9+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh Thú Vị
Việc tìm hiểu trước các câu hỏi phỏng vấn nhân viên tư vấn tuyển sinh sẽ giúp nhà tuyển dụng và ứng viên có sự chuẩn bị kỹ càng hơn cho buổi phỏng vấn chính thức. Trong bài viết hôm nay, Alehub sẽ chia sẻ đến bạn đọc top những câu hỏi phỏng vấn nhân viên tư vấn tuyển sinh phổ biến nhất.
1. Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh Tìm Hiểu Thông Tin Ứng Viên
Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu qua về bản thân mình
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn cơ bản nhất, được sử dụng ở hầu hết các buổi phỏng vấn xin việc. Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này đó là đánh giá khả năng giao tiếp, sự tự tin cũng như khả năng tự đánh giá bản thân của ứng viên. Đồng thời, xác minh lại những thông tin mà ứng viên có trong CV.
Để trả lời câu hỏi này, ứng viên nên chú ý:
- Giới thiệu ngắn gọn về bản thân (gói gọn trong khoảng 5 – 6 câu). Lưu ý không nên chỉ tập trung trình bày lại những thông tin đã có trong CV.
- Nêu bật những kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích cũng như phẩm chất phù hợp với vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh.
- Sử dụng ngôn ngữ tích cực, tự tin, thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết đối với công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh.
Câu hỏi 2: Tại sao bạn lại lựa chọn trở thành nhân viên tư vấn tuyển sinh?
Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá động lực, mục tiêu nghề nghiệp và mức độ phù hợp của ứng viên đối với vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh. Qua đó, họ sẽ biết được liệu định hướng nghề nghiệp của ứng viên có phù hợp với định hướng phát triển mà công ty đề ra hay không.
Dưới đây là gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn này:
- Nêu rõ mục tiêu, định hướng nghề nghiệp của bản thân, trong đó nhấn mạnh sự quan tâm đến giáo dục, đam mê công việc tư vấn và hỗ trợ học sinh/ sinh viên.
- Nếu có thể, hãy chia sẻ kinh nghiệm hoặc trải nghiệm cá nhân liên quan đến công việc tư vấn tuyển sinh để tăng sức thuyết phục.
Câu hỏi 3: Hãy trình bày về điểm mạnh và điểm yếu của bạn
Đây là một trong những câu hỏi phổ biến nhất, được sử dụng trong hầu hết các cuộc phỏng vấn ở mọi lĩnh vực, ngành nghề. Đối với vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh, mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này đó chính là đánh giá độ phù hợp của ứng viên đối với công việc. Đồng thời, đây cũng là cách để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng tự đánh giá năng lực bản thân của ứng viên.
Đối với câu hỏi phỏng vấn nhân viên tư vấn tuyển sinh này, ứng viên nên trả lời như sau:
- Về điểm mạnh, hãy trình bày những ưu điểm có thể phục vụ cho công việc tư vấn tuyển sinh, nên đưa kèm ví dụ thực tế.
- Về điểm yếu, nên liệt kê những điểm yếu không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc, đồng thời nói về cách mà bạn đang khắc phục điểm yếu đó.
2. Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Kỹ Năng Của Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh
Câu hỏi 4: Theo bạn, một nhân viên tư vấn tuyển sinh cần có những kỹ năng gì?
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ biết được liệu ứng viên có nhận thức được đâu là những kỹ năng quan trọng để thành công trong nghề không. qua đó, đánh giá mức độ hiểu biết của ứng viên về vai trò và yêu cầu đối với công việc.
Đối với câu hỏi này, ứng viên nên đưa ra khoảng 3 – 5 kỹ năng cần có để thực hiện công việc tư vấn. Trong đó, hãy liệt kê các kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, khả năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống, tư duy phản biện… Đồng thời, cung cấp ví dụ cụ thể cho từng kỹ năng để chứng minh cho luận điểm của mình.
Câu hỏi 5: Bạn sẽ làm gì nếu phải đối mặt với các học sinh/ sinh viên có thái độ tiêu cực hoặc khó khăn trong giao tiếp?
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này là nhằm đánh giá kỹ năng xử lý tình huống, sự kiên nhẫn, linh hoạt và khả năng thích nghi của ứng viên khi phải đối mặt với những tình huống khó xử trong quá trình làm việc.
Trên thực tế, đây là một trong những tình huống mà các tư vấn viên rất dễ gặp phải trong quá trình tư vấn tuyển sinh. Do đó, việc tìm ra được hướng giải quyết hợp lý có thể sẽ giúp ích phần nào cho ứng viên trong tương lai.
Để trả lời câu hỏi này, ứng viên nên:
- Mô tả cách bạn lắng nghe, giải quyết vấn đề và hỗ trợ học sinh/sinh viên một cách chuyên nghiệp.
- Thể hiện sự thấu hiểu và tôn trọng với học sinh/ sinh viên.
- Đưa ra một ví dụ cụ thể về trải nghiệm trong quá khứ hoặc một tình huống giả định, sau đó áp dụng cách giải quyết vấn đề mà bạn đã đề cập trước đó.
Câu hỏi 6: Kể về một trải nghiệm giúp bạn phát triển kỹ năng tư vấn?
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá kỹ hơn về năng lực thực tế, khả năng học hỏi cũng như kinh nghiệm làm việc của ứng viên cho vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh.
Đối với câu hỏi này, các ứng viên nên chú ý đến các yếu tố sau:
- Chia sẻ một trải nghiệm cụ thể về việc bạn tư vấn cho ai đó, giải quyết vấn đề gì và đạt được kết quả ra sao.
- Nhấn mạnh kỹ năng bạn đã sử dụng trong quá trình tư vấn cũng như đề cập đến các kỹ năng và bài học kinh nghiệm mà bạn rút ra được sau trải nghiệm đó.
3. Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh Đánh Giá Trình Độ Chuyên Môn
Câu hỏi 7: Bạn sẽ làm gì để hỗ trợ học sinh/ sinh viên lựa chọn trường/ ngành học phù hợp?
Đây là câu hỏi được nhà tuyển dụng dùng để đánh giá kinh nghiệm làm việc, khả năng thấu hiểu, tư vấn và hỗ trợ của ứng viên. Qua đó, xác định được năng lực cũng như tiềm năng phát triển của ứng viên trong tương lai.
Ứng viên hãy mô tả chi tiết quy trình tư vấn, từ bước thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu cho đến đề xuất lựa chọn và hỗ trợ học viên đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu có thể, hãy đưa ra ví dụ cụ thể về một lần bạn tư vấn cho học viên thành công để tăng sức thuyết phục cho câu trả lời.
Câu hỏi 8: Bạn có thể phân biệt và so sánh các khóa học của chúng tôi so với đối thủ cạnh tranh không?
Đây là câu hỏi phỏng vấn nhằm đánh giá xem ứng viên có thật sự tìm hiểu kỹ về các khóa học của công ty hay không. Đồng thời, xem xét khả năng phân tích, so sánh, xây dựng lập luận và tư duy logic của ứng viên.
Dưới đây là một số gợi ý về cách trả lời câu hỏi này:
- Về các khóa học: Nhấn mạnh điểm mạnh của các khóa học, bao gồm nội dung khóa học, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ.
- So sánh với đối thủ cạnh tranh: Chỉ ra các điểm khác biệt và điểm vượt trội của khóa học của trung tâm so với công ty đối thủ.
Câu hỏi 9: Bạn có kinh nghiệm sử dụng các phần mềm/công cụ hỗ trợ tư vấn tuyển sinh không?
Mục đích của câu hỏi này là nhằm đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ để tăng hiệu suất, hiệu quả làm việc của ứng viên. Đối với câu hỏi này, ứng viên có thể trả lời như sau:
Trường hợp ứng viên có kinh nghiệm:
- Liệt kê các phần mềm đã sử dụng và các tác vụ mà phần mềm đã hỗ trợ.
- Chia sẻ lợi ích của việc sử dụng các phần mềm đó.
Ví dụ: “Việc sử dụng các phần mềm này đã giúp tôi tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính chính xác…”
Trường hợp ứng viên chưa có kinh nghiệm:
- Thể hiện sự chủ động: Chủ động thừa nhận bản thân chưa có kinh nghiệm và thể hiện thái độ sẵn sàng học hỏi những kiến thức mới.
Ví dụ: “Mặc dù chưa có kinh nghiệm trực tiếp sử dụng các phần mềm chuyên dụng, nhưng tôi có khả năng học hỏi và làm quen với các công cụ mới rất nhanh. Tôi tin rằng với khả năng của bản thân và sự hỗ trợ của mọi người xung quanh, tôi có thể nhanh chóng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phần mềm mà quý công ty đang sử dụng.”
- Nhấn mạnh các kỹ năng liên quan: Hãy nhắc đến các phần mềm khác có liên quan, ví dụ như Excel, Google Sheets, CRM…
4. Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Tư Vấn Đánh Giá Độ Phù Hợp
Câu hỏi 10: Bạn đã tìm hiểu gì về trung tâm/ công ty chúng tôi?
Đây là một dạng câu hỏi phỏng vấn nhân viên tư vấn tuyển sinh được sử dụng nhằm đánh giá mức độ quan tâm và sự chuẩn bị của ứng viên trước khi đến tham gia phỏng vấn. Qua đó xem xét liệu ứng viên có thực sự nghiêm túc với công việc và có nguyện vọng trở thành một phần của công ty hay không.
Để trả lời câu hỏi này, ứng viên nên:
- Tìm hiểu kỹ thông tin của trung tâm/ công ty mà bạn ứng tuyển.
- Trong quá trình phỏng vấn, hãy thể hiện sự am hiểu về sứ mệnh, giá trị, chương trình đào tạo, thành tích, v.v. của trung tâm/ công ty.
- Nêu lý do bạn muốn ứng tuyển vào trung tâm/ công ty.
Câu hỏi 11: Bạn có thể làm việc dưới áp lực cao hay không?
Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này nhằm mục đích đánh giá khả năng chịu áp lực và sự cam kết với công việc của ứng viên. Qua đó, đưa ra kết luận liệu ứng viên có đủ điều kiện đảm nhiệm các công việc được giao hay không.
Đối với câu hỏi này, ứng viên nên trả lời như sau:
- Thể hiện thái độ tích cực, lạc quan và tự tin vào năng lực của bản thân mình.
- Đề cập đến các kỹ năng mềm cần thiết, ví dụ như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng teamwork, kỹ năng xử lý tình huống…
- Nhấn mạnh các kinh nghiệm thực tế và mô tả chi tiết cách mà bạn đã vượt qua khoảng thời gian áp lực đó.
Câu hỏi 12: Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi?
Đây là một câu hỏi phỏng vấn nhân viên tư vấn tuyển sinh phổ biến, thường được nhà tuyển dụng đưa ra để đánh giá sự quan tâm và chủ động của ứng viên. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được liệu ứng viên có thực sự muốn trở thành một phần của trung tâm/ công ty hay không.
Để vượt qua câu hỏi này và để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng, bạn nên:
- Tìm hiểu kỹ thông tin về công ty và yêu cầu công việc.
- Nghiên cứu các khóa học/ gói dịch vụ mà trung tâm/ công ty cung cấp.
- Chuẩn bị sẵn các câu hỏi để thể hiện sự quan tâm đến vị trí, công ty cũng như cơ hội phát triển nếu trúng tuyển.
5. Điều Kiện Để Trở Thành Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh
5.1. Về bằng cấp
Một nhân viên tư vấn tuyển sinh thông thường sẽ không có yêu cầu quá cao về bằng cấp, chứng chỉ. Tuy nhiên, ứng viên sẽ có nhiều lợi thế hơn nếu đáp ứng một số điều kiện như:
- Tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học trở lên, ưu tiên các ngành liên quan đến giáo dục, tâm lý học, hoặc các ngành khoa học xã hội.
- Nếu ứng tuyển vào các trung tâm ngoại ngữ, có thể sẽ phải có thêm chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng.
5.2. Về chuyên môn
Đối với vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh, ứng viên cần phải đáp ứng các yêu cầu chuyên môn như sau:
- Nắm rõ quy trình tư vấn tuyển sinh, yêu cầu và lộ trình nhập học để tư vấn cho học viên và phụ huynh.
- Có hiểu biết, kinh nghiệm về các khóa học, chương trình đào tạo, học phí… tại tổ chức/ trung tâm giáo dục mà ứng viên làm việc/ ứng tuyển.
5.3. Về kỹ năng
Đặc trưng của vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh đó chính là thường xuyên phải giao tiếp với học viên và phụ huynh. Do đó, để ứng tuyển cho vị trí này, ứng viên nên sở hữu các kỹ năng như sau:
- Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp hiệu quả, rõ ràng, dễ hiểu, thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp. Đồng thời, có khả năng lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của học viên/ phụ huynh.
- Kỹ năng thuyết trình: Khả năng trình bày thông tin một cách hấp dẫn, thu hút và thuyết phục.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Khả năng phân tích tình huống và đưa ra giải pháp phù hợp.
- Kỹ năng tư duy phản biện: Khả năng tư duy logic, khách quan và đưa ra đánh giá chính xác.
6. Mức Lương Trung Bình Của Nhân Viên Tư Vấn Tuyển Sinh
Theo số liệu của trang web tuyển dụng JobsGO, mức lương trung bình của một nhân viên tư vấn tuyển sinh tại Việt Nam rơi vào khoảng 13.3 triệu đồng/ tháng. Trong đó, khoảng lương phổ biến dao động từ 9 – 19 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, con số này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm, KPI, quy mô tổ chức, vị trí địa lý…
Trên đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn nhân viên tư vấn tuyển sinh phổ biến mà Alehub muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin có trong bài có thể góp phần mang đến cho bạn một buổi phỏng vấn hiệu quả, thành công.
Alehub mang đến cho doanh nghiệp 3 giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động cung ứng nhân sự và đào tạo phòng kinh doanh
Dịch vụ Telesale thuê ngoài (online, onsite, theo call, theo cam kết)
Tuyển dụng phòng kinh doanh (cung cấp CV ứng viên, headhunt, tư vấn tuyển dụng)
Cam kết 1 đổi 1, 100% chất lượng cuộc gọi, đúng deadline, add on dịch vụ, hoàn phí nếu không thực hiện đúng cam kết!
Hỗ trợ hơn 400 khách hàng, 1000+ doanh nghiệp, thương hiệu lớn như Karma Academy, Onschool, Genie Group,…, cùng 3000+ nhân sự được đào tạo kết nối.
Hotline: 098 154 9988
Email: admin@ezsale.vn
Địa chỉ:
– Hà Nội: Tòa Housing, Số 299 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
– TP.HCM: Số 88, Quốc lộ 13, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
– Hải Phòng: Số 1/10B Lê Hồng Phong, Quận Hải An, TP Hải Phòng
– Đà Nẵng: Số 167 Phan Châu Trinh, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng