9 Cách Gây Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng Trong Phỏng Vấn
Bất kì ứng viên nào cũng muốn tìm cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhằm nâng cao cơ hội dành được vị trí công việc. Vậy thì tại sao ấn tượng ban đầu lại quan trọng đến vậy và làm cách nào để có thể tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng trong phỏng vấn? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
I. Tầm Quan Trọng Của Ấn Tượng Ban Đầu Trong Buổi Phỏng Vấn
Ấn tượng ban đầu được hình thành chỉ vài giây sau khi gặp ai đó và thường rất khó để thay đổi. Các cuộc phỏng vấn cũng không ngoại lệ. Theo khảo sát, có đến 70% nhà tuyển dụng quyết định tuyển dụng ứng viên dựa vào ấn tượng ban đầu trong buổi phỏng vấn.
Bên cạnh đó, cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tốt giúp nổi bật giữa hàng loạt ứng viên tiềm năng và giành được lợi thế cạnh tranh hơn trong cuộc chiến tuyển dụng.
Ví dụ: Một ứng viên với năng lực tương đương nhưng thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp và am hiểu về công ty sẽ có khả năng được tuyển dụng cao hơn so với ứng viên thiếu sự chuẩn bị và thể hiện thái độ không phù hợp.
Vậy làm sao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, cùng tìm hiểu 20 cách ở phần tiếp theo!
II. 10 Cách Gây Ấn Tượng với Nhà Tuyển Dụng Chi Tiết
Như đã nói ở phần I, ấn tượng ban đầu có thể được hình thành chỉ trong vài giây đầu gặp mặt. Vậy làm thế nào để có thể để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn? Cùng Alehub tìm hiểu 10 cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong phần dưới đây nhé.
Chuẩn bị trước khi phỏng vấn
Cách 1: Nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty và ngành nghề
Công ty và vị trí ứng tuyển
Trước khi tham gia phỏng vấn, ứng viên nên tìm hiểu thật kỹ về công ty và vị trí công việc mà mình ứng tuyển. Ứng viên có thể truy cập vào trang website, blog, fanpage của công ty hoặc các trang tuyển dụng để tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp, sứ mệnh, tầm nhìn cũng như sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Bên cạnh đó, hãy dành thời gian phân tích mô tả công việc để xác định những kỹ năng, kinh nghiệm quan trọng nhất. Đó chính là những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn cần phải nhấn mạnh xuyên suốt thời gian phỏng vấn của mình.
Ngành nghề và đối thủ cạnh tranh
Việc nghiên cứu về thị trường và đối thủ cạnh tranh sẽ giúp ứng viên hiểu rõ về vị thế của công ty trên thị trường. Đồng thời đánh giá được về thế mạnh và hạn chế của công ty cũng như những cơ hội và thách thức mà công ty có thể đối mặt trong tương lai. Dựa trên những thông tin này, ứng viên có thể đưa ra những ý tưởng đóng góp phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Ứng viên có thể tham khảo các báo cáo ngành, bài viết chuyên môn để cập nhật xu hướng phát triển, thị trường ngành nghề.
Cách 2: Chuẩn bị hồ sơ xin việc ấn tượng
Cập nhật và chỉnh sửa
Để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và nhận được lời mời phỏng vấn, ứng viên trước hết cần phải có một bộ hồ sơ xin việc ấn tượng. Cụ thể như sau:
- Không sử dụng chung 1 CV khi xin việc tại các vị trí và doanh nghiệp khác nhau. Hãy điều chỉnh nội dung của CV sao cho phù hợp với tính chất và yêu cầu của từng vị trí công việc.
- Sử dụng font chữ dễ đọc, trình bày khoa học, bố cục hợp lý, sử dụng từ ngữ chuyên nghiệp.
- Kiểm tra cẩn thận lỗi chính tả và ngữ pháp.
- Cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng…
- Nêu bật những thành tích, kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Portfolio chuyên nghiệp
Portfolio là một công cụ quan trọng để thể hiện năng lực cũng như kinh nghiệm của bản thân cho nhà tuyển dụng. Để có một portfolio chuyên nghiệp, đảm bảo có thể gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng, ứng viên cần chú ý những điều sau:
- Trình bày portfolio theo trình tự logic, dễ hiểu, thể hiện sự sáng tạo và khả năng thực hiện dự án.
- Cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về dự án, vai trò của bạn, kết quả đạt được và hình ảnh/ video minh họa.
- Hình ảnh và video cần rõ ràng, sắc nét, không bị vỡ, mờ, nhòe.
- Chọn lọc dự án: chỉ lấy những dự án tốt nhất và có liên quan đến vị trí ứng tuyển hoặc ngành nghề, lĩnh vực mà ứng viên đang theo đuổi.
- Sử dụng font chữ dễ đọc, bố cục khoa học, giao diện và màu sắc phù hợp với tính chất công việc mà ứng viên đang theo đuổi.
- Thường xuyên cập nhật portfolio và tùy chỉnh nội dung sao cho phù hợp với từng vị trí ứng tuyển.
Thư xin việc thu hút
Thư xin việc hay Cover Letter là một phần rất quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc. Thông qua Cover Letter, ứng viên có thể giới thiệu bản thân kỹ hơn, đồng thời thể hiện sự quan tâm với vị trí ứng tuyển chi tiết và chuyên nghiệp hơn (so với CV).
Để có được một Cover Letter thu hút, đảm bảo tính chuyên nghiệp, cần lưu ý những điều sau:
- Thể hiện sự quan tâm: hãy nêu rõ lý do tại sao ứng viên quan tâm đến công ty và vị trí ứng tuyển, đồng thời bày tỏ mong muốn được cống hiến và giá trị bản thân có thể mang lại.
- Chọn lọc và nêu bật những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển và đưa ra những ví dụ cụ thể để chứng minh năng lực của mình.
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự và thể hiện sự tự tin vào khả năng, trình độ của bản thân có thể hoàn thành tốt công việc.
- Không nên viết dài dòng, lan man, Cover Letter chỉ nên gói gọn trong 1 trang A4.
- Tùy chỉnh Cover Letter sao cho phù hợp với từng vị trí ứng tuyển, tránh sử dụng chung 1 mẫu Cover Letter cho tất cả vị trí ứng tuyển.
Cách 3: Luyện tập trả lời câu hỏi phỏng vấn
Việc luyện tập trả lời câu hỏi phỏng vấn trước khi bước vào vòng phỏng vấn chính thức sẽ giúp ứng viên tự tin hơn, tăng khả năng thành công khi tham gia phỏng vấn.
Tham khảo và tổng hợp
- Tìm hiểu kỹ càng về công ty và vị trí công việc đang ứng tuyển để hiểu rõ yêu cầu của nhà tuyển dụng, qua đó có thể chuẩn bị được câu trả lời phù hợp.
- Sử dụng các nguồn như website tuyển dụng, video hướng dẫn trên Youtube, các website tuyển dụng của công ty, mạng xã hội và các bài báo viết về công ty.
- Tham khảo các câu hỏi phỏng vấn phổ biến cho từng lĩnh vực, vị trí ứng tuyển.
Luyện tập trả lời trôi chảy
- Luyện tập trả lời câu hỏi trước gương hoặc với bạn bè, người thân. Tốt nhất là nên tạo một môi trường gần giống với một buổi phỏng vấn thực sự.
- Chuẩn bị câu trả lời cụ thể, súc tích, logic, minh họa bằng ví dụ thực tế và thể hiện sự tự tin, tránh trình bày dài dòng, lan man hoặc vòng vo.
- Dành thời gian luyện tập thường xuyên để có thể tự tin hơn trong buổi phỏng vấn thực tế.
Chuẩn bị câu hỏi thông minh cho người phỏng vấn
- Chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng về công ty, vị trí ứng tuyển, văn hóa làm việc… nhằm thể hiện sự quan tâm và chủ động.
- Tránh đặt những câu hỏi dạng Yes/ No. Thay vào đó hãy đưa ra những câu hỏi mở để khuyến kịch nhà tuyển dụng chia sẻ nhiều thông tin hơn.
Ví dụ: “Môi trường làm việc tại công ty như thế nào?”, “Công ty có những chương trình đào tạo gì cho nhân viên?”, “Vị trí này có những cơ hội phát triển gì?”.
- Các câu hỏi nên thể hiện được sự quan tâm và trân trọng của ứng viên cho vị trí này. Ví dụ: “Anh/ Chị có thể chia sẻ về những dự án mà bên mình đang thực hiện không?, “Anh/ Chị có thể giải thích kỹ hơn về dự án […..] của bên mình không?”, Công ty mình có chương trình đào tạo để giúp nhân viên nâng cao chuyên môn và phát triển kỹ năng không?”
Gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn
Cách 4: Hình ảnh chuyên nghiệp
Đến sớm
Ứng viên nên sắp xếp công việc và quản lý thời gian để đến nơi phỏng vấn trước thời gian đã hẹn khoảng 10 – 15 phút. Việc đến sớm có thể giúp ứng viên:
- Thể hiện sự tôn trọng, tinh tế và tác phong chuyên nghiệp.
- Chuẩn bị tinh thần và kiểm tra lại trang phục, hồ sơ.
- Tránh được những sự cố không mong muốn: tắc đường, hỏng xe, tai nạn…
Tuy nhiên, ứng viên cũng không cần phải đến quá sớm. Bởi điều này có thể gây ảnh hưởng đến công việc của những người khác trong công ty.
Trang phục lịch sự
Một trong những cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng đó chính là trang phục của ứng viên. Dưới đây là một số gợi ý về việc lựa chọn trang phục khi phỏng vấn sao cho phù hợp mà ứng viên nên lưu ý:
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ lịch sự, phù hợp với văn hóa công ty, thể hiện sự chỉn chu và chuyên nghiệp.
- Tìm hiểu trước về quy định và văn hóa công ty để xem liệu họ có quy định cụ thể về trang phục hay không.
- Nên lựa chọn những trang phục có gam màu trung tính như đen, trắng, ghi, xám… hạn chế những trang phục quá sặc sỡ, màu mè.
- Ưu tiên những bộ trang phục vừa vặn với người, không quá rộng hay quá bó sát vào cơ thể.
Cách 5: Thái độ tích cực và giao tiếp tự tin
Trong một buổi phỏng vấn, bên cạnh trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá ứng viên thông qua thái độ, cách giao tiếp và ngôn ngữ cơ thể. Do đó, ứng viên cần phải chú ý giữ được thái độ tích cực và thể hiện sự tự tin, năng động và sẵn sàng cho buổi phỏng vấn.
Để làm được điều đó, ứng viên cần lưu ý:
- Ngồi thẳng lưng, hơi nghiêng về phía trước và chú ý giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng. Tuyệt đối không khoanh tay hay thể hiện sự bồn chồn, bối rối trước nhà tuyển dụng, bởi đó là biểu hiện cho thấy ứng viên thiếu tự tin.
- Trình bày lưu loát, sử dụng ngôn ngữ lịch sự, chuyên nghiệp và phù hợp với môi trường công ty.
- Hãy lựa chọn từ ngữ phù hợp, có thể khéo léo thể hiện được những điểm mạnh của mình.
Cách 6: Lắng nghe kỹ và trả lời rõ ràng
Trong quá trình trả lời phỏng vấn với nhà tuyển dụng, hãy giữ bình tĩnh và lắng nghe thật kỹ câu trả lời. Trong trường hợp bạn không nghe rõ câu hỏi hoặc chưa hiểu câu hỏi, hãy mạnh dạn hỏi lại nhà tuyển dụng ngay, tránh việc trả lời sai hoặc lạc đề.
Đặc biệt, hãy nhấn mạnh những thành tích, kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc mà bạn có.
Ngoài ra, đối với dạng câu hỏi tình huống, ứng viên nên sử dụng phương pháp STAR để giải quyết dạng câu hỏi này. Theo đó, STAR là từ viết tắt của:
- Situation: Mô tả tình huống cụ thể.
- Task: Nêu rõ nhiệm vụ của bạn.
- Action: Giải thích hành động bạn đã thực hiện.
- Result: Trình bày kết quả đạt được.
Việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp ứng viên nhanh chóng phản ứng lại và đưa ra cách giải quyết hiệu quả.
Cách 7: Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Cuối buổi phỏng vấn, thông thường nhà tuyển dụng sẽ trao quyền hỏi cho ứng viên. Lúc này, hãy nghĩ sẵn các câu hỏi đã chuẩn bị từ trước.
Đây là một cơ hội hiếm hoi để bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về công ty và môi trường làm việc tại đó, đồng thời cũng là một tiêu chí đánh giá của nhà tuyển dụng dành cho ứng viên. Do đó, đừng bỏ qua việc đặt câu trả lời cho nhà tuyển dụng nhé.
Lưu ý:
- Tránh hỏi những câu hỏi đã được trả lời trong buổi phỏng vấn.
- Không nên hỏi quá nhiều câu hỏi, câu hỏi không liên quan
Cách 8: Kết thúc một cách tích cực
Có thể coi phần đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng là một dấu hiệu nhận biết việc cuộc phỏng vấn của ứng viên đang ở những giây phút cuối cùng. Đặc biệt, hãy gửi lời cảm ơn đến người phỏng vấn về cơ hội và thể hiện sự mong đợi và mong muốn được làm việc cùng họ trong tương lai.
Sau buổi phỏng vấn
Cách 9: Gửi email cảm ơn
Những nội dung chính cần thể hiện trong email gửi HR sau buổi phỏng vấn:
- Gửi email cảm ơn nhà tuyển dụng trong vòng 24 giờ sau buổi phỏng vấn.
- Thể hiện sự trân trọng cơ hội được phỏng vấn và khẳng định sự quan tâm với vị trí ứng tuyển.
- Nhắc lại ngắn gọn về những điểm mạnh và kinh nghiệm phù hợp với công việc.
- Bổ sung thông tin mà bạn quên chia sẻ trong buổi phỏng vấn.
- Chúc nhà tuyển dụng một ngày tốt đẹp.
Dưới đây là một mẫu email cảm ơn nhà tuyển dụng ngắn gọn mà ứng viên có thể tham khảo:
Tiêu đề: THƯ CẢM ƠN SAU PHỎNG VẤN VỊ TRÍ [TÊN VỊ TRÍ] – [HỌ VÀ TÊN ỨNG VIÊN]
Kính gửi Anh/ Chị [Tên người phỏng vấn],
Em là [Tên ứng viên]. Vừa qua, em đã tham gia buổi phỏng vấn của bên mình để ứng tuyển vào vị trí [Tên vị trí ứng tuyển]. Cảm ơn Anh/ Chị và Quý công ty vì đã dành thời gian cũng như tạo điều kiện để em có thể tham dự buổi phỏng vấn cho vị trí này.
Buổi phỏng vấn vừa rồi là một cơ hội vô cùng quý báu để em có thể hiểu rõ hơn về công ty, đồng thời thể hiện mong muốn được ứng tuyển cho vị trí công việc này. Sau cuộc trao đổi với Anh/ Chị [Tên nhà tuyển dụng], em cũng đã hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và điểm yếu còn tồn tại của mình.
Thông qua buổi phỏng vấn, em đã thấy được sự chuyên nghiệp và thân thiện trong cách làm việc của Quý công ty. Em nhận thấy rằng đây chính là môi trường làm việc lý tưởng, có thể giúp em khai thác được toàn bộ khả năng của mình, cũng như hoàn thiện những thiếu sót và nâng cao trình độ của bản thân.
Mong rằng với những kinh nghiệm và trình độ chuyên môn mà em đã thể hiện trong buổi phỏng vấn vừa rồi có thể đáp ứng được yêu cầu của quý công ty cho vị trí [Tên vị trí ứng tuyển].
Dù kết quả có ra sao, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Anh/ Chị [Tên nhà tuyển dụng] vì đã dành thời gian cho em tham gia buổi phỏng vấn. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, em sẽ có cơ hội được làm việc cùng với Anh/ Chị.
Chúc Anh/ Chị có nhiều sức khỏe và niềm vui. Chúc Công ty [Tên công ty] sẽ ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.
Trân trọng,
[Ký tên]
Cách 10: Tiếp tục theo dõi tin tuyển dụng
Sau khi kết thúc phỏng vấn, ứng viên cần tiếp tục theo dõi thông tin về công ty và vị trí ứng tuyển trên website, mạng xã hội hoặc liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng. Thứ nhất là để theo dõi tiến độ tuyển dụng của công ty, đồng thời cũng gửi thêm CV ứng tuyển cho các công ty khác để có thêm nhiều lựa chọn hơn.
Bên cạnh đó, ứng viên cần lưu ý cập nhật cho nhà tuyển dụng biết về những thành tích, kỹ năng mới của bạn. Biết đâu, với những kỹ năng mới này, bạn lại có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, hãy thể hiện sự chủ động và mong muốn được làm việc cho công ty. Nếu thời gian chờ đợi thông báo kết quả phỏng vấn quá lâu, bạn có thể gửi email hoặc gọi điện thoại để dò hỏi về tiến trình xét duyệt phỏng vấn.
III. Ứng viên như thế nào sẽ được đánh giá cao?
Kiến thức chuyên môn và kỹ năng
Kiến thức chuyên môn và kỹ năng là một trong những yếu tố được nhà tuyển dụng chú ý nhất trong quá trình phỏng vấn. Ứng viên với các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm làm việc xuất sắc chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý và nhận được đánh giá cao từ phía nhà tuyển dụng.
Để đánh giá những điều này, nhà tuyển dụng có thể đưa ra các câu hỏi về chuyên môn, thảo luận về kinh nghiệm làm việc trước đây hoặc yêu cầu ứng viên đưa ra các bằng cấp, chứng chỉ liên quan.
Đối với các kỹ năng mềm, những kỹ năng cơ bản, cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề… nhà tuyển dụng sẽ đánh giá dựa trên việc quan sát cách ứng viên giao tiếp và tương tác với nhà tuyển dụng.
Tính linh hoạt và sự sẵn lòng học hỏi
Bên cạnh trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng, thái độ cũng là một yếu tố có thể giúp ứng viên tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng. Theo đó, một ứng viên ưu tú, được nhà tuyển dụng đánh giá cao cần phải giữ được thái độ tích cực, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi và sẵn sàng làm việc chăm chỉ.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá xem liệu phẩm chất, tính cách của ứng viên có phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp hay không.
Tính chuyên nghiệp
Một ứng viên có tính chuyên nghiệp, luôn biết cách điều tiết và thay đổi công việc để phù hợp với môi trường xung quanh sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra, sự chuyên nghiệp cũng sẽ thể hiện qua trang phục, thái độ làm việc, hành vi của ứng viên.
Như vậy, qua bài viết vừa rồi, chúng ta đã cùng tìm hiểu về các cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ở lần gặp mặt đầu tiên. Hy vọng rằng với những thông tin mà Alehub chia sẻ, bạn đọc đã nắm rõ các cách để có thể tỏa sáng khi đối mặt với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.
Alehub mang đến cho doanh nghiệp 3 giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động cung ứng nhân sự và đào tạo phòng kinh doanh
Dịch vụ Telesale thuê ngoài (online, onsite, theo call, theo cam kết)
Tuyển dụng phòng kinh doanh (cung cấp CV ứng viên, headhunt, tư vấn tuyển dụng)
Cam kết 1 đổi 1, 100% chất lượng cuộc gọi, đúng deadline, add on dịch vụ, hoàn phí nếu không thực hiện đúng cam kết!
Hỗ trợ hơn 400 khách hàng, 1000+ doanh nghiệp, thương hiệu lớn như Karma Academy, Onschool, Genie Group,…, cùng 3000+ nhân sự được đào tạo kết nối.
Hotline: 098 154 9988
Email: admin@ezsale.vn
Địa chỉ:
– Hà Nội: Tòa Housing, Số 299 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
– TP.HCM: Số 157 đường Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
– Hải Phòng: Số 1/10B Lê Hồng Phong, Quận Hải An, TP.Hải Phòng
– Đà Nẵng: Số 167 Phan Châu Trinh, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng