5 Mẫu Kịch Bản Telesale Tài Chính Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi
Đối với các nhân viên tư vấn tài chính và tư vấn viên ngân hàng, kịch bản telesale tài chính là một “cánh tay phải” đắc lực, giúp họ tạo ra những cuộc gọi chuyên nghiệp và thuyết phục. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Alehub tìm hiểu về cách xây dựng kịch bản telesale tài chính và tham khảo một số mẫu kịch bản ấn tượng nhé!
1. Cách Xây Dựng Kịch Bản Telesale Tài Chính
1.1. Cấu trúc chung của kịch bản Telesale Tài chính
Một kịch bản telesale tài chính hiệu quả cần phải được thiết kế sao cho tạo được ấn tượng tốt, truyền đạt thông tin rõ ràng và thuyết phục đến khách hàng. Thông thường, một kịch bản sale tài chính tiêu chuẩn sẽ bao gồm các phần sau:
- Mở đầu
Phần mở đầu của cuộc gọi telesale là bước thiết lập độ tin cậy của bạn với khách hàng thông qua việc giới thiệu bản thân và trình bày lý do gọi điện. Phần này thường diễn ra nhanh chóng, chỉ trong khoảng 10 giây hoặc ít hơn tính từ khi khách hàng nhận cuộc gọi.
Trong phần này, hãy giới thiệu tên, tên công ty và lý do tại sao bạn liên hệ với khách hàng. Ví dụ:
“Xin chào Anh/Chị [Tên khách hàng]. Em là [Tên bạn], nhân viên tư vấn tài chính thuộc công ty [Tên công ty]. Em liên hệ với Anh/Chị để giới thiệu về một cơ hội đầu tư sinh lời cực kỳ hấp dẫn…”
- Tìm hiểu nhu cầu
Sau bước giới thiệu, hãy tiến hành đặt câu hỏi và tập trung lắng nghe để nắm rõ nhu cầu của khách hàng. Liên kết các câu hỏi với lợi ích mà bạn đã trình bày ở phần trước đó để vừa có thể xác định nhu cầu của khách hàng, vừa là cơ sở để thuyết phục họ đồng ý mua hàng.
Việc đưa ra các câu hỏi nhằm tìm hiểu nhu cầu cũng là một cách để bạn đánh giá xem liệu đây có phải một khách hàng tiềm năng hay không. Một số câu hỏi mà bạn nên sử dụng có thể kể đến như:
“Anh/Chị hiện đang gặp khó khăn gì trong việc quản lý tài chính cá nhân?”
“Anh/Chị đã từng sử dụng dịch vụ tài chính nào của ngân hàng/công ty tài chính khác chưa?”
“Điều gì quan trọng nhất đối với anh/chị khi lựa chọn một sản phẩm tài chính?”
“Anh/chị ưu tiên sản phẩm tài chính có lãi suất cao hay mức độ an toàn cao hơn?”
- Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ
Sau khi đã hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng, hãy tiến hành giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ tài chính mà công ty bạn cung cấp. Chú ý nêu bật những ưu điểm và lợi ích có thể giải quyết được nhu cầu của khách hàng.
Bạn có thể thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách cho họ biết họ có thể nhận được gì. Để làm được điều này, hãy cung cấp các minh chứng cho thấy rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể thay đổi doanh nghiệp hoặc cuộc sống của khách hàng theo hướng tốt đẹp hơn. Ví dụ:
“Anh/Chị có biết [Tên khách hàng cũ] không? Năm ngoái, họ đã sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính của công ty chúng em và thành công thu lại [Số tiền] chỉ trong vòng X tháng. Ngoài ra, chỉ tính riêng năm ngoái, bên em đã thành công ký kết hợp đồng tư vấn tài chính với khoảng X cá nhân và doanh nghiệp và đều nhận được phản hồi khá tốt.”
- Giải đáp thắc mắc
Chủ động dành thời gian để lắng nghe thắc mắc, lo ngại của khách hàng. Qua đó, đưa ra giải pháp và xây dựng niềm tin bằng cách cung cấp những minh chứng, ví dụ thực tế cho khách hàng.
- Kết thúc cuộc gọi
Giai đoạn kết thúc cuộc gọi là thời điểm để bạn tạo cơ hội cho một cuộc trò chuyện sâu hơn hoặc một cuộc gặp mặt trực tiếp. Hãy chủ động đưa ra một vài thời điểm phù hợp cho cuộc trò chuyện kế tiếp và linh hoạt thay đổi sao cho phù hợp với lịch trình của khách hàng.
Cần lưu ý rằng đối với các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến tài chính sẽ mất nhiều thời gian để tư vấn và thuyết phục khách hàng hơn. Do đó, nhân viên tư vấn cần phải thật kiên nhẫn và kiên trì, đừng quá sốt ruột nếu khách hàng chưa đồng ý ký hợp đồng ngay.
1.2. Các bước xây dựng kịch bản Telesale Tài chính
Để xây dựng một kịch bản telesale tài chính hiệu quả, bạn cần thực hiện tuần tự theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu cuộc gọi
Việc xác định mục tiêu của cuộc gọi sẽ xác định nội dung và hướng đi của kịch bản. Do đó, đây là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng kịch bản telesale.
Mục tiêu của cuộc gọi sẽ bao gồm việc xác định mục tiêu chính (bán sản phẩm/dịch vụ, tư vấn, thu hồi nợ…), xác định đối tượng khách hàng (khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại, khách hàng cũ…) và xác định sản phẩm/dịch vụ phù hợp.
- Bước 2: Nghiên cứu khách hàng
Bên cạnh việc xác định mục tiêu cuộc gọi, bạn cũng cần phải tìm hiểu xem nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng là gì. Họ cần tiết kiệm, đầu tư hay vay vốn? Họ quan tâm đến lãi suất, thủ tục hay độ uy tín? Họ thường tìm kiếm thông tin trên Internet, bạn bè hay người thân?
Việc tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng nội dung kịch bản và tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
- Bước 3: Lập dàn ý & viết kịch bản
Sau khi đã có đủ các thông tin cần thiết, hãy tiến hành lập dàn ý kịch bản theo gợi ý của Alehub ở phần trên. Dàn ý càng chi tiết thì khi bắt tay vào viết nội dung hoàn chỉnh sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, để có thể xử lý tình huống một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn, bạn nên chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp.
Lưu ý nên lựa chọn từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, thể hiện được sự thân thiện và chuyên nghiệp. Tránh sử dụng các từ ngữ chuyên ngành quá phức tạp.
- Bước 4: Luyện tập và điều chỉnh
Thực hiện luyện tập cuộc gọi với đồng nghiệp để làm quen với kịch bản và nắm rõ các nội dung thông điệp cần truyền tải. Đồng thời, nhanh chóng điều chỉnh và sửa đổi kịch bản dựa trên kết quả thực tế.
2. 5 Mẫu Kịch Bản Telesale Tài Chính Thu Hút Khách Hàng
2.1. Mẫu kịch bản Telesale Mở tài khoản mới
Đối với mẫu kịch bản mở tài khoản mới, hãy mở đầu cuộc gọi bằng một lời chào thân thiện để khiến cuộc gọi trở nên tự nhiên và mang tính trò chuyện hơn.
Tham khảo mẫu kịch bản telesale tư vấn mở tài khoản tiết kiệm dưới đây:
- Mở đầu: “Xin chào, em là [Tên bạn], gọi đến từ ngân hàng [Tên ngân hàng]. Hiện tại, bên em đang cung cấp chương trình mở tài khoản tiết kiệm miễn phí với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Anh/Chị có muốn thử nghe một chút không ạ?”
- Giải thích lợi ích: “Với gói tiết kiệm này, Anh/Chị sẽ được hưởng lãi suất [Con số]%/năm, một con số cực kỳ cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, Anh/Chị còn được miễn phí phí quản lý tài khoản và có cơ hội nhận nhiều quà tặng hấp dẫn.”
- So sánh ưu điểm: “So với các ngân hàng khác, sản phẩm của chúng em có ưu điểm nổi bật là [Nêu rõ các ưu điểm như thời gian giải ngân nhanh, thủ tục đơn giản, hỗ trợ khách hàng 24/7…].”
- Kêu gọi hành động: “Nếu Anh/Chị có hứng thú, em sẽ hỗ trợ Anh/Chị làm thủ tục đăng ký nhanh chóng và thuận tiện nhất. Anh/Chị chỉ cần cung cấp cho em một số thông tin cơ bản như [Các thông tin cần thiết], em sẽ giúp Anh/Chị hoàn thành thủ tục ạ.”
- Kết thúc cuộc gọi: “Cảm ơn Anh/Chị vì đã dành thời gian cho em. Sau khi đơn đăng ký được xác nhận, em sẽ liên lạc lại với mình để hoàn tất thủ tục đăng ký mở tài khoản. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, Anh/Chị có thể gọi lại vào số này để em có thể hỗ trợ Anh/Chị nhanh nhất. Một lần nữa cảm ơn Anh/Chị và chúc Anh/Chị một ngày tốt lành.”
2.2. Mẫu kịch bản Telesale tài chính Khuyến mãi thẻ tín dụng
Đối với loại kịch bản này, bạn nên xây dựng nội dung sao cho làm nổi bật được các ưu đãi và lợi ích mà khách hàng có thể nhận được. Ví dụ như sau:
- Mở đầu: “Xin chào Anh/Chị, em là [Tên bạn], tư vấn viên của ngân hàng [Tên ngân hàng]. Em gọi điện cho Anh/Chị để giới thiệu về chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho các khách hàng mới mở thẻ tín dụng của ngân hàng [Tên ngân hàng].”
- Tìm hiểu nhu cầu: “Trước khi nói về chương trình của bên em, em có một số câu hỏi nhỏ, hy vọng Anh/Chị có thể dành chút thời gian để giải đáp. Không biết là Anh/Chị có thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán không ạ? Anh/chị có quan tâm đến những tiện ích như tích điểm, trả góp 0% lãi suất không?”
- Giới thiệu chương trình ưu đãi: “Hiện tại, bên em đang thực hiện chương trình ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng mới mở thẻ tín dụng. Cụ thể, khi mở thẻ tín dụng tại ngân hàng bên em, Anh/Chị sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn như [Mô tả ưu đãi]. Ngoài ra, thẻ tín dụng của bên em còn có nhiều ưu điểm nổi bật so với các ngân hàng khác như [Nêu rõ các ưu điểm].”
- Tạo sự cấp bách: “Chương trình này của chúng em chỉ áp dụng cho đến hết ngày [Ngày]. Anh/Chị có muốn mở thẻ tín dụng ngay hôm nay để hưởng những ưu đãi hấp dẫn này không ạ? Anh/Chị chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản như [Các thông tin cần thiết], em sẽ hỗ trợ mình thực hiện các thủ tục cần thiết để đăng ký ạ.”
- Kết thúc cuộc gọi: “Em xin phép xác nhận lại lần nữa thông tin của Anh/Chị là [Nhắc lại thông tin khách hàng cung cấp] đúng không ạ? Dạ vâng, sau khi đăng ký xong, em sẽ liên hệ lại với mình để hoàn tất thủ tục đăng ký. Cảm ơn Anh/Chị vì đã dành thời gian cho em. Chúc Anh/Chị có một ngày tốt lành!”
2.3. Mẫu kịch bản Telesale Giới thiệu dịch vụ Lập kế hoạch tài chính
Đối với dịch vụ lập kế hoạch tài chính, bạn cần phải nhấn mạnh được lợi ích lâu dài của việc lập kế hoạch tài chính. Đồng thời, tạo được sự an tâm, đảm bảo rõ ràng về quy trình làm việc và bảo mật thông tin khách hàng.
Dưới đây là một mẫu kịch bản giới thiệu dịch vụ Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp mà bạn có thể thử tham khảo:
- Mở đầu: “Chào Anh/Chị [Tên khách hàng]. Em là [Tên bạn], tư vấn viên tài chính của công ty [Tên công ty]. Em có thấy Anh/Chị để lại thông tin trên website của bên em với yêu cầu là muốn được tư vấn về dịch vụ lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.”
- Tìm hiểu nhu cầu: “Hiện tại thì Anh/Chị đang gặp khó khăn gì trong việc quản lý tài chính? Ví dụ như quản lý dòng tiền, tối ưu hóa chi phí hay lên kế hoạch đầu tư?”
- Giới thiệu về dịch vụ: “Dạ vâng, em hiểu rồi ạ. Với vấn đề mà Anh/Chị đang gặp phải thì Anh/Chị có thể yên tâm là dịch vụ của chúng em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải quyết triệt để. Hiện tại bên em đang cung cấp dịch vụ lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp, bao gồm [Liệt kê các dịch vụ]. Cụ thể hơn, dịch vụ lập kế hoạch tài chính của bên em có thể giúp Anh/Chị [Phân tích lợi ích, ví dụ như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tối ưu hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro tài chính…].”
- Nêu bật lợi ích: “Bên em đã từng làm việc với nhiều doanh nghiệp trong các ngành nghề khác nhau và đạt được những kết quả rất khả quan, ví dụ như [Đưa ra minh chứng].”
- Kêu gọi hành động: “Anh/Chị nghĩ sao về dịch vụ của bên em ạ? Nếu Anh/Chị thấy hứng thú, em xin phép được sắp xếp một buổi tư vấn trực tiếp để trao đổi cụ thể hơn về tình hình doanh nghiệp của Anh/Chị. [Thời gian] có được không ạ?”
- Kết thúc cuộc gọi: “Vậy em xác nhận lịch gặp mặt vào [Thời gian đã chốt]. Cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian cho cuộc gọi này. Hẹn gặp lại Anh/Chị và chúc Anh/Chị có một ngày làm việc hiệu quả.”
2.4. Mẫu kịch bản Sale phone tài chính Vay vốn
Đối với mục đích thuyết phục khách hàng đăng ký vay vốn, điều quan trọng nhất là phải gây dựng được niềm tin và sự an tâm từ phía khách hàng.
Dưới đây là một mẫu kịch bản sale phone thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ vay vốn:
- Mở đầu: “Chào Anh/Chị [Tên khách hàng]. Em là [Tên bạn], nhân viên tư vấn của công ty tài chính/ngân hàng [Tên công ty/ngân hàng]. Em được biết là Anh/Chị đang có nhu cầu vay vốn để [Mục đích vay] đúng không ạ? Hiện tại, công ty em đang có một chương trình vay vốn với lãi suất cực ưu đãi và thủ tục đơn giản.”
- Tìm hiểu nhu cầu khách hàng: “Anh/Chị đã từng vay vốn bao giờ chưa? Anh/Chị dự định vay bao nhiêu và trong bao lâu ạ? Anh/Chị quan tâm đến lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi?”
- Giới thiệu gói vay: “Nếu sử dụng gói vay vốn bên em, Anh/Chị có thể nhận được khoản vay với mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường, chỉ từ [Con số]%. Ngoài ra, thủ tục đăng ký cực kỳ đơn giản, nhanh chóng, hạn mức vay linh hoạt, thời gian vay dài thời gian giải ngân nhanh chóng. So với các ngân hàng khác, gói vay của bên em còn có ưu điểm nổi bật là [Nêu điểm khác biệt].”
- Kêu gọi hành động: “Nếu Anh/Chị có hứng thú và muốn tìm hiểu kỹ hơn, em có thể gửi cho Anh/Chị các tài liệu chi tiết có liên quan và sắp xếp một buổi gặp mặt trực tiếp để tư vấn sâu hơn cho Anh/Chị.”
- Kết thúc cuộc gọi: “Cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian cho em. Sau cuộc gọi này, em sẽ gửi lại tài liệu về gói vay qua địa chỉ email cho Anh/Chị. Hẹn gặp lại Anh/Chị vào ngày [Thời gian đã hẹn]. Chúc Anh/Chị một ngày tốt lành!”
2.5. Mẫu kịch bản Telesale Giới thiệu dịch vụ Thanh toán quốc tế
Đối với mục đích giới thiệu và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, bạn có thể tham khảo mẫu kịch bản telesale sau:
- Mở đầu: “Chào Anh/Chị, em là [Tên bạn], tư vấn viên tài chính của công ty [Tên công ty]. Em gọi cho Anh/Chị để giới thiệu về dịch vụ cực kỳ hữu ích cho các khách hàng thường xuyên có giao dịch quốc tế.”
- Tìm hiểu nhu cầu: “Không biết là Anh/Chị có thường xuyên mua sắm online từ các trang web nước ngoài hoặc gửi tiền cho người thân ở nước ngoài không ạ? Anh/Chị hiện đang sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế nào? Trong quá trình giao dịch, Anh/Chị thường gặp phải khó khăn gì?”
- Giới thiệu dịch vụ: “Dạ vâng, với nhu cầu cũng như các vấn đề mà Anh/Chị đang gặp phải, em xin phép được giới thiệu đến Anh/Chị dịch vụ thanh toán quốc tế của [Tên công ty]. Dịch vụ này sẽ giải quyết hoàn toàn những vấn đề mà Anh/Chị đang gặp phải, ví dụ như [Nêu các ưu điểm có liên quan đến vấn đề của khách hàng]. Ngoài ra, Anh/Chị sẽ được hưởng thêm các ưu đãi như [Nhấn mạnh lợi ích của dịch vụ].”
- Giải thích chi tiết: “Dịch vụ của bên em hoạt động rất đơn giản. Anh/Chị chỉ cần có một tài khoản ngân hàng và một chiếc điện thoại thông minh là có thể thực hiện các giao dịch một cách dễ dàng và thuận tiện.”
- Tạo sự cấp bách và kêu gọi hành động: “Hiện tại, chúng em đang có một chương trình khuyến mãi đặc biệt dành cho khách hàng mới đăng ký. Anh/Chị sẽ được hưởng ưu đãi [nêu rõ ưu đãi] khi đăng ký dịch vụ trong tháng này. Nếu Anh/Chị có nhu cầu, em sẽ gửi cho anh/chị một đường link để đăng ký dịch vụ. Anh/chị có thể tham khảo thêm thông tin và đăng ký ngay. Hoặc nếu Anh/Chị cần, em có thể hỗ trợ Anh/Chị đăng ký dịch vụ ngay bây giờ.”
- Kết thúc cuộc gọi: “Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian cho cuộc gọi này. Chúc anh/chị một ngày tốt lành!”
3. Khó Khăn Khi Thực Hiện Telesale Tài Chính Và Cách Giải Quyết
Trong quá trình thực hiện telesale dịch vụ tài chính, nhân viên tư vấn không thể tránh khỏi việc phải đối mặt với các khó khăn và thử thách bất ngờ. Cụ thể như:
3.1. Khách hàng từ chối
Đây là tình huống xảy ra cực kỳ phổ biến đối với bất cứ ai làm Telesale. Lý do của việc từ chối có thể là vì họ không có nhu cầu, cảm thấy giá cả quá cao, đã sử dụng dịch vụ/sản phẩm tương tự hoặc đơn giản vì họ không tin tưởng vào dịch vụ của bạn.
=> Cách giải quyết:
- Lắng nghe: Đặt câu hỏi mở để khuyến khích khách hàng chia sẻ thêm thông tin nhằm hiểu rõ hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Đồng thời phân tích lý do khách hàng từ chối sản phẩm/dịch vụ. Qua đó đưa ra giải pháp phù hợp.
- Tìm điểm chung: Tìm kiếm những điểm tương đồng giữa sản phẩm/dịch vụ và nhu cầu của khách hàng.
- Đưa ra ưu đãi đặc biệt: Cung cấp các ưu đãi hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Theo dõi và duy trì mối quan hệ: Gửi email hoặc nhắn tin cảm ơn khách hàng, đồng thời nhắc lại về sản phẩm/dịch vụ tài chính sáu một thời gian.
3.2. Khó khăn khi tiếp cận khách hàng
Nguyên nhân của việc khó khăn khi tiếp cận khách hàng có thể đến từ số lượng khách hàng tiềm năng hạn chế (do đặc thù sản phẩm/dịch vụ), khách hàng không muốn nghe điện thoại và danh sách khách hàng không được cập nhật thường xuyên.
=> Cách giải quyết:
- Mở rộng danh sách khách hàng: Tìm kiếm các nguồn dữ liệu khách hàng mới, cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên.
- Phân loại khách hàng: Chia khách hàng thành các nhóm khác nhau để có chiến lược tiếp cận phù hợp.
- Lựa chọn thời điểm gọi: Gọi điện vào những thời điểm khách hàng rảnh rỗi.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ: Sử dụng phần mềm quản lý cuộc gọi, CRM để tăng năng suất và hiệu quả làm việc.
3.3. Áp lực về doanh số
Sales và Telesales thường xuyên phải đối mặt với áp lực rất lớn. Áp lực này có thể đến từ việc mục tiêu doanh số quá cao, cạnh tranh gay gắt, công ty thay đổi chính sách hoặc từ chính khách hàng của họ.
=> Cách giải quyết:
- Đặt ra mục tiêu thực tế: Đặt ra những mục tiêu khả thi, có thể đạt được dựa trên tình hình kinh doanh cũng như năng lực của đội ngũ nhân viên.
- Nâng cao kỹ năng: Tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng bán hàng.
- Hỗ trợ từ đồng nghiệp: Hãy nhờ đồng nghiệp giúp đỡ khi gặp phải khó khăn trong công việc
- Thay đổi chiến lược: Điều chỉnh lại chiến lược bán hàng phù hợp với tình hình thực tế.
3.4. Cảm thấy chán nản, mệt mỏi
Trên thực tế, telesale là một công việc rất khó. Nó khiến cho nhân viên thường xuyên phải đối mặt với áp lực lớn khi gặp quá nhiều khách hàng từ chối hoặc môi trường làm việc không thoải mái.
=> Cách giải quyết:
- Điều chỉnh tâm trạng: Tự tìm kiếm động lực và niềm vui trong công việc và cuộc sống.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ: Chia sẻ những khó khăn với bạn bè, đồng ngiệp hoặc người thân thôi,
Nói tóm lại, kịch bản sale tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình chào bán dịch vụ tài chính qua điện thoại. Nó không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà còn là một hướng dẫn chi tiết, giúp các nhân viên telesale đạt được nhiều mục tiêu hơn.
Hy vọng rằng những chia sẻ vừa rồi của Alehub có thể đóng góp phần nào vào sự thành công khi thực hiện kịch bản telesale tài chính với khách hàng!
Alehub mang đến cho doanh nghiệp 3 giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động cung ứng nhân sự và đào tạo phòng kinh doanh
Dịch vụ Telesale thuê ngoài (online, onsite, theo call, theo cam kết)
Tuyển dụng phòng kinh doanh (cung cấp CV ứng viên, headhunt, tư vấn tuyển dụng)
Cam kết 1 đổi 1, 100% chất lượng cuộc gọi, đúng deadline, add on dịch vụ, hoàn phí nếu không thực hiện đúng cam kết!
Hỗ trợ hơn 400 khách hàng, 1000+ doanh nghiệp, thương hiệu lớn như Karma Academy, Onschool, Genie Group,…, cùng 3000+ nhân sự được đào tạo kết nối.
Hotline: 098 154 9988
Email: admin@ezsale.vn
Địa chỉ:
– Hà Nội: Tòa Housing, Số 299 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
– TP.HCM: Số 157 đường Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
– Hải Phòng: Số 1/10B Lê Hồng Phong, Quận Hải An, TP.Hải Phòng
– Đà Nẵng: Số 167 Phan Châu Trinh, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng