hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Ứng Viên Cho Nhà Tuyển Dụng Ưu Tú

Alehub Solution 21 Tháng chín, 2024
5
(1)

Một buổi phỏng vấn tuyển dụng sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn nếu nhà tuyển dụng không có đủ kỹ năng và kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên. Vậy thì để thực hiện buổi phỏng vấn thành công, nhà tuyển dụng cần phải chuẩn bị những gì? Trong bài viết này, Alehub sẽ bật mí đến bạn đọc các kinh nghiệm khi phỏng vấn ứng viên mà nhà tuyển dụng không nên bỏ lỡ.

1. Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Ứng Viên Hiệu Quả Cho Nhà Tuyển Dụng

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Ứng Viên Hiệu Quả Cho Nhà Tuyển Dụng

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Ứng Viên Hiệu Quả Cho Nhà Tuyển Dụng

Phỏng vấn là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng, giúp nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm và độ phù hợp của ứng viên cho vị trí công việc. Để buổi phỏng vấn đạt được hiệu quả cao, nhà tuyển dụng cần chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm vững các kinh nghiệm sau:

1.1. Chuẩn bị kỹ trước buổi phỏng vấn

Giống như ứng viên, nhà tuyển dụng trước khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng cũng cần phải thực hiện công tác chuẩn bị thật cẩn thận, tỉ mỉ. Đây là một trong những cách giúp buổi phỏng vấn bắt đầu một cách nhanh chóng, suôn sẻ, tạo ấn tượng tốt cho ứng viên.

Các đầu việc cần thực hiện trước buổi phỏng vấn gồm:

  • Tìm hiểu vị trí tuyển dụng: Xác định rõ các kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất cần thiết cho vị trí tuyển dụng. 
  • Chuẩn bị danh sách câu hỏi: Lựa chọn những câu hỏi phù hợp với vị trí công việc để đánh giá ứng viên. Nên kết hợp các câu hỏi mở và câu hỏi đóng để thu thập thông tin đa chiều.
  • Nghiên cứu hồ sơ ứng viên: Đọc kỹ CV và thư xin việc để hiểu rõ hơn về ứng viên. Đồng thời, lựa chọn những câu hỏi cụ thể, phù hợp với từng ứng viên dựa trên các thông tin có trong CV.
  • Chuẩn bị môi trường phỏng vấn: Lựa chọn không gian yên tĩnh, thoải mái, đảm bảo sự chuyên nghiệp. Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu và vật dụng cần thiết như CV, mô tả công việc, giấy bút…

1.2. Đừng quá rập khuôn

Nhà tuyển dụng không cần thiết phải phụ thuộc hoàn toàn vào danh sách các câu hỏi có sẵn. Bạn hoàn toàn có thể linh hoạt thay đổi các câu hỏi tùy thuộc vào mục đích đặt câu hỏi, đặc điểm vị trí công việc cũng như tính cách và trình độ của ứng viên. 

Ví dụ, nếu nhà tuyển dụng muốn đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và ứng xử của ứng viên, có thể sử dụng các câu hỏi liên quan đến tình huống cụ thể mà ứng viên đã từng trải qua trong công việc trước đây. Nếu muốn đánh giá khả năng tư duy nhanh và kỹ năng xử lý tình huống, bạn có thể đưa ra tình huống giả lập và yêu cầu họ đưa ra phương án xử lý. Bằng cách này, nhà tuyển dụng có thể thu lại được những thông tin, góc nhìn thú vị hơn về ứng viên. Qua đó có thêm căn cứ để lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất.

1.3. Chủ động lắng nghe

Trong quá trình phỏng vấn, đừng chỉ tập trung đặt câu hỏi mà hãy lắng nghe cẩn thận câu trả lời của ứng viên. Đồng thời, ghi chú lại các điểm quan trọng và chú ý đặt câu hỏi phụ khi cần. Đây là một cách để ứng viên có không gian để bày tỏ suy nghĩ, cũng là cách để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về năng lực, trình độ của họ, đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp về doanh nghiệp trong mắt ứng viên.

1.4. Chú ý ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể và những hành động trong vô thức như cách ngồi, cử chỉ, ánh mắt… đều có thể phản ánh sự tự tin và tính trung thực của ứng viên. Do đó, trong số các kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên, việc quan sát và đánh giá ngôn ngữ cơ thể cũng là một tips mà nhà tuyển dụng cần chú ý.

Ở chiều ngược lại, trong vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng được coi là người đại diện cho doanh nghiệp. Những lời nói, hành động và thái độ của nhà tuyển dụng là các yếu tố mà ứng viên sẽ sử dụng để đánh giá độ chuyên nghiệp, uy tín của doanh nghiệp. Do đó, nhà tuyển dụng cũng cần phải chú ý điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể của mình.

1.5. Phân loại ứng viên qua nhiều vòng

Đối với những vị trí có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau hoặc vị trí có số lượng ứng viên quá lớn, việc phỏng vấn nhiều vòng là cần thiết để đảm bảo lựa chọn được người phù hợp nhất. 

Phỏng vấn nhiều vòng sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được toàn diện hơn, do mỗi vòng phỏng vấn chỉ tập trung vào một khía cạnh nhất định của ứng viên. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về năng lực, kỹ năng cũng như sự phù hợp của ứng viên.

1.6. Đánh giá khách quan, công bằng

Việc đánh giá khách quan, công bằng là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình tuyển dụng diễn ra hiệu quả, cân bằng. Chỉ khi bạn đánh giá ứng viên một cách đồng nhất, khách quan, bạn mới có cơ hội lựa chọn được những tà năng phù hợp nhất cho công ty mình.

Để làm được điều này, nhà tuyển dụng cần lưu ý xác định rõ tiêu chí đánh giá. Nên xây dựng thang điểm hoặc tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, tránh đánh giá theo cảm tính.

Ngoài ra, nếu có thể, nên có ít nhất hai người cùng phỏng vấn để có góc nhìn đa chiều, khách quan hơn.

1.7. Phản hồi sau phỏng vấn

Việc nhận được phản hồi cho thấy nhà tuyển dụng đánh giá cao thời gian và công sức của ứng viên. Qua đó, giúp công ty xây dựng hình ảnh một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp và đáng tin cậy. 

Ngoài ra, qua phản hồi của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể cải thiện quy trình tuyển dụng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời, đây cũng là một cách để duy trì mối quan hệ tốt với ứng viên, mở ra cơ hội hợp tác trong tương lai giữa hai bên.

2. 5 Kỹ Năng Phỏng Vấn Ứng Viên Nhà Tuyển Dụng Nên Biết

5 Kỹ Năng Phỏng Vấn Ứng Viên Nhà Tuyển Dụng Nên Biết

5 Kỹ Năng Phỏng Vấn Ứng Viên Nhà Tuyển Dụng Nên Biết

Bên cạnh các kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên đã chia sẻ ở phần trước, nhà tuyển dụng cũng cần phải trang bị các kỹ năng phỏng vấn cần thiết để đánh giá được chính xác năng lực và sự phù hợp của ứng viên Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà nhà tuyển dụng cần nắm vững:

2.1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phỏng vấn. Kỹ năng này vừa giúp nhà tuyển dụng khai thác chính xác những thông tin quan trọng, vừa giúp tạo ấn tượng tốt về công ty trong mắt ứng viên.

Nhà tuyển dụng có kỹ năng giao tiếp tốt cần phải nắm chắc các khả năng sau:

  • Tạo không khí thoải mái: Sử dụng lời chào hỏi thân thiện và tạo không khí thoải mái ngay từ khi mới bắt đầu cuộc phỏng vấn, giúp ứng viên giảm bớt căng thẳng và phát huy tốt hơn.
  • Đặt câu hỏi hiệu quả: Biết cách lựa chọn các câu hỏi phù hợp, tạo cơ hội cho ứng viên thể hiện năng lực. Qua đó, đưa ra được đánh giá toàn diện hơn.
  • Biết cách lắng nghe: Dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của ứng viên và đặt thêm các câu hỏi khi cần thiết thay vì chỉ tập trung đưa ra câu hỏi một cách máy móc.
  • Kiểm soát cuộc phỏng vấn: Biết cách giữ cho cuộc trò chuyện đi đúng hướng, tập trung vào những thông tin cần thiết.

2.2. Kỹ năng tổng hợp, phân tích

Kỹ năng tổng hợp và phân tích là một kỹ năng quan trọng, giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác năng lực của ứng viên. Thông qua việc tổng hợp nhiều nguồn thông tin và phân tích sâu, nhà tuyển dụng có thể đưa ra quyết định tuyển dụng đúng đắn.

Kỹ năng tổng hợp, phân tích được thể hiện rõ ràng ở những đặc điểm sau:

  • Khả năng lắng nghe: Lắng nghe ở đây không chỉ đơn giản là “nghe”, mà phải hiểu những gì ứng viên đang nói, đồng thời đặt câu hỏi khi cần thiết để làm rõ những thông tin quan trọng.
  • Khả năng quan sát ngôn ngữ cơ thể: Việc quan sát ngôn ngữ cơ thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự tự tin, thái độ làm việc và khả năng giao tiếp của ứng viên.
  • Khả năng phân tích dữ liệu: Nhà tuyển dụng cần biết cách phân tích các dữ liệu thu thập được từ quá trình phỏng vấn, các bài test đầu vào… để đưa ra đánh giá khách quan nhất.

2.3. Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán là một yếu tố quan trọng trong quá trình tuyển dụng, đặc biệt là trong quá trình đàm phán về các điều khoản hợp đồng như lương thưởng, quyền lợi, thời gian làm việc… Ngoài ra, dựa trên quá trình đàm phán, nhà tuyển dụng có thể đánh giá chính xác độ phù hợp của ứng viên với văn hóa công ty và khả năng đóng góp cho công việc.

Các kỹ năng đàm phán cần thiết mà nhà tuyển dụng nên có bao gồm:

  • Giao tiếp hiệu quả: Một cuộc đàm phán hiệu quả đòi hỏi nhà tuyển dụng phải có kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách sử dụng ngôn ngữ để truyền tải thông tin một cách rõ ràng, mạch lạc, tránh những từ ngữ gây hiểu lầm.
  • Khả năng thuyết phục: Nhà tuyển dụng cần có khả năng thuyết phục ứng viên về những lợi ích khi làm việc tại công ty.
  • Khả năng ứng biến linh hoạt: Trong quá trình đàm phán, có thể xảy ra những tình huống bất ngờ. Lúc này, nhà tuyển dụng cần có khả năng ứng biến linh hoạt để xử lý vấn đề phát sinh.

2.4. Kỹ năng nắm bắt tâm lý

Việc nắm bắt tâm lý ứng viên trong quá trình tuyển dụng có thể mang lại nhiều lợi ích, ví dụ như:

  • Giúp ứng viên phát huy tối đa năng lực: Nhà tuyển dụng nắm được tâm lý của ứng viên có thể tạo ra không khí thoải mái, giúp ứng viên tự tin và cởi mở hơn.
  • Đánh giá chính xác hơn: Việc nắm bắt tâm lý giúp nhà tuyển dụng đánh giá được các yếu tố như: sự nhiệt tình, động lực làm việc, khả năng chịu áp lực… Qua đó xem xét độ phù hợp với văn hóa và môi trường làm việc của công ty.
  • Tăng tỷ lệ ứng viên chấp nhận lời mời: Khi cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu, ứng viên sẽ có xu hướng chấp nhận lời mời làm việc cũng như mức offer mà doanh nghiệp đưa ra.:

Dưới đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên giúp nắm bắt tâm lý mà nhà tuyển dụng có thể tham khảo:

  • Bắt đầu bằng những câu hỏi chung về sở thích, hoạt động ngoài giờ, thói quen… để ứng viên cảm thấy thoải mái và cởi mở hơn.
  • Sử dụng các câu hỏi tình huống, đặt ứng viên vào những tình huống thực tế để đánh giá khả năng xử lý vấn đề và thái độ làm việc của họ.
  • Khuyến khích ứng viên kể về bản thân nhiều hơn, giúp họ thể hiện được cá tính và những điểm mạnh của mình.
  • Chú ý đến những chi tiết nhỏ, kể cả là một câu nói bâng quơ hay một cử chỉ nhỏ đều có thể cung cấp những thông tin hữu ích. Ví dụ như việc ứng viên tránh ánh mắt hoặc nhìn xuống dưới có thể cho thấy họ đang lo lắng hoặc không chắc chắn về vấn đề đang được nhắc đến.

2.5. Kỹ năng quản lý thời gian

Một buổi phỏng vấn được tổ chức đúng giờ và diễn ra trôi chảy không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng, mà còn giúp ứng viên cảm thấy được tôn trọng, tạo ấn tượng tốt về công ty. Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần phải biết cách kiểm soát thời gian, đảm bảo quá trình tuyển dụng diễn ra đúng tiến độ và đạt được hiệu quả như kỳ vọng. 

Để quản lý thời gian hiệu quả, nhà tuyển dụng cần chú ý:

  • Đến phỏng vấn đúng giờ, không để ứng viên chờ quá lâu.
  • Chuẩn bị sẵn danh sách các câu hỏi, nên kết hợp cả hai loại câu hỏi đóng và mở để vừa thu thập được nhiều thông tin, vừa kiểm soát được thời gian.
  • Tập trung vào mục tiêu của buổi phỏng vấn, tránh đặt những câu hỏi quá lan man, không đi vào trọng tâm hoặc những chi tiết, thông tin không cần thiết.
  • Biết cách ngắt lời ứng viên một cách khéo léo trong trường hợp ứng viên đi quá sâu hoặc lạc sang chủ đề khác.

3. Cách Đặt Câu Hỏi Phỏng Vấn Ứng Viên Hiệu Quả

Cách Đặt Câu Hỏi Phỏng Vấn Ứng Viên Hiệu Quả

Cách Đặt Câu Hỏi Phỏng Vấn Ứng Viên Hiệu Quả

Đặt câu hỏi phỏng vấn là một kỹ năng cực kỳ quan trọng của nhà tuyển dụng. Việc đưa ra các câu hỏi phù hợp và đúng thời điểm sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được toàn diện về năng lực, tính cách cũng như động lực của ứng viên. 

Dưới đây là một số gợi ý về nguyên tắc đặt câu hỏi khi phỏng vấn ứng viên:

  • Rõ ràng và cụ thể, tránh những câu hỏi chung chung, khó hiểu hoặc không liên quan.
  • Đặt các câu hỏi mở để khuyến khích ứng viên chia sẻ nhiều về bản thân hơn.
  • Đặt các câu hỏi hành vi về những hành động cụ thể mà ứng viên đã thực hiện trong quá khứ để đánh giá thêm về kỹ năng và kinh nghiệm.
  • Tập trung vào những câu hỏi liên quan trực tiếp đến công việc và yêu cầu của vị trí.
  • Tránh những câu hỏi mang tính chủ quan, ví dụ như những câu hỏi liên quan đến tôn giáo, chính trị hoặc các vấn đề cá nhân khác.

Ngoài ra, trong quá trình đặt câu hỏi, nhà tuyển dụng cũng cần lưu ý:

  • Không ngắt lời ứng viên, lắng nghe cẩn thận câu trả lời và chú ý đặt những câu hỏi tiếp theo dựa trên câu trả lời của họ.
  • Quan sát ngôn ngữ cơ thể của ứng viên để nắm được trạng thái tâm lý cũng như độ trung thực trong câu trả lời của họ, qua đó điều chỉnh các câu hỏi phù hợp.
  • Chuẩn bị trước danh sách các câu hỏi để tiết kiệm thời gian, đồng thời đảm bảo không bỏ sót bất kỳ câu hỏi quan trọng nào.

Trên đây là toàn bộ thông tin về những kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên dành cho nhà tuyển dụng mà Alehub muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với bài viết vừa rồi, các nhà tuyển dụng đã nắm được các tips để quá trình phỏng vấn và tuyển dụng diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả như mong muốn.

Đánh giá bài đăng này?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số vote: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận