Sale Và Telesale Khác Gì: Khái Niệm, Vai Trò & Cách Phân Biệt
Sale và Telesale là hai thuật ngữ chỉ đến hoạt động bán hàng. Vậy thì Sale và Telesale khác gì? Vai trò của chúng trong doanh nghiệp là gì và làm thế nào để phân biệt? Cùng Alehub tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Sale Là Gì? Vai Trò & Mô Tả Công Việc
1.1. Khái niệm
Sale (bán hàng) là quá trình giới thiệu và bán sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng để đạt được doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sale bao gồm các hoạt động:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- Tiếp cận và tư vấn cho khách hàng
- Thuyết phục khách hàng mua hàng
- Chăm sóc khách hàng sau bán
Bên cạnh đó, Sale cũng là thuật ngữ chỉ nghề nghiệp của những người làm công việc bán hàng. Họ có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động bán hàng được nhắc đến ở trên.
Sale có đa dạng hình thức, tiêu biểu nhất có thể kể đến như:
Sale theo kênh bán hàng
- Sale trực tiếp (tại các cửa hàng, đại lý, trung tâm thương mại…): Nhân viên Sale gặp trực tiếp khách hàng để giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng chốt đơn. Hình thức này mang lại hiệu quả cao vì nhân viên có thể quan sát sự thay đổi trong tâm lý khách hàng và điều chỉnh các tiếp cận, cách tư vấn phù hợp.
- Telesale (bán hàng qua điện thoại): Nhân viên liên hệ với khách hàng qua điện thoại để giới thiệu và tư vấn bán hàng. Hình thức này tiết kiệm chi phí hơn Sale trực tiếp, tuy nhiên hiệu quả thường thấp hơn do không có sự tương tác trực tiếp với khách hàng và yêu cầu cao về kỹ năng của nhân viên Telesale.
- Sale online: Nhân viên Sale sử dụng các kênh trực tuyến như website, mạng xã hội, email… để tiếp cận khách hàng và bán hàng. Hình thức này ngày càng trở nên phổ biến do sự phát triển và lan tỏa của Internet, thương mại điện tử.
- Bán hàng qua trung gian: Là hình thức sale phẩm/ dịch vụ qua các kênh trung gian như đại lý, nhà phân phối… Doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng với các đại lý, nhà phân phối để họ bán sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng.
Theo đối tượng khách hàng
- B2B: Nhân viên Sale bán sản phẩm/ dịch vụ cho các doanh nghiệp khác. Hình thức này đòi hỏi nhân viên Sale phải có kiến thức chuyên môn cao về sản phẩm/ dịch vụ và ngành nghề của khách hàng.
- B2C: Nhân viên Sale bán sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng cá nhân. Hình thức này đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp và khả năng truyền đạt thông tin tốt, thấu hiểu tâm lý khách hàng.
Theo sản phẩm/ dịch vụ cung cấp
- Bán hàng sản phẩm: các sản phẩm hữu hình như thực phẩm, quần áo, đồ điện tử…
- Bán hàng dịch vụ: các sản phẩm vô hình như tư vấn, thiết kế…
- Bán hàng kết hợp: kết hợp cả hai loại hình trên
1.2. Vai trò
Đối với doanh nghiệp, Sale đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh thu và tạo ra lợi nhuận. Cụ thể:
- Thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận: Nhân viên Sale trực tiếp tiếp xúc và giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng tiềm năng, mang lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp.
- Xây dựng thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp: Sale là cầu nối trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng, đại diện cho hình ảnh, phong cách, thái độ và sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
- Mở rộng thị trường và khách hàng: Sale không ngừng tìm kiếm, tiếp cận và khai thác thị trường, khách hàng tiềm năng mới, giúp mở rộng phạm vi hoạt động và đảm bảo nguồn doanh thu ổn định cho doanh nghiệp
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Sale cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán cho khách hàng, đảm bảo khách hàng cảm thấy hài lòng và lựa chọn quay lại sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin phản hồi cho doanh nghiệp: Dựa trên các phản hồi của khách hàng cũng như ý kiến của bản thân, nhân viên Sale có thể đưa ra góp ý cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ hoặc đề xuất ý tưởng cho các chiến lược bán hàng.
1.3. Mô tả công việc
Nhiệm vụ chính của một nhân viên Sale bao gồm:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Nhân viên Sale sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng, bao gồm gọi điện thoại, gửi email, gửi tin nhắn SMS, tham gia sự kiện…
- Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ: Nhân viên Sale sẽ tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Qua đó giới thiệu và tư vấn về sản phẩm/ dịch vụ một cách kỹ lưỡng, chi tiết đến khách hàng.
- Thuyết phục khách hàng mua hàng: Nhân viên Sale sử dụng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và thuyết phục để thuyết phục khách hàng mua hàng.
- Chốt sale: Sau khi thành công thuyết phục được khách hàng mua hàng, nhân viên Sale sẽ tiến hành chốt sale bằng cách ký hợp đồng hoặc nhận thanh toán từ phía khách hàng.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng: Nhân viên Sale có trách nhiệm giải đáp các thắc mắc, hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm/ dịch vụ và giải quyết khiếu nại của khách hàng.
- Báo cáo doanh số: Nhân viên Sale sẽ thực hiện công việc báo cáo doanh số bán hàng định kỳ theo tuần/ tháng/ quý/ năm, tùy thuộc vào yêu cầu của cấp trên.
2. Telesale Là Gì? Vai Trò & Mô Tả Công Việc
2.1. Khái niệm
Telesale là hình thức bán hàng mà nhân viên sẽ liên hệ với khách hàng qua điện thoại để giới thiệu và tư vấn về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Telesale là một hình thức Sale, nhưng hoạt động bán hàng chỉ giới hạn qua điện thoại.
2.2. Vai trò
Tương tự với Sale, một số vai trò chính của Telesale trong doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận: Hình thức này giúp doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và chốt đơn trực tiếp qua điện thoại, giúp mang lại một phần lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.
- Tiết kiệm chi phí: So với các hình thức bán hàng trực tiếp, Telesale giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể các chi phí như thuê mặt bằng, chi phí di chuyển…
- Mở rộng thị trường và khách hàng: Telesale giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả trên phạm vi lớn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Nhân viên Telesale có thể giải đáp các thắc mắc và giải quyết các khiếu nại của khách hàng thông qua điện thoại một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Thu thập thông tin phản hồi: Telesale có thể thu thập thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ và các hoạt động của doanh nghiệp thông qua điện thoại. Qua đó giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, dịch vụ khách hàng cũng như các hoạt động của mình.
2.3. Mô tả công việc
Telesale là vị trí thuộc bộ phận bán hàng, chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc gọi để giới thiệu và tư vấn sản phẩm cho khách hàng. Các công việc chính bao gồm:
- Gọi điện thoại cho khách hàng tiềm năng: Nhân viên Telesale sử dụng danh sách khách hàng được cung cấp bởi doanh nghiệp hoặc danh sách khách hàng mà họ tự tìm được thông qua website, mạng xã hội…
- Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ: Telesale liên hệ và giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp một cách chi tiết, thuyết phục cho khách hàng.
- Tư vấn cho khách hàng và chốt sale: Telesale chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc và tư vấn cho khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời sử dụng kỹ năng thuyết phục để thuyết phục khách hàng chốt sale.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng: Nhân viên Telesale thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng sau bán bằng việc gọi lại cho khách hàng để xin ý kiến phản hồi về sản phẩm/ dịch vụ và giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
- Cập nhật thông tin khách hàng: Telesale ghi chép và cập nhật đầy đủ thông tin khách hàng (gồm tên, số điện thoại, địa chỉ, nhu cầu…) để tiện theo dõi và chăm sóc khách hàng sau bán.
- Báo cáo doanh số: Telesale chịu trách nhiệm báo cáo doanh số bán hàng cho cấp trên theo định kỳ.
>> Xem thêm: Tăng Tỷ Lệ Chốt Sales Với 9 Cách Telesale Hiệu Quả
3. So Sánh Sale Và Telesale
3.1. Điểm chung
Một số điểm chung của Sale và Telesale có thể kể đến như:
- Đều là hoạt động bán hàng nhằm giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ và thuyết phục khách hàng mua hàng.
- Đều có chung mục tiêu là mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
- Yêu cầu nhân viên có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục và kiến thức về sản phẩm/ dịch vụ.
3.2. Điểm khác biệt
Đặc điểm | Sale | Telesale |
Kênh tiếp cận | – Offline: bán hàng trực tiếp, bán hàng qua đại lý
– Online: Internet, nền tảng mạng xã hội – Bán hàng qua điện thoại |
Bán hàng qua điện thoại |
Hình thức tiếp cận | – Giao tiếp trực tiếp
– Giao tiếp bằng giọng nói – Giao tiếp phi ngôn ngữ – Giao tiếp qua văn bản |
Giao tiếp bằng giọng nói |
Ưu điểm | – Thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận
– Xây dựng thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp – Mở rộng thị trường và khách hàng – Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng – Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng |
– Thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận
– Tiếp cận khách hàng nhanh chóng – Chi phí thực hiện thấp – Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng – Dễ dàng theo dõi hiệu quả |
Nhược điểm | – Có thể gây phiền nhiễu cho khách hàng
– Cần có đội ngũ nhân viên sale có kỹ năng và kinh nghiệm – Chi phí đầu tư cho các hoạt động sale có thể cao |
– Có thể gây phiền nhiễu cho khách hàng
– Khó đánh giá nhu cầu khách hàng – Dễ bị lừa đảo – Yêu cầu kỹ năng cao (do nhân viên không thể quan sát thái độ của khách hàng để điều chỉnh hướng tư vấn) |
Yêu cầu kỹ năng | Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, chốt sale, đọc ngôn ngữ cơ thể | Kỹ năng giao tiếp bằng giọng nói, xử lý tình huống qua điện thoại |
Công cụ hỗ trợ | Catalogue sản phẩm, bản demo sản phẩm | Danh sách khách hàng, kịch bản telesale |
>> Xem thêm: Phân Biệt Telemarketing & Telesales: Khái Niệm, Vai Trò, Ưu Điểm
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về Sale và Telesale. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Alehub, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về sự khác nhau cũng như các ưu điểm, nhược điểm của hai hình thức này và lựa chọn được hình thức phù hợp nhất với sản phẩm và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Alehub mang đến cho doanh nghiệp 3 giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động cung ứng nhân sự và đào tạo phòng kinh doanh
Dịch vụ Telesale thuê ngoài (online, onsite, theo call, theo cam kết)
Tuyển dụng phòng kinh doanh (cung cấp CV ứng viên, headhunt, tư vấn tuyển dụng)
Cam kết 1 đổi 1, 100% chất lượng cuộc gọi, đúng deadline, add on dịch vụ, hoàn phí nếu không thực hiện đúng cam kết!
Hỗ trợ hơn 400 khách hàng, 1000+ doanh nghiệp, thương hiệu lớn như Karma Academy, Onschool, Genie Group,…, cùng 3000+ nhân sự được đào tạo kết nối.
Hotline: 098 154 9988
Email: admin@ezsale.vn
Địa chỉ:
– Hà Nội: Tòa Housing, Số 299 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
– TP.HCM: Số 157 đường Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
– Hải Phòng: Số 1/10B Lê Hồng Phong, Quận Hải An, TP.Hải Phòng
– Đà Nẵng: Số 167 Phan Châu Trinh, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng