hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

Trả Lời Sao Khi Nhà Tuyển Dụng Hỏi Mức Lương Mong Muốn?

Alehub Solution 1 Tháng Tư, 2024
4.5
(2)

Nên phản ứng như thế nào khi nhà tuyển dụng hỏi mức lương mong muốn là điều mà rất nhiều ứng viên trăn trở khi tham gia phỏng vấn. Trong bài viết hôm nay, Alehub sẽ chia sẻ đến bạn đọc bí kíp để deal lương hiệu quả với nhà tuyển dụng.

Cách Trả Lời Khi Nhà Tuyển Dụng Hỏi Mức Lương Mong Muốn

Mức lương mong muốn là một trong những câu hỏi thường gặp nhất trong các buổi phỏng vấn. Đây là cơ hội để bạn thể hiện giá trị bản thân và mong muốn của bạn đối với công việc. Tuy nhiên, trả lời khi nhà tuyển dụng hỏi mức lương mong muốn không phải là điều dễ dàng. Hãy thực hiện theo 3 bước dưới đây để có câu trả lời được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng!

Bước 1: Xác Định Mức Lương Mong Muốn Trước Khi Tham Gia Phỏng Vấn

Trước khi tham gia phỏng vấn, hãy xác định mức lương mà mình mong muốn dựa trên những tiêu chí sau:

  • Khảo sát mức lương trung bình của lĩnh vực và vị trí công việc ứng tuyển trên thị trường.
  • Yêu cầu và khối lượng công việc.
  • Xác định giá trị bản thân dựa trên: kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích, năng lực của bản thân.
  • Cân nhắc các yếu tố khác như: vị trí địa lý, chế độ đãi ngộ, quyền lợi và phúc lợi, văn hoá của công ty.

Bước 2: Chuẩn bị sẵn câu trả lời mức lương phù hợp 

Mức lương mong muốn của bạn để trao đổi khi phỏng vấn đã có. Nhưng để thể hiện một cách thông minh và khéo léo, bạn cần chuẩn bị sẵn một vài cách trả lời chuyên nghiệp mà Alehub gợi ý bên dưới đây!

Cách Trả Lời Khi Nhà Tuyển Dụng Hỏi Mức Lương Mong Muốn

Cách Trả Lời Khi Nhà Tuyển Dụng Hỏi Mức Lương Mong Muốn

Cách trả lời số 1: Đưa ra mức lương cụ thể

Ưu điểm:

  • Thể hiện sự tự tin và hiểu biết về thị trường lao động.
    Giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá mong muốn của bạn.
    Tạo nền tảng cho quá trình đàm phán lương hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Có thể dẫn đến đàm phán khó khăn nếu mức lương mong muốn quá cao.
    Hạn chế khả năng thương lượng mức lương cao hơn.

Ví dụ:

Tôi có [số năm] kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này và đã đạt được [thành tích]. Với kinh nghiệm và kỹ năng của mình, tôi tin rằng mức lương [số tiền] triệu đồng là phù hợp cho vị trí này.

Cách trả lời số 2: Đưa ra khoảng lương

Ưu điểm:

  • Thể hiện sự linh hoạt trong đàm phán lương.
  • Tạo điều kiện cho cả hai bên dễ dàng tìm kiếm điểm chung.
  • Giúp bạn tránh đưa ra mức lương quá cao hoặc quá thấp.

Nhược điểm:

  • Có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn chưa tự tin hoặc không hiểu rõ thị trường lao động.
  • Hạn chế khả năng kiểm soát mức lương cuối cùng.

Ví dụ: 

Mức lương trung bình cho vị trí này trên thị trường hiện nay là [số tiền] triệu đồng. Tuy nhiên, tôi tin rằng mình có thể mang lại nhiều giá trị hơn cho công ty. Do đó, tôi mong muốn mức lương trong khoảng [số tiền] triệu đồng cho vị trí này.

Cách trả lời số 3: Đưa ra khoảng lương

Ưu điểm:

  • Giúp bạn tìm hiểu mức lương mà công ty đưa ra trước.
  • Tạo cơ sở để bạn đưa ra mức lương mong muốn phù hợp.
  • Thể hiện sự quan tâm của bạn về chính sách lương bổng của công ty.

Nhược điểm:

  • Có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thiếu tự tin hoặc chưa chuẩn bị kỹ lưỡng.
  • Hạn chế khả năng thương lượng mức lương cao hơn.

Ví dụ:

  • “Trước khi chia sẻ về mức lương mong muốn, tôi muốn được biết thêm về mức lương cho vị trí này tại công ty.”
  • “Công ty có thể chia sẻ thêm về chính sách lương bổng cho vị trí này được không ạ?”

Lưu ý quan trọng để đạt được mức lương mong muốn: 

  • Kết hợp các cách trên: Ví dụ, bạn có thể đưa ra khoảng lương và đồng thời giải thích lý do cho mức lương mong muốn của bạn.
  • Nhấn mạnh vào giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty: Tập trung vào những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu.
  • Thể hiện sự linh hoạt: Sẵn sàng điều chỉnh mức lương mong muốn dựa trên chính sách của công ty.
  • Tự tin và chuyên nghiệp: Trình bày rõ ràng, mạch lạc, giữ thái độ tích cực.

Bước 3: Dự đoán câu hỏi của nhà tuyển dụng cho mức lương bạn đề xuất

Đa số nhà tuyển dụng sẽ đặt ngược lại câu hỏi cho bạn để làm rõ những lý do giúp họ đánh giá và cân nhắc mức lương dành cho bạn. Sự chuẩn bị sẽ giúp ứng viên tự tin và chủ động hơn khi phỏng vấn, tránh mắc lỗi khiến bản thân gặp bất lợi trong quá trình thỏa thuận lương thưởng với nhà tuyển dụng.

Một số dạng câu hỏi phổ biến mà nhà tuyển dụng có thể hỏi như:

  • “Tại sao bạn lại đưa ra mức lương đó?”
  • “Bạn có nghĩ rằng mức lương bạn đề xuất quá cao hay không?”
  • “Kinh nghiệm và kỹ năng nào của bạn giúp bạn tự tin với mức lương này?”
  • “Mức lương tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận cho vị trí này là bao nhiêu?”

Những yếu tố cần nêu bật khi trả lời những câu hỏi trên: 

  • Kinh nghiệm và kỹ năng: Nêu bật kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp, cùng với các thành tựu đáng chú ý.
  • Mức lương thị trường: Tham khảo mức lương trung bình và yếu tố thị trường để đề xuất mức lương hợp lý.
  • Giá trị bản thân: Tin tưởng vào giá trị cá nhân và lý do bạn xứng đáng với mức lương đề xuất.
  • Linh hoạt: Sẵn lòng thương lượng và xem xét các yếu tố khác ngoài mức lương, như phúc lợi và cơ hội phát triển.
  • Thái độ: Giữ thái độ tích cực, chuyên nghiệp và sẵn sàng hợp tác trong quá trình thương lượng.

Gợi Ý Mẫu Câu Trả Lời Khi Deal Lương Với Nhà Tuyển Dụng

Gợi Ý Mẫu Câu Trả Lời Khi Deal Lương Với Nhà Tuyển Dụng

Gợi Ý Mẫu Câu Trả Lời Khi Deal Lương Với Nhà Tuyển Dụng

Mẫu trả lời đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm

Với các ứng viên chưa có kinh nghiệm như sinh viên mới ra trường, ứng viên chuyển ngành… thường sẽ không có nhiều lợi thế khi deal lương với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, tâm lý của nhóm ứng viên này thường sẽ thiên về học hỏi và tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn là tiền lương. Có thể nhà tuyển dụng sẽ đánh thêm vào điểm này để hạ mức lương xuống so với ngân sách đã chốt ban đầu.

Đối với trường hợp này, để tránh gặp quá nhiều bất lợi khi deal lương với nhà tuyển dụng, bạn có thể trả lời như sau:

“Mục tiêu của tôi là tìm được một môi trường làm việc phù hợp, nơi mà tôi vừa có thể học hỏi, trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm của mình, lại vừa có thể cống hiến năng lực và tạo ra giá trị. Hiện tại, tôi chưa có con số cụ thể về mức thù lao dành cho vị trí này. Nếu có thể, Anh/ Chị có thể cho tôi biết về mức ngân sách mà quý công ty dành cho vị trí này không?”

Trong trường hợp bạn khuyết thiếu kinh nghiệm, nhưng lại tự tin năng lực và kỹ năng của mình hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu công việc, bạn có thể chủ động đưa ra mức offer mà bạn thấy phù hợp:

“Mức lương mà tôi mong muốn cho vị trí này là khoảng từ X – Y triệu đồng. Tôi tin rằng qua những gì tôi đã thể hiện trong cuộc phỏng vấn hôm nay, đây là số tiền tương xứng với năng lực của bản thân mình. Đồng thời cũng là cơ sở để tôi có thể gắn bó lâu dài với công ty.”

Mẫu trả lời đối với ứng viên có kinh nghiệm

Những ứng viên đã đi làm thường sẽ có nhiều lợi thế hơn khi deal lương với nhà tuyển dụng, đặc biệt nếu vị trí công việc mới và vị trí công việc trước đó giống nhau. Đồng thời, họ cũng sẽ tự xác định được khả năng và năng lực của mình, từ đó đưa ra được mức lương phù hợp. 

Thông thường, các ứng viên có kinh nghiệm sẽ deal mức lương cao hơn mức lương cũ từ 10 – 20%. Dưới đây là một câu trả lời mẫu khi deal lương với nhà tuyển dụng dành cho ứng viên đã có kinh nghiệm:

“Với X năm kinh nghiệm tích lũy được trong khoảng thời gian làm việc tại công ty trước đây, tôi tin rằng bản thân mình hoàn toàn có thể mang lại nhiều lợi ích và giá trị cho công ty. Tôi cũng hy vọng rằng mình sẽ nhận được mức thù lao xứng đáng với năng lực của mình. Dựa trên những hiểu biết của tôi về range lương trung bình cho vị trí này và dựa trên năng lực của bản thân, tôi muốn đề xuất mức lương net là [….] một tháng.”

Nhà Tuyển Dụng Muốn Gì Khi Hỏi Về Mức Lương Mong Muốn Của Bạn?

Tại Sao Nhà Tuyển Dụng Lại Hỏi Về Mức Lương Mong Muốn Của Bạn?

Thông thường, trong một buổi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng sẽ luôn đặt câu hỏi về mức lương mong muốn của ứng viên. Khi nhà tuyển dụng hỏi mức lương mong muốn, họ muốn làm rõ những vấn đề sau:

  • Đánh giá khả năng xác định giá trị bản thân của ứng viên: một ứng viên ưu tú sẽ biết cách tự đánh giá năng lực và giá trị mà bản thân có thể mang lại, qua đó tự tin đưa ra mức lương xứng đáng cho mình.
  • Xác định độ phù hợp giữa năng lực và vị trí công việc đang tuyển dụng: Trong quá trình deal lương, việc ứng viên đưa ra con số cao hơn dự tính có thể cho thấy ứng viên này có trình độ chuyên môn và kỹ năng vượt yêu cầu công việc. Ngược lại, việc đưa ra con số quá thấp có thể cho thấy họ không đủ tự tin về mặt chuyên môn để đáp ứng công việc.

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá được sự nghiêm túc của ứng viên đối với công việc thông qua việc họ hiểu rõ được bao nhiêu về vị trí công việc và rank lương trung bình trong ngành.

  • Cân nhắc giữa mức lương mong muốn của ứng viên và ngân sách của công ty: Tất cả các doanh nghiệp đều có một ngân sách cố định cho từng vị trí công việc. Do đó, nhà tuyển dụng muốn đảm bảo rằng mức lương mong muốn của ứng viên nằm trong khoảng mà công ty có thể chi trả. Tuy nhiên, nếu ứng viên thể hiện xuất sắc trong buổi phỏng vấn, đảm bảo mang lại được giá trị cho công ty, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể điều chỉnh lại ngân sách để phù hợp với mức lương đề xuất của ứng viên.

Cần Chú Ý Những Gì Khi Công Ty Hỏi Mức Lương Mong Muốn?

Cần Chú Ý Những Gì Khi Công Ty Hỏi Mức Lương Mong Muốn?

Cần Chú Ý Những Gì Khi Công Ty Hỏi Mức Lương Mong Muốn?

Hiểu Về Lương Gross Và Lương Net

Để tránh bị thiệt thòi trong quá trình deal lương với nhà tuyển dụng, ứng viên cần phải hiểu rõ khái niệm lương gross và lương net. 

Lương gross là tổng thu nhập mà người lao động sẽ nhận được, bao gồm lương cứng, phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng, thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi nhận lương, người lao động sẽ phải trích một phần tiền lương để đóng thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội mỗi tháng. Do đó, số tiền lương thực tế mà người lao động nhận được sẽ thấp hơn so với mức lương đã thỏa thuận với nhà tuyển dụng trước đó. 

Ngược lại, lương net là toàn bộ thu nhập mà người lao động sẽ nhận được sau khi đã trừ tiền thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm. 

Thông thường, ứng viên có xu hướng thích deal lương net hơn, trong khi nhà tuyển dụng lại thích deal lương gross. Vì lương gross nhìn qua có vẻ nhiều, nhưng sau khi trừ đi các khoản phí thì có thể lương thực sẽ thấp đi khá nhiều. Do đó, trong quá trình deal lương, ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng để nắm rõ xem mức lương đang thỏa thuận là lương gross hay lương net.

Nghiên Cứu Mức Lương Trung Bình

Trước khi tham gia phỏng vấn, bạn nên tự nghiên cứu về mức lương trung bình của vị trí mà bạn đang ứng tuyển trên các trang web tuyển dụng hoặc từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Đồng thời, tìm hiểu kỹ về quy mô, mức lương cũng như phúc lợi của công ty mà bạn đang ứng tuyển. 

Dựa trên các thông tin trên kết hợp với kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân và yêu cầu công việc có trong JD, hãy đưa một mức lương phù hợp và có lợi cho mình. Đây sẽ là cơ sở để bạn tự tin khi deal lương với nhà tuyển dụng, đảm bảo không đưa ra con số nào quá thấp hoặc quá cao so với giá trị mà bạn có thể mang lại.

Không Tiết Lộ Mức Lương Ở Công Ty Cũ

Trong quá trình deal lương, hãy hạn chế nhắc đến mức lương ở công ty cũ nếu nhà tuyển dụng không hỏi đến. Trong trường hợp nhà tuyển dụng hỏi về vấn đề này, hãy trả lời một cách khéo léo và không nên tiết lộ con số chính xác. Bởi rất có thể mức offer ban đầu nhà tuyển đưa ra cao hơn nhiều so với mức lương cũ bạn nhận được. Tuy nhiên, nếu bạn tiết lộ chính xác mức lương cũ của mình, họ hoàn toàn có thể hạ mức offer ban đầu xuống một chút nhưng vẫn đủ để làm bạn hài lòng.

Cân Nhắc Đến Các Phúc Lợi, Quyền Lợi

Trong quá trình deal lương, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng cung cấp thêm thông tin về những quyền lợi và phúc lợi (như tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp…) của công ty. 

Đây cũng là một yếu tố quyết định xem bạn có nên nhận offer tại đây hay không. Bởi nếu mức lương nhà tuyển dụng đưa ra không như mong đợi của bạn, bạn hoàn toàn có thể thương lượng thêm một số quyền lợi, phúc lợi khác. Nếu công ty cảm thấy yêu cầu của bạn hợp lý, họ có thể sẽ cung cấp thêm quyền lợi cho bạn.

Cân Nhắc Cẩn Thận Trước Khi Nhận Offer

Kể cả sau khi đã đạt được thỏa thuận về mức lương và công việc, bạn cũng không nên vội vàng nhận offer ngay. Hãy dành khoảng 1 – 2 ngày để cân nhắc kỹ lại mức lương đã thỏa thuận xem đã hợp lý hay chưa. Nếu có bất kỳ vấn đề gì cần làm rõ, hãy mạnh dạn trao đổi lại với nhà tuyển dụng để thỏa thuận lại. Bởi một khi ký hợp đồng với doanh nghiệp, bạn sẽ không còn cơ hội để thay đổi nữa.

Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian để bạn xem xét lại xem liệu có cơ hội nào khác tốt hơn hay không. Bởi biết đâu khi bạn vội vàng quyết định chấp nhận offer ở công ty này, nhưng sau đó lại có công ty khác có offer cao hơn và cơ hội thăng tiến tốt hơn tìm đến bạn thì sao?

Như vậy, qua bài viết vừa rồi, Alehub đã bật mí đến bạn bí quyết trả lời khi nhà tuyển dụng hỏi mức lương mong muốn. Hi vọng với những thông tin có trong bài, bạn đọc đã có thêm tự tin để đàm phán lương một cách suôn sẻ với nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn.

Đánh giá bài đăng này?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Số vote: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận