hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

Top Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh Mới Nhất

Alehub Solution 11 Tháng Bảy, 2024
4.7
(3)

Việc tìm hiểu trước các câu hỏi phỏng vấn nhân viên tư vấn tuyển sinh sẽ giúp nhà tuyển dụng và ứng viên có sự chuẩn bị kỹ càng hơn cho buổi phỏng vấn chính thức. Trong bài viết hôm nay, Alehub sẽ chia sẻ đến bạn đọc top những câu hỏi phỏng vấn nhân viên tư vấn tuyển sinh phổ biến nhất.

1. Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh Tìm Hiểu Thông Tin Ứng Viên

Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh Tìm Hiểu Thông Tin Ứng Viên

Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh Tìm Hiểu Thông Tin Ứng Viên

Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu qua về bản thân mình

Mặc dù nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể nắm được các thông tin cơ bản của ứng viên thông qua CV, tuy nhiên, họ vẫn sẽ yêu cầu ứng viên giới thiệu qua về bản thân mình. Mục đích của họ khi đưa ra câu hỏi này đó là đánh giá khả năng giao tiếp, sự tự tin cũng như khả năng tự đánh giá bản thân của ứng viên. Đồng thời, xác minh lại những thông tin mà ứng viên có trong CV.

Để trả lời câu hỏi này, ứng viên nên chú ý:

  • Giới thiệu ngắn gọn về bản thân (gói gọn trong khoảng 5 – 6 câu). Lưu ý không nên chỉ tập trung trình bày lại những thông tin đã có trong CV.
  • Nêu bật những kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích cũng như phẩm chất phù hợp với vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh.
  • Sử dụng ngôn ngữ tích cực, tự tin, thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết đối với công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh. 

Câu hỏi 2: Tại sao bạn lại lựa chọn trở thành nhân viên tư vấn tuyển sinh?

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá động lực, mục tiêu nghề nghiệp và mức độ phù hợp của ứng viên đối với vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh. Qua đó, họ sẽ biết được liệu định hướng nghề nghiệp của ứng viên có phù hợp với định hướng phát triển mà công ty đề ra hay không.

Để vượt qua câu hỏi này, ứng viên nên trả lời như sau: 

  • Nêu rõ mục tiêu, định hướng nghề nghiệp của bản thân, trong đó nhấn mạnh sự quan tâm đến giáo dục, đam mê công việc tư vấn và hỗ trợ học sinh/ sinh viên.
  • Nếu có thể, hãy chia sẻ kinh nghiệm hoặc trải nghiệm cá nhân liên quan đến công việc tư vấn tuyển sinh để tăng sức thuyết phục.

Câu hỏi 3: Hãy trình bày về điểm mạnh và điểm yếu của bạn

Đây là một trong những câu hỏi phổ biến nhất, được sử dụng trong hầu hết các cuộc phỏng vấn ở mọi lĩnh vực, ngành nghề. Đối với vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh, mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này đó chính là đánh giá độ phù hợp của ứng viên đối với công việc. Đồng thời, đây cũng là cách để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng tự đánh giá năng lực bản thân của ứng viên.

Đối với câu hỏi này, ứng viên nên trả lời như sau:

  • Về điểm mạnh, hãy trình bày những ưu điểm có thể phục vụ cho công việc tư vấn tuyển sinh, nên đưa kèm ví dụ thực tế.
  • Về điểm yếu, nên liệt kê những điểm yếu không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc, đồng thời nói về cách mà bạn đang khắc phục điểm yếu đó.

2. Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Trình Độ, Kinh Nghiệm Và Kỹ Năng Chuyên Môn Của Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh

Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Trình Độ, Kinh Nghiệm Và Kỹ Năng Chuyên Môn Của Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh

Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Trình Độ, Kinh Nghiệm Và Kỹ Năng Chuyên Môn Của Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh

Câu hỏi 4: Theo bạn, một nhân viên tư vấn tuyển sinh cần có những kỹ năng gì?

Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ biết được liệu ứng viên có nhận thức được đâu là những kỹ năng quan trọng để thành công trong nghề không. qua đó, đánh giá mức độ hiểu biết của ứng viên về vai trò và yêu cầu đối với công việc.

Đối với câu hỏi này, ứng viên nên đưa ra khoảng 3 – 5 kỹ năng cần có để thực hiện công việc tư vấn. Trong đó, hãy liệt kê các kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, khả năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống, tư duy phản biện… Đồng thời, cung cấp ví dụ cụ thể cho từng kỹ năng để chứng minh cho luận điểm của mình.

Câu hỏi 5: Bạn sẽ làm gì để hỗ trợ học sinh/ sinh viên lựa chọn trường/ ngành học phù hợp?

Đây là câu hỏi được nhà tuyển dụng đưa ra nhằm đánh giá kinh nghiệm làm việc, khả năng thấu hiểu, tư vấn và hỗ trợ của ứng viên. Qua đó, xác định được năng lực cũng như tiềm năng phát triển của ứng viên trong tương lai.

Ứng viên hãy mô tả chi tiết quy trình tư vấn, từ bước thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu cho đến đề xuất lựa chọn và hỗ trợ học viên đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu có thể, hãy đưa ra ví dụ cụ thể về một lần bạn tư vấn cho học viên thành công để tăng sức thuyết phục cho câu trả lời.

Câu hỏi 6: Bạn sẽ làm gì nếu phải đối mặt với các học sinh/ sinh viên có thái độ tiêu cực hoặc khó khăn trong giao tiếp?

Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này là nhằm đánh giá kỹ năng xử lý tình huống, sự kiên nhẫn, linh hoạt và khả năng thích nghi của ứng viên khi phải đối mặt với những tình huống khó xử trong quá trình làm việc. 

Trên thực tế, đây là một trong những tình huống mà các tư vấn viên rất dễ gặp phải trong quá trình tư vấn tuyển sinh. Do đó, việc tìm ra được hướng giải quyết hợp lý có thể sẽ giúp ích phần nào cho ứng viên trong tương lai.

Để trả lời câu hỏi này, ứng viên nên:

  • Mô tả cách bạn lắng nghe, giải quyết vấn đề và hỗ trợ học sinh/sinh viên một cách chuyên nghiệp.
  • Thể hiện sự thấu hiểu và tôn trọng với học sinh/ sinh viên.
  • Đưa ra một ví dụ cụ thể về trải nghiệm trong quá khứ hoặc một tình huống giả định, sau đó áp dụng cách giải quyết vấn đề mà bạn đã đề cập trước đó. 

Câu hỏi 7: Kể về một trải nghiệm giúp bạn phát triển kỹ năng tư vấn?

Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá kỹ hơn về năng lực thực tế, khả năng học hỏi cũng như kinh nghiệm làm việc của ứng viên cho vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh.

Đối với câu hỏi này, các ứng viên nên chú ý đến các yếu tố sau:

  • Chia sẻ một trải nghiệm cụ thể về việc bạn tư vấn cho ai đó, giải quyết vấn đề gì và đạt được kết quả ra sao.
  • Nhấn mạnh kỹ năng bạn đã sử dụng trong quá trình tư vấn cũng như đề cập đến các kỹ năng và bài học kinh nghiệm mà bạn rút ra được sau trải nghiệm đó.

3. Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Tư Vấn Đánh Giá Độ Phù Hợp

Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Tư Vấn Đánh Giá Độ Phù Hợp

Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Tư Vấn Đánh Giá Độ Phù Hợp

Câu hỏi 8: Bạn đã tìm hiểu gì về trung tâm/ công ty chúng tôi?

Câu hỏi này được đưa ra nhằm đánh giá mức độ quan tâm và sự chuẩn bị của ứng viên trước khi đến tham gia phỏng vấn. Qua đó xem xét liệu ứng viên có thực sự nghiêm túc với công việc và có nguyện vọng trở thành một phần của công ty hay không.

Để trả lời câu hỏi này, ứng viên nên:

  • Tìm hiểu kỹ thông tin của trung tâm/ công ty mà bạn ứng tuyển.
  • Trong quá trình phỏng vấn, hãy thể hiện sự am hiểu về sứ mệnh, giá trị, chương trình đào tạo, thành tích, v.v. của trung tâm/ công ty.
  • Nêu lý do bạn muốn ứng tuyển vào trung tâm/ công ty.

Câu hỏi 9: Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi?

Đây là một câu hỏi cực kỳ phổ biến, thường được nhà tuyển dụng đưa ra để đánh giá sự quan tâm và chủ động của ứng viên. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được liệu ứng viên có thực sự muốn trở thành một phần của trung tâm/ công ty hay không.

Để vượt qua câu hỏi này và để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng, bạn nên:

  • Tìm hiểu kỹ thông tin về công ty và yêu cầu công việc.
  • Nghiên cứu các khóa học/ gói dịch vụ mà trung tâm/ công ty cung cấp.
  • Chuẩn bị sẵn các câu hỏi để thể hiện sự quan tâm đến vị trí, công ty cũng như cơ hội phát triển nếu trúng tuyển.

>> Xem thêm: TOP 15 Bài Phỏng Vấn Mẫu Thường Gặp & Gợi Ý Trả Lời

4. Điều Kiện Để Trở Thành Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh

Điều Kiện Để Trở Thành Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh

Điều Kiện Để Trở Thành Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh

4.1. Về bằng cấp

Một nhân viên tư vấn tuyển sinh thông thường sẽ không có yêu cầu quá cao về bằng cấp, chứng chỉ. Tuy nhiên, ứng viên sẽ có nhiều lợi thế hơn nếu đáp ứng một số điều kiện như:

  • Tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học trở lên, ưu tiên các ngành liên quan đến giáo dục, tâm lý học, hoặc các ngành khoa học xã hội.
  • Nếu ứng tuyển vào các trung tâm ngoại ngữ, có thể sẽ phải có thêm chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng.

4.2. Về chuyên môn

Đối với vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh, ứng viên cần phải đáp ứng các yêu cầu chuyên môn như sau:

  • Nắm rõ quy trình tư vấn tuyển sinh, yêu cầu và lộ trình nhập học để tư vấn cho học viên và phụ huynh.
  • Có hiểu biết, kinh nghiệm về các khóa học, chương trình đào tạo, học phí… tại tổ chức/ trung tâm giáo dục mà ứng viên làm việc/ ứng tuyển.

4.3. Về kỹ năng

Đặc trưng của vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh đó chính là thường xuyên phải giao tiếp với học viên và phụ huynh. Do đó, để ứng tuyển cho vị trí này, ứng viên nên sở hữu các kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp hiệu quả, rõ ràng, dễ hiểu, thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp. Đồng thời, có khả năng lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của học viên/ phụ huynh.
  • Kỹ năng thuyết trình: Khả năng trình bày thông tin một cách hấp dẫn, thu hút và thuyết phục.
  • Kỹ năng xử lý tình huống: Khả năng phân tích tình huống và đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Kỹ năng tư duy phản biện: Khả năng tư duy logic, khách quan và đưa ra đánh giá chính xác.

3. Mức Lương Trung Bình Của Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh

Mức Lương Trung Bình Của Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh

Mức Lương Trung Bình Của Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh

Theo số liệu của trang web tuyển dụng JobsGO, mức lương trung bình của một nhân viên tư vấn tuyển sinh tại Việt Nam rơi vào khoảng 13.3 triệu đồng/ tháng. Trong đó, khoảng lương phổ biến dao động từ 9 – 19 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, con số này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm, KPI, quy mô tổ chức, vị trí địa lý…

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn nhân viên tư vấn tuyển sinh phổ biến mà Alehub muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin có trong bài có thể góp phần mang đến cho bạn một buổi phỏng vấn hiệu quả, thành công.

Đánh giá bài đăng này?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 4.7 / 5. Số vote: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận