đo hiệu suất, là kim chỉ nam cho hoạt động bán hàng và là thước đo đánh giá hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên Sales.

Tùy theo ngành hàng, đặc điểm sản phẩm/ dịch vụ cũng như mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn các chỉ số để thiết lập sales target phù hợp nhất cho đội ngũ Sales của mình. Các chỉ số thường được sử dụng có thể kể đến như:

  • Doanh thu
  • Lượng đơn hàng chốt thành công
  • Lượng khách hàng mới

2. Vai Trò Của Sales Target

Vai Trò Của Sales Target

Vai Trò Của Sales Target

Định hướng hoạt động

Sales target cung cấp mục tiêu cụ thể, rõ ràng, được đo lường cho từng cá nhân, từng đội nhóm và toàn bộ bộ phận kinh doanh. Target sales giúp đội ngũ Sales tập trung vào những hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất nhằm tăng khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đánh giá hiệu suất

Bằng cách so sánh thành tích thực tế với mục tiêu đã đặt ra, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động bán hàng. Qua đó, xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ bán hàng và đưa ra hướng điều chỉnh, cải thiện phù hợp.

Bên cạnh đó, dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định điều chỉnh chiến lược bán hàng, phân bổ lại nguồn lực và thay đổi cách thức làm việc nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Tạo động lực cho đội ngũ Sales

Khi có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, các nhân viên Sales sẽ nắm rõ được các đầu việc mình cần phải làm, đồng thời có động lực để cố gắng đạt được những thành tích cao hơn. Các mục tiêu chung cũng là cầu nối giúp gắn kết đội ngũ, nâng cao tinh thần đồng đội và hỗ trợ lẫn nhau trong nội bộ các nhân viên.

Cải thiện quy trình bán hàng

Trong trường hợp không đạt được mục tiêu bán hàng, việc phân tích kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nguyên nhân vấn đề để đưa ra giải pháp khắc phục. Ngoài ra, sales target cũng giúp đội ngũ Sales có động lực tìm kiếm các cách thức mới để tiếp cận khách hàng. Qua đó cải thiện quy trình bán hàng và tăng hiệu quả công việc.

Lập kế hoạch và dự báo

Target Sales giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất, dự trữ hàng hóa và phân bổ nguồn lực, phân bổ ngân sách một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Việc đạt được mục tiêu bán hàng cũng sẽ giúp doanh nghiệp có được sự ổn định về mặt tài chính và phát triển bền vững.

3. 5 Phương Pháp Thiết Lập Target Sales

Phương Pháp Thiết Lập Target Sales

Phương Pháp Thiết Lập Target Sales

Sử dụng Dữ liệu bán hàng

Dựa trên dữ liệu bán hàng từ kỳ trước, doanh nghiệp có thể dự đoán xu hướng tăng trưởng, xác định cơ hội phát triển để đưa ra mục tiêu cho kỳ tiếp theo. Trong quá trình này, doanh nghiệp cần lưu ý đến các yếu tố về thời gian, chiến dịch Marketing, các sự kiện đặc biệt… để điều chỉnh mục tiêu bán hàng sao cho phù hợp và tối ưu nhất

Nghiên cứu thị trường

Trước khi đưa ra KPI cho sales target, doanh nghiệp cần phải phân tích tình hình kinh tế, cơ hội phát triển cũng như xu hướng mua hàng của khách hàng. Để nắm được tình hình thị trường, doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích theo mô hình PEST.

Việc phân tích theo mô hình PEST sẽ giúp doanh nghiệp nắm được các thông tin quan trọng liên quan đến môi trường kinh doanh, bao gồm:

  • P – Political (Chính trị): Các yếu tố liên quan đến chính sách, luật pháp, sự ổn định về chính trị, các quy định của chính phủ có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp.
  • E – Economic (Kinh tế): Các yếu tố liên quan đến tình hình kinh tế chung, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, tăng trưởng GDP…
  • S – Social (Xã hội): Các yếu tố liên quan đến văn hóa, dân số, lối sống, xu hướng tiêu dùng, cấu trúc dân số…
  • T – Technological (Công nghệ): Yếu tố liên quan đến công nghệ mới, đổi mới công nghệ, tự động hóa, số hóa…

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến hoạt động kinh doanh và các chiến dịch tiếp thị của đối thủ cạnh tranh. Qua đó, kịp thời điều chỉnh chiến lược bán hàng và mục tiêu kinh doanh sao cho hiệu quả.

Dựa trên Mục tiêu thị phần

Mục tiêu thị phần là tỷ lệ phần trăm doanh số mà một doanh nghiệp chiếm được trên tổng thị trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Chỉ số này thể hiện được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. 

Thông thường, các doanh nghiệp đều đặt ra một mục tiêu chiếm bao nhiêu phần trăm thị trường. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể tính toán và quyết định mục tiêu bán hàng cần thiết để đạt được mục tiêu thị phần.

Có 2 cách áp dụng mục tiêu thị phần:

  • Phân tích cạnh tranh: So sánh thị phần của mình với đối thủ cạnh tranh để đưa ra mục tiêu phù hợp.
  • Phân tích xu hướng thị trường: Dựa vào việc phân tích sự tăng trưởng của thị trường để điều chỉnh mục tiêu bán hàng.

Áp dụng Phương pháp OKR

Phương pháp OKR (Objectives and Key Research) là phương pháp quản lý, giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu chung có thể đo lường được và theo dõi kết quả của chúng. Bằng cách kết hợp các mục tiêu chung của doanh nghiệp với các mục tiêu bán hàng cụ thể, OKR giúp đội ngũ Sales có một hướng đi rõ ràng hơn, đo lường được hiệu quả và gia tăng hiệu quả làm việc. 

Để áp dụng phương pháp OKR, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chung và liên kết nó với sales target.

Ví dụ, với mục tiêu lớn là “Trở thành nhà cung cấp giải pháp phần mềm hàng đầu thị trường Việt Nam”, doanh nghiệp có thể liên kết với target sales thông qua việc cụ thể hóa mục tiêu này bằng các chỉ số tăng trưởng doanh thu từ sản phẩm phần mềm.

Dựa vào tiềm năng mua hàng của khách hàng

Doanh nghiệp có thể dựa vào tiềm năng mua hàng của khách hàng để thiết lập các mục tiêu bán hàng phù hợp. Để áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Xác định khách hàng tiềm năng và phân tích hành vi mua hàng của nhóm người này.
  • Ước tính giá trị đơn hàng trung bình dựa trên lịch sử giao dịch và thông tin của khách hàng.
  • Ước lượng doanh số bằng cách nhân số lượng khách hàng tiềm năng với giá trị đơn hàng trung bình.

Dựa trên doanh số dự tính, doanh nghiệp có thể đặt ra các sales target cụ thể nhằm đạt được con số đó.

>> Xem thêm: Cách Tính Target Cho Sale Chuẩn Và Nhanh Nhất

4. Tips Để Đạt Được Sales Target Thành Công

Tips Để Đạt Được Sales Target Thành Công

Tips Để Đạt Được Sales Target Thành Công

  • Đảm bảo các thành viên trong đội ngũ nhân viên Sales đã hiểu rõ về mục tiêu, nhu cầu cũng như thách thức của doanh nghiệp.
  • Cân nhắc các mục tiêu bán hàng dựa trên mức doanh số trước đây, nguồn lực sẵn có và năng lực thực tế của các thành viên trong đội ngũ bán hàng.
  • Xác định các giai đoạn riêng biệt cho quy trình bán hàng và chia nhỏ mục tiêu cho từng giai đoạn.
  • Cung cấp các khóa học, khóa training cho đội ngũ Sales nhằm nâng cao năng lực, trình độ và kỹ năng.
  • Trang bị các công cụ hỗ trợ bán hàng như các phần mềm CRM, phần mềm phân tích dữ liệu, thiết bị và phần mềm phục vụ cho việc liên hệ với khách hàng…
  • Thường xuyên theo dõi và giám sát hiệu suất làm việc của từng cá nhân để kịp thời đưa ra những điều chỉnh cần thiết.
  • Đưa ra phần thường và sự công nhận cho các nhân viên Sales khi họ hoàn thành mục tiêu của mình.Sales Target

Bằng cách thiết lập và theo dõi sales target hiệu quả, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu, cải thiện hiệu suất và nhanh chóng đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của Alehub, bạn đọc đã nắm rõ hơn về cách để xây dựng một bộ target sales phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Đánh giá bài đăng này?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số vote: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận